5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ
5.3.1 Thành phần và cơ chế hoạt động
Trường hợp điều lệ công ty không quy định khác thì HĐQT có từ 3 đến 11 thành viên. HĐQT có nhiệm kỳ 5 năm; thành viên HĐQT có nhiệm kỳ không quá 5 năm nhưng có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế (khoản 1 Điều 109). Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông. Tuy nhiên, nếu thành viên HĐQT là cổ đông thì thành viên đó phải sở hữu ít nhất 5% cổ phần PT của công ty, nếu điều lệ công ty không quy định khác (khoản 1(b) Điều 110).
Cần lưu ý là cổđông hoặc nhóm cổđông sở hữu trên 10% tổng số
cổ phần PT trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty chỉ có quyền đề cử người vào HĐQT (khoản 2 Điều 79), còn ĐHĐCĐ bầu thành viên HĐQT (khoản 2(c) Điều 96).
Thành viên HĐQT được bầu theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần mà mình sở hữu nhân (x) với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên (điểm c khoản 3 Điều 104). Điều 17 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về bầu dồn phiếu. Nguyên tắc bầu dồn phiếu được xem là có tác dụng bảo vệ cổ đông thiểu số.
HĐQT là cơ quan không thường trực, thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên để đảm bảo cho HĐQT có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nó một cách có hiệu quả, LDN 2005 quy định Điều lệ công ty quy định số lượng thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam (khoản 1 Điều 109).
Bởi vì thành viên HĐQT được xem là “người quản lý doanh nghiệp” (điểm 13 Điều 4), nên luật đặt ra một số điều kiện và tiêu chuẩn mà một cá nhân phải đáp ứng để có thể trở thành thành viên HĐQT và trong suốt thời gian đương nhiệm (Điều 110). Đặc biệt, thành viên HĐQT không được là đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.
ĐHĐCĐ trực tiếp bầu hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT theo quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch là người đứng đầu HĐQT, tuy nhiên đây chỉ là một chức danh chứ không phải là một cơ quan công ty. Chủ tịch HĐQT có các quyền và nhiệm vụ quy định tại
khoản 2 Điều 111, nhưng không có thẩm quyền quyết định riêng biệt về các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT. Mặc dù vậy, phiếu biểu quyết của Chủ tịch HĐQT có tính chất quyết định trong trường hợp số phiếu tán thành và phản đối ngang nhau (khoản 8 Điều 112).