Cơ cấu tổ chức và vấn đề phân bổ quyền lực trong công ty CP

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 30 - 32)

5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ

5.1 Cơ cấu tổ chức và vấn đề phân bổ quyền lực trong công ty CP

thức Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty, Báo cáo tài chính và Báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty trình Đại hội đồng cổ đông thường niên (khoản 4 Điều 128) . Ngoài ra, các cổ đông sở hữu cổ phần liên tục ít nhất 1 năm được tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo nói trên.

Chếđộ công khai công tin của CTCP đặc biệt ở chỗ luật cho phép mọi tổ chức, cá nhân có quyền xem hoặc sao chép Báo cáo tài chính hàng năm của công ty CP tại cơ quan ĐKKD có thẩm quyền (khoản 3 Điều 129). Quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người quan tâm đến việc đầu tư vào cổ phần có thêm một nguồn thông tin làm cơ sở cho quyết định đầu tư của mình. Ngoài ra nó còn có một hiệu ứng phụ là tạo ra một nguồn thông tin cho các đối tác của công ty CP để đánh giá năng lực đối tác của mình. Luật không đặt ra yêu cầu tương tự đối với các loại hình công ty khác. Khi phát hành chứng khoán ra công chúng công ty CP còn phải tuân thủ nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán (về vấn đề này xem mục 7).

5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ

5.1 Cơ cấu tổ chức và vấn đề phân bổ quyền lực trong công ty CP CP

Việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý công ty nào và việc phân bổ thẩm quyền cho các cơ quan trong bộ máy đó như thế nào phụ thuộc vào nhận thức lập pháp về các mối quan hệ đối nội và đối ngoại của công ty và các lợi ích cần được bảo vệ trong đó.

Như đã trình bày, loại hình công ty CP được thiết kế để trở thành một công cụ thu hút vốn đầu tư từ công chúng. Điều đó có nghĩa là với loại hình công ty này, thông thường các cổ đông sáng lập sẽ theo đuổi một chính sách phát triển cổ đông dài hạn về lượng và chất. Khi đạt được một quy mô phát triển và một vị thế nhất định trên thị trường, công ty CP sẽ tìm cách thu hút những nhà đầu tư chiến lược gồm các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư và cả các đối tác kinh doanh có thể gắn bó lâu dài với công ty để có được nguồn vốn dài hạn cho hoạt động kinh doanh. Song song hoặc là bước tiếp theo, công ty cũng cần thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nhỏ là các cá nhân để đa dạng hóa cổ đông, tăng tính thanh khoản của cổ phần và tiến tới đại chúng hóa công ty. Nói một cách đơn giản, cùng với sự phát triển của công ty CP số lượng cổ đông cũng sẽ tăng lên. Các mối quan hệ công ty trong các công ty có tiềm năng phát triển cổ đông có sự khác biệt về chất so với loại công ty có số lượng thành viên nhỏ và khép kín và đòi hỏi một cơ cấu tổ chức thích hợp và có khả năng thích ứng với tính chất này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu so sánh pháp luật công ty cho thấy mặc dù đều có nhận thức tương tự về chức năng cũng như các tính chất căn bản của loại hình công ty CP , nhưng pháp luật công ty của các quốc gia khác nhau có sự lựa chọn mô hình tổ chức công ty CP rất khác nhau. Tựu trung lại ta có thể nhận dạng hai mô hình tổ chức quản lý công ty CP tiêu biểu: đó là mô hình “đơn” ở các quốc gia thuộc hệ luật Anh-Mỹ và một số nước châu Âu lục địa. Ở mô hình này công ty CP chỉ có các cơ quan quản lý, không có cơ quan kiểm soát hoặc có cơ quan kiểm soát nhưng không có quyền can thiệp đối với các cơ quan quản lý. Mô hình “kép” được xây dựng, duy trì và phát triển ở Đức.14 Trong mô hình này công ty CP có các cơ quan quản lý và một cơ quan kiểm soát có thẩm quyền mạnh, trong đó có các quyền can thiệp đối với các cơ quan quản lý.

Luật doanh nghiệp 2005 quy định công ty CP có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Mặc dù khác với Ban kiểm soát của công ty nhà nước, Ban kiểm soát của công ty CP độc lập với các cơ quan quản lý, nhưng nó hoàn toàn không có thẩm quyền can thiệp vào các quyết định của cơ quan quản lý. Tuy vậy, Luật DN 2005 phân bổ thẩm quyền khá rõ rệt giữa Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và Giám đốc là cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của công ty.

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 30 - 32)