SỰ GIAO ƯỚC TỪ HAI PHÍA

Một phần của tài liệu WOP-VIE (Trang 57 - 58)

VỊ VUA TUYÊN BỐ LỜI HỨA CỦA NGÀI Kinh Thánh: Luca 22:1-

SỰ GIAO ƯỚC TỪ HAI PHÍA

Quan điểm này đã lỗi thời từ nhiều thế kỷ trước: Vị tiên tri Giêrêmi người Do thái trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên đã nhận ra rằng con người không thể có được một mối liên hệ thỏa lòng với Đức Chúa Trời chