Triệu tập và thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 34 - 35)

5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ

5.2.3Triệu tập và thể thức tiến hành họp ĐHĐCĐ

LDN 2005 dành hơn chục điều khoản (Điều 97-107) để quy định chi tiết về vấn đề triệu tập, thể thức tiến hành cuộc họp, biểu quyết của ĐHĐCD. Điều đó thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ “nền dân chủ cổ phần” trong loại công ty có khả năng thu hút vốn từ công chúng đầu tư này. Quy định chi tiết và chặt chẽ về các vấn đề đó cũng tạo căn cứ để cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc và Ban kiểm soát thực hiện quyền yêu cầu Toà án xem xét và huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong các trường hợp trình tự và thủ tục triệu tập họp không thực hiện đúng theo quy định của luật và Điều lệ công ty (Điều 107).

Riêng đối với loại CTCP được thành lập sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO bởi sự hợp tác giữa cổđông trong nước và cổđông nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh) hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thuộc các nhóm ngành Việt Nam có cam kết có

thể quy định trong điều lệ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định ĐHĐCĐ, số đại diện cần thiết để tiến hành cuộc họp, hình thức

thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số đơn giản là 51%) để thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ khác đi so với các quy định của Luật DN.15 Tương tự,

các doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư

nước ngoài 1996/2000 mà chuyển đổi thành CTCP trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật doanh nghiệp (đến ngày 01/7/2008) cũng

có thể quy định trong điều lệ về những vấn đề trên khác đi so với các quy định của Luật . Trường hợp điều lệ công ty không quy định chi tiết vấn đề này thì áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 4 pdf (Trang 34 - 35)