ĐẠI CHÚNG HÓA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 41 - 46)

“Đại chúng hóa công ty CP ” được hiểu ở đây là việc tăng số lượng cổ đông nhỏ của công ty lên tới mức đáng kể cùng với các điều kiện và hệ quả của nó. Đại chúng hóa công ty CP là vấn đề được đặt ra từ góc độ chiến lược phát triển của công ty và từ chính sách xã hội hóa đầu tư của Nhà nước.

6.1 Đại chúng hóa công ty CP từ góc độ chiến lược phát triển công ty công ty

Vấn đề đại chúng hóa công ty được đặt ra đối với công ty CP mọi nguồn gốc ra đời: công ty CP được thành lập mới, được chuyển đổi từ công ty TNHH hay ra đời từ cổ phần hóa công ty nhà nước.

6.1.1 Đối với công ty CP thành lập mới

Ngay việc một nhóm nhỏ chỉ chừng 4 hay 5 nhà đầu tư mà chọn loại hình công ty CP thay vì công ty TNHH để tổ chức dự án kinh doanh của họ đã thể hiện một ý đồ rõ rệt: họ không muốn dừng lại ở phạm vi các cổ đông sáng lập, họ sẽ thu hút các nhà đầu tư khác tham gia vào công ty. Còn nếu không có ý đồ đó thì loại hình công ty TNHH với các quy định pháp luật mềm dẻo sẽ phù hợp hơn với họ, vì loại hình công ty CP phải tuân thủ nhiều quy định có tính chất bắt buộc tỏ ra bất lợi hơn đối với nhóm nhỏ các nhà đầu tư chỉ muốn khép kín trong phạm vi các cổ đông sáng lập.

Bởi vậy, các nhà đầu tư hiểu biết thành lập công ty CP đều theo đuổi mục tiêu chiến lược là mở rộng quy mô của công ty ở mọi góc độ. Để mở rộng quy mô và tăng vị thế trên thị trường thì điều kiện tiên quyết là phải có khối lượng vốn tương ứng, kể cả trong trường hợp họ đã nắm trong tay một (số) công nghệ độc quyền. Trong các nguồn vốn có thể huy động, vốn cổ phần là loại vốn an toàn hơn cả, vì với vốn cổ phần công ty không gánh nợ, mà các cổ

đông cùng gánh chịu rủi ro. Đại chúng hóa công ty là nhằm huy động vốn từ công chúng đầu tư. Huy động vốn cổ phần là con đường dẫn đến đại chúng hóa công ty.

Đại chúng hóa công ty đòi hỏi một số điều kiện. Trước hết công ty phải chứng minh được sự kinh doanh có hiệu quả và triển vọng phát triển. Đấy là điều kiện để ở bước đầu tiên có thể thu hút được các nhà đầu tư chiến lược (là các đối tác kinh doanh, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư) đầu tư vốn cổ phần vào công ty. Việc tham gia của các nhà đầu tư chiến lược vào công ty là cơ hội để công ty củng cố và tăng cường vị thế, đồng thời còn là biểu hiện sự đánh giá tích cực tiềm năng phát triển của công ty. Trên cơ sở đó và với sự tăng trưởng không ngừng công ty có thể tiến hành đại chúng hóa từng bước thông qua việc phát hành cổ phần mới. Đợt phát hành cổ phần trước thành công là điều kiện để tiến hành đợt phát hành cổ phần mới tiếp theo. Đại chúng hóa công ty là điều kiện để công ty có thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán (xem mục 7). Mục tiêu tiếp theo của công ty CP được đại chúng hóa là được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

6.1.2 Đối với công ty CP được chuyển đổi từ công ty TNHH

Công ty TNHH (cả công ty TNHH 2-50 thành viên lẫn công ty TNHH 1 thành viên) có thể được chuyển đổi thành CTCP (Điều 154). Việc chuyển đổi này thông thường là hệ quả của một quá trình phát triển tích cực của công ty được chuyển đổi, đồng thời là sự thực thi một chiến lược phát triển kế tiếp. Đó là khi “cái áo công ty TNHH trở nên quá chật hẹp”. Sự “chật hẹp” ở đây không chỉ đối với trạng thái đã đạt được, mà trước hết là đối với việc thực thi một chiến lược phát triển kế tiếp. Việc chuyển đổi chỉ có ý nghĩa, khi các thành viên muốn sử dụng những lợi thế pháp lý mà loại hình công ty CP đem đến cho họ. Đấy trước hết là khả năng huy động vốn từ công chúng. Điều đó có nghĩa là với việc chuyển đổi, các thành viên công ty sẽ theo đuổi chiến lược huy động vốn

cổ phần theo các bước tương tự như được trình bày tại mục 6.1.1 trên đây.

Về mặt kỹ thuật, các quy định tại Điều 154 nhằm vào việc chuyển đổi công ty như là sự thay đổi thuần túy về hình thức tổ chức công ty. Vấn đề được đặt ra ở đây là có thể chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP kết hợp với việc phát hành cổ phần mới của công ty chuyển đổi hay không? Hay việc huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần mới chỉ có thể thực hiện được bằng một biện pháp độc lập kế tiếp?

