CÁNH CỬA DẪN ĐẾN SỰ VĨNH HẰNG Kinh Thánh: Luca 9: 26-
MỘT SỰ MÔ TẢ THỰC
Trước khi rút ra bài học chính từ câu chuyện nầy, đầu tiên chúng ta phải nghiên cứu hai điểm cần lưu ý mà đôi khi nó được dẫn chứng là sẽ không thích hợp khi dùng từng chi tiết của câu truyện như là bằng chứng cho tình trạng của những kẻ không ăn năn sau khi chết. Thứ nhất, một số người chủ trương rằng câu truyện này chỉ là một thí dụ và do đó những chi tiết trong câu truyện không thể mang tính xác thực. Nhưng nếu nói như vậy thì lại lầm lẫn giữa thí dụ của Chúa với những câu truyện ngụ ngôn.
Truyện ngụ ngôn là một phương tiện rất đáng trọng để chuyển tải một chân lý, và thỉnh thoảng chúng ta có thể thấy một vài truyện như vậy trong Kinh Thánh (ví dụ như truyện ngụ ngôn của Giôtham trong Các quan xét đoạn 9). Nhưng trong truyện ngụ ngôn, những điều xảy ra thì trong đời thực không thể có: chim biết nói, động vật cũng nói, mặt trời tranh cãi với gió, và những chuyện như thế. Do đó tất nhiên chúng ta không thể dùng từng chi tiết tường tận trong truyện như là chứng cứđáng tin cậy cho các môn như điểu cầm học, động vật học và khí tượng học.
Nhưng không một câu chuyện nào mà Chúa chúng ta từng kể lại là truyện ngụ ngôn cả dầu rất nhiều truyện là những thí dụ. Và trong những thí dụ của Ngài thì những chi tiết cụ thể luôn luôn thật trong hiện thực dù nó chuyển tải một bài học thuộc linh cao hơn. Ví dụ như trong thí dụ về Lúa mì và Cỏ lùng, lúa mì tượng trưng cho con cái của thiên quốc và cỏ lùng tượng trưng cho con cái của ma quỷ. Nhưng những chi tiết trong thí dụ nầy thì hoàn toàn đúng một cách căn bản với cuộc sống hiện thực: những người nông dân thật sự gieo những hạt lúa mì thật trên những cánh đồng hữu hình và cũng thật không may là trên chính những cánh đồng màu mỡ nhất thì lại cũng có những thứ như là cỏ dại mọc lên.
Câu chuyện về người nhà giàu và Laxarơ do đó có thể là một thí dụ chuyển tải một vài ý nghĩa thuộc linh (cho dù khó mà xác định ý nghĩa cao hơn mà câu chuyện chuyển tải so với nghĩa đen của câu chuyện); nhưng cho dù là như vậy thì cũng không có lý do gì để cho rằng những chi tiết trong câu chuyện không đúng với cuộc sống. Và thêm vào đó nên lưu ý là Luca khi ghi lại câu chuyện thì ông không nói đó là một thí dụ. Thật ra nếu câu chuyện nầy là một thí dụ thì nó là thí dụ duy nhất trong số rất nhiều những thí dụ của Chúa mà nhân vật có tên họ.
Ý kiến thứ hai phản đối việc xem những chi tiết trong câu chuyện như là sự chỉ dẫn về tình trạng của những kẻ không ăn năn sau khi chết, nếu nói theo cách cực đoan là tương tự như sau: một vài chi tiết trong phần mô tả hiển nhiên không theo nghĩa đen, do đó chúng ta không nhất thiết cho rằng bất kỳ những sự việc gì ởđây cũng là thật. Nhưng điều nầy thật là một lý do rất nông cạn. Tất nhiên một vài phần miêu tảđược trình bày qua ngôn ngữẩn dụ, nhưng điều đó không có nghĩa rằng những chi tiết đó không mô tả một điều thật nào. Khi nói rằng người ăn mày được đem để vào lòng của Áb-ra-ham thì hiển nhiên không phải muốn chúng ta hình dung anh ta được nâng niu trong lòng Áb-ra-ham như là một em bé.
50
Nhưng việc cụm từ nầy mang nghĩa ẩn dụ cũng không làm giảm bớt sự thật về mối tương giao mà anh ta đang vui hưởng với Áb-ra-ham và các vị thánh.
Nếu tôi than rằng một phần thân thể tôi đang nóng bừng lên thì sẽ không ai lại cho rằng một người nào đó châm lửa vào người tôi và bây giờ thân thể tôi đang bừng cháy .Nhưng mặt khác, không ai phủ nhận rằng trong xác thịt tôi nóng lên thật sự và đau đớn. Cũng như vậy, khi người nhà giàu nói rằng ông đang bị đau đớn trong lửa thì không cần thiết cho rằng lửa đó cũng cùng một loại với những gì mà chúng ta thấy ở lửa của than hồng. Thật ra, khi thấy rằng tội lỗi của anh ta là về thuộc linh và tâm thần thì cũng như vậy sựđau đớn của anh ta cũng về mặt thuộc linh và tâm thần.
Dầu vậy chúng ta cũng nên cẩn thận trươc khi phủ nhận rằng không hề có bất cứ sựđau đớn về thể xác nào đối với ông ta. Trong đời nầy, sự đau đớn về tâm hồn và tâm thần thì rất dễ ảnh hưởng đến thân thể cũng như là tâm trí của chúng ta, và gây ra những đau đớn và khó chịu về thể chất, do đó chúng ta sẽ rất hấp tấp khi khẳng định rằng những gì xảy đến ở đây thì không thể xảy ra ở đó. Nếu Đấng Christ đã nói cho chúng ta biết về thế giới bên kia qua ẩn dụ thì chúng ta có thể yên tâm tin chắc rằng những ẩn dụ đó được chọn vì, hơn những hình thức thể hiện khác, chúng truyền tải cho chúng ta về những thật sự của thế giới đó.