HÀNH TRÌNH CỦA CUỘC SỐNG

Một phần của tài liệu WOP-VIE (Trang 42 - 43)

CÁNH CỬA DẪN ĐẾN SỰ VĨNH HẰNG Kinh Thánh: Luca 9: 26-

HÀNH TRÌNH CỦA CUỘC SỐNG

Chúng ta có thể chê cười Phierơ nhưng chúng ta hình như lại thường nói những điều tương tự như vậy – tất nhiên là không nói nhiều như vậy, nhưng là qua cách chúng ta sống. Chúng ta biết Kinh Thánh tuyên bố rằng cuộc đời là một cuộc hành trình đi đến cõi đời đời tại thiên đàng hay địa ngục; và chúng ta đã nghe điều này rất nhiều lần. Nhưng chúng ta lại sống như thể là mình sẽ ở lại trên dương thế này mãi mãi, cuộc đời này là tất cả và không hề có đích đến đời đời nào. Tất nhiên lời nhận xét của Phierơ có thể hiểu được. Cuộc đời một người ngư phủ vùng Galilê thì rất là khổ nhọc và buồn tẻ; vì thế khi một dịp tiện hiếm hoi đầy huy hoàng và thích thú đến trong đời anh ta thì một điều rất tự nhiên rằng anh ta sẽ mong muốn cơ hội này cứ kéo dài mãi.

Cũng không có gì sai khi anh ta hay chính chúng ta ước ao được hưởng thụ cuộc sống một cách thỏa thích và có thêm càng nhiều những điều vui thích hay phiêu lưu trong đời càng tốt. Nếu cuộc sống có một mục tiêu đời đời thì mỗi bước trong cuộc hành trình đó đều sẽ có một tầm quan trọng đời đời; và nếu mục tiêu đó là hưởng thụ thì không có lý do nào cuộc hành trình lại không được hưởng thụ. Hầu hết chúng ta đều thích đi du lịch cũng như thích đến một nơi nào đó. Chúng ta thích bước vào buồng lái với phi công hay vào phòng chỉ huy của thuyền trưởng để nhìn ngắm những thứ bên ngoài cửa sổ và để khám phá từng trạm mình sẽ dừng chân.

Mặt khác, nếu trong lúc đang lái tàu từ Mỹđến Ailen, vị thuyền trưởng của chiếc tàu chợt quên mất mình đang trong một cuộc hành trình. Ông cứ lái con tàu chạy theo những vòng tròn bất tận giữa Đại Tây Dương thay vì hướng đến đích. Cuối cùng thì hầu hết các hành khách trên tàu trở nên không còn hứng thú với chuyến đi nữa. Và nguy cơđó là khi chúng ta đang nỗ lực để hưởng thụ cuộc sống thì chúng ta sẽ không còn nhớ gì đến mục tiêu của mình và vì thế làm tiêu tan chính những mục tiêu mình đã đặt ra. Chúng ta đã đem cuộc

43

sống này ra khỏi sự sống đời đời, và vì thếđã lấy mất đi khía cạnh vui thỏa và quan trọng nhất của nó: Chúng ta đã ngừng cuộc hành trình của mình và bắt đầu đi lang thang vẩn vơ qua cuộc sống, và tất cả những điều này dẫn đến nguy cơ là chúng ta sẽ bước vào cõi đời đời mà hoàn toàn không chuẩn bị gì cả.

Có lẽ vì vậy mà Kinh Thánh, không như rất nhiều bài giảng nổi tiếng, rất ít khi sử dụng cụm từ “đi đến thiên đàng” nhưng luôn thúc giục chúng ta hãy đón nhận sự sống đời đời ngay bây giờ. Vì sự sống đời đời không phải là điều mà chỉ khi nào mình vào nước thiên đàng mới nhận được. Nó là khía cạnh vĩnh hằng được thêm vào cho cuộc đời này, là niềm vui sướng mà những người ngay bây giờ bước vào trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời đời đời qua Chúa Giêxu Christ hưởng được. Tất nhiên, vì nó xuất nguồn từ một mối liên hệđời đời nên không hề tan vỡ dầu khi quãng đời tạm trên đất này qua đi. Nhưng mối quan hệ này phải được đem vào trong đời tạm này nếu muốn nó hiện hữu ở đời sau, vì mối nguy hiểm của việc quá bận tâm về mặt đời tạm này sẽ khiến chúng ta thất bại trong việc nắm giữ sự sống đời đời.

Vì thế, Chúa Giêxu đã cho các môn đồ của Ngài được ở trên núi hóa hình đủ thời gian để có thể có một cái nhìn sơ khởi về nước đời đời của Ngài hầu cho lòng họ được thuyết phục rằng thiên đàng là thực hữu. Cơ hội đó đã để lại một ấn tượng không phai mờ trong lòng Phierơ. Nhiều năm sau lúc gần cuối đời mình, khi ông viết cho những anh em Cơ đốc để giục họ khá chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai khi bước vào vương quốc vĩnh hằng của Chúa Giêxu – Đấng Cứu Thế của chúng ta, ông đã cho biết sự chết đã gần kề ông. Điểm quan trọng là từ ngữ mà ông dùng để nói đến sự chết là từ “ra đi”, đó cũng chính là từ mà Luca đã sử dụng trong phần ghi lại câu chuyện trên núi hóa hình.

Sau đó Phierơ còn cho biết thêm: V, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyn phép và sựđến ca Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta thì chng phi là theo nhng chuyn khéo đặt

để, bèn là chính mt chúng tôi đã ngó thy s oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã nhn lãnh s tôn trng vinh hin t nơi Đức Chúa Tri, Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rt cao phán cùng Ngài rng “Ny là Con yêu du ca Ta, đẹp lòng Ta mi đàng.” Chính chúng tôi cũng tng nghe li y đến t trên tri, lúc chúng tôi vi Ngài trên hòn núi thánh (II Phierơ 1:16-18). Nhưng ngay khi những môn đồ đã học xong bài học về sự hóa hình thì Chúa đã đem họ

Một phần của tài liệu WOP-VIE (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)