Theo quan điểm ở đây, người ta có thể kết hợp việc chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP với việc phát hành cổ phần mới. Điều đó có thể được thực hiện dưới hình thức như sau: Hội đồng thành viên thông qua điều lệ công ty chuyển đổi, trong đó chỉ số vốn điều lệ công ty chuyển đổi (CTCP) bằng chỉ số vốn điều lệ của công ty được chuyển đổi (công ty TNHH) cộng với tổng mệnh giá của số cổ phần mà họ muốn phát hành thêm để gọi vốn. Trước hết số cổ phần mà họ muốn phát hành thêm sẽ là “số cổ phần được quyền chào bán”. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi, HĐQT công ty chuyển đổi có thể quyết định chào bán số “cổ phần được quyền chào bán” đó theo các quy định về công ty CP .

Cần chấp nhận quan điểm này, vì việc chuyển đổi công ty TNHH thành công ty CP về mặt pháp lý hoàn toàn tương tự việc cổ phần hóa công ty nhà nước. Mà trong cổ phần hóa công ty nhà nước thì việc “phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn” ngay trong bước cổ phần hóa là được phép.16

Nếu không chấp nhận quan điểm này thì người ta sẽ phải cho rằng sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi, ĐHĐCĐ công ty chuyển đổi mới có thể họp thông qua quyết định tăng vốn điều lệ dưới hình thức phát hành cổ phần mới. Trên cơ sở đó HĐQT mới quyết định chào bán “số cổ phần được quyền chào bán” mới này. Hệ quả là

đồng thời với quyết định tăng vốn điều lệ đó, công ty cũng phải làm thủ tục sửa đổi điều lệ, bởi vì điều khoản vốn điều lệ là điều khoản bắt buộc trong điều lệ công ty.

6.2 Đại chúng hóa từ cổ phần hóa Công ty nhà nước

Từ Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 (Luật DNNN 2003) ta hiểu “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Như vậy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhà nước bây giờ chính là cổ phần hóa công ty nhà nước. Ngay từ đầu chính sách cổ phần hóa đã nhằm vào đồng thời hai mục tiêu: (i) tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động và (ii) huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước.17 Mục tiêu thứ nhất nhằm vào việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Còn mục tiêu thứ hai chính là nhằm vào việc đại chúng hóa doanh nghiệp được chuyển đổi.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đại chúng hóa công ty góp phần xã hội hóa sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Thông qua đầu tư vào cổ phần, cả những người làm công ăn lương bình thường cũng có thể đưa một phần tích lũy của mình vào vòng quay sinh lợi của đồng vốn và trực tiếp hưởng lợi từ kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với tư cách là đồng chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Sự gắn kết với công ty của những người làm công ăn lương của công ty trở nên bền vững hơn khi họ còn là đồng chủ sở hữu đối với công ty.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn có thể giúp tối đa hóa giá trị tư liệu sản xuất. Về mặt kỹ thuật, việc áp dụng bán đấu giá cổ phần cho phép đạt được giá bán tốt nhất. Ngoài ra bán đấu giá

cổ phần còn là cách thức thực hiện cổ phần hóa một cách “công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường” (khoản 3 Điều 1 Nghị định 187/2004/NĐ-CP). Từ góc độ kinh tế chính trị học, giá trị tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp cổ phần hóa được tối đa hóa khi nó được chuyển vào tay những người “làm cho chính mình” trong một cơ chế hoạt động phát huy được quyền làm chủ của họ.

Pháp luật về cổ phần hóa quy định ba phương thức đấu giá cổ

phần như sau: (i) (ii) Bán đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng mệnh giá cổ

phần dự kiến bán ra dưới 10 tỷ; (ii) Doanh nghiệp cổ phần hóa tự

tổ chức đấu giá nếu không có tổ chức tài chính trung gian nhận tổ

chức đấu giá; (iii) Bán đấu giá cổ phần tại Sở hoặc Trung tâm GDCK đối với doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng mệnh giá cổ

phần dự kiến bán ra trên 10 tỷ đồng (Điều 38 Nghị định 109/2009/NĐ-CP).

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng còn giúp giải phóng nguồn nhân lực nhà nước. Thay vì trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh trên diện rộng, thông qua cổ phần hóa Nhà nước tiết kiệm được nguồn nhân lực để tập trung vào nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô.

Việc từng bước đại chúng hóa các công ty CP ra đời từ cổ phần hóa kinh doanh có hiệu quả thông qua việc bán bớt cổ phần nhà nước còn tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thực tiễn cổ phần hóa cho thấy, thông thường công ty CP ra đời phải khẳng định vị thế của mình trên thị trường rồi mới có thể tiến hành từng bước đại chúng hóa công ty một cách có hiệu quả. Đại chúng hóa công ty một mặt là điều kiện để niêm yết công ty tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, mặt khác việc niêm yết cũng là để tạo điều kiện cho các bước đại chúng hóa tiếp theo.

Tuy nhiên, với chủ trương gắn cổ phần hóa với phát triển thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 41 - 46)