Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu LÊ VIỆT ANH - 19030204 - TCNH (Trang 55 - 58)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát (servey method) để thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi. Phương pháp khảo sát đáp ứng được tiêu chí cân đối chi phí – hiệu quả trong thu thập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Bảng câu hỏi được thiết kế theo trình tự ba bước. Trước tiên, dựa trên cơ sở của lý thuyết bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi sơ bộ được điều chỉnh, bổ sung dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính (Phụ lục 1 – Dàn bài thảo luận nhóm) . Sau đó, người nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi này khảo sát định lượng sơ bộ thử 50 nhân viên ngân hàng nhằm mục đích xác định tính phù hợp của nội dung các câu hỏi, cách dùng thuật ngữ. Dựa vào kết quả của lần khảo sát thử này, bảng câu hỏi được tiếp tục điều chỉnh để có bảng câu hỏi hoàn chỉnh và sử dụng cho khảo sát chính thức (Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi khảo sát).

Tổng số 375 bảng câu hỏi được in và phát trực tiếp tại các Chi nhánh và phòng giao dịch của HDBank trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các bảng câu hỏi thu về tiếp tục được soát xét loại các bảng không đủ điều kiện khảo sát (điều kiện gạn lọc). Sau đó, tiến hành nhập và làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện các sai sót như các ô trống không trả lời, trả lời không hợp lý….

3.4.6. Thang đo

Tổng kết các thang đo cho thấy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay tại Bảng 3.1 được kiểm nghiệm tại nhiều thị trường trên thế giới và đều cho giá trị và độ tin cậy tốt. Nghiên cứu đã chọn các thang đo của mô hình 5C và lý thuyết về ảnh hưởng của chính sách tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Các thang đo này đã được kiểm định nhiều lần trên nhiều thị trường khác nhau. Nghiên cứu chỉ ứng dụng chúng cho thị trường Việt Nam. Các thang đo này nguyên thủy bằng tiếng Anh. Vì vậy, phương pháp dịch ngược và khảo sát sơ bộ điều chỉnh thang đo được sử dụng để đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát.

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu có sử dụng thang đo liên quan

STT Nghiên cứu Tác giả

1 Before Applying for a Loan, Consider the 5 C’s of Credit David Smith (2014)

2 The 5 C’s of Lending Paul Clarkin

(2012)

3 Banks use the 5 “C”s of lending to make business loans Ed Lette (2011) 4 Vận dụng mô hình Hồi Quy Binary Logistic để phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng Thương Mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai

Nguyễn Thụy

Mai Trinh

(2010)

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai

Châu Đỗ Trà Mi (2018)

6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế

Hoàng Thị Tiến (2015)

Biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay bao gồm sáu khái niệm ở dạng biến tiềm ẩn gồm uy tín, năng lực, vốn tự có, tài sản thế chấp, các điều kiện khác và chính sách tín dụng.

UYTIN – uy tín của Khách hàng là khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần, đó là:

- UYTIN1: Lịch sử quan hệ với ngân hàng

- UYTIN2: Uy tín, trình độ học vấn của khách hàng, chủ sở hữu và ban điều hành - UYTIN3: Phân khúc thị trường, định hướng kinh doanh

NANGLUC – Năng lực của khách hàng là khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần, đó là:

- NANGLUC2: Quy mô hoạt động (tổng tài sản, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, số lượng lao động, thị phần,…).

- NANGLUC3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng,…).

VONTUCO – Vốn tự có của khách hàng là khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần, đó là:

- VONTUCO1: Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án

- VONTUCO2: Luân chuyển dòng vốn: vòng quay vốn lưu động, dòng tiền dự án. - VONTUCO3: Giá trị nguồn vốn đã đầu tư

TSTC – Tài sản thế chấp của khách hàng là khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần, đó là:

- TSTC1: Đặc điểm tài sản: tiền gửi, bất động sản, bảo lãnh,…

- TSTC2: Tỷ lệ tài sản bảo đảm và cam kết kèm theo: có tài sản, tín chấp với tỷ lệ bao nhiêu %, có cam kết trả nợ thay của bên thứ ba.

- TSTC3: Nguồn gốc tài sản: của chính bên vay hay bảo lãnh của bên thứ ba CĐKK – Các điều kiện khác của khách hàng là khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần, đó là:

- CĐKK1: Khả năng đáp ứng các điều kiện kinh doanh của pháp luật.

- CĐKK2: Mục đích sử dụng vốn vay: nội dung thanh toán, hình thức thanh toán, tiến độ thanh toán,…..

- CĐKK3: Diễn biến thị trường: tình hình nền kinh tế, nguồn cung đầu vào, thị trường đầu ra, đối thủ cạnh tranh.….

CSTD – Chính sách tín dụng của ngân hàng là khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần đó là:

- CSTD1: Chính sách tiếp thị: thuộc nhóm khách hàng mở rộng tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình động lực phát triển, tham gia nhiều hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm để tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.

- CSTD2: Định hướng cấp tín dụng: phân khúc khách hàng mục tiêu và ưu tiên cấp tín dụng; phân bố nguồn lực để phục vụ khách hàng như nhân lực, vật lực, hạn mức tín dụng; đặt mục tiêu về chỉ tiêu, định hướng phát triển cụ thể.

- CSTD3: Chính sách cấp tín dụng: có cơ chế riêng về tài sản bảo đảm, lịch sử quan hệ tín dụng, quy định về vốn tự có, điều kiện khác; có nhiều sản phẩm riêng đặc thù để đáp ứng nhu cầu của từng ngành nghề và phương thức sản xuất kinh doanh; việc thẩm định phương án dự án theo phương pháp dòng tiền, những cách tiếp cận phù hợp tập trung vào hiệu quả của dự án, phương án.

Một phần của tài liệu LÊ VIỆT ANH - 19030204 - TCNH (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)