Điều kiện chia cổ tức cho cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 27 - 28)

4. CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

4.5.1 Điều kiện chia cổ tức cho cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết

đãi biểu quyết

Đối với việc chia cổ tức, luật không phân biệt giữa cổ phần PT của cổ đông sáng lập và cổ đông thường. Mỗi cổ phần ƯĐBQ cũng chỉ dành cho cổ đông sở hữu nó quyền hưởng cổ tức ngang bằng với quyền hưởng cổ tức của một cổ phần PT (khoản 2(b) Điều 81). Chỉ được trả cổ tức cho các loại cổ đông này khi công ty CP đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, vào thời điểm quyết định chia cổ tức công ty phải có lợi

nhuận ròng. Đấy có thể là khoản lợi nhuận ròng được thực hiện trong năm tài chính vừa kết thúc và cũng còn có thể bao gồm khoản lợi nhuận giữ lại của công ty từ những năm tài chính trước đó. Trường hợp kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính vừa kết thúc, công ty vẫn có thể chia cổ tức từ khoản lợi nhuận giữ lại của công ty từ những năm tài chính trước đó nếu đáp ứng được các điều kiện tiếp theo.

Thứ hai, công ty chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ các khoản lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Thứ ba, ngay khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo

đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến

hạn. Công ty đáp ứng điều kiện này, nếu tổng giá trị tài sản ghi trên bảng cân đối kế toán của công ty lớn hơn tổng số nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phải trả Như vậy không nhất thiết khoản tiền mặt còn lại sau khi chia lợi nhuận phải đủ để thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)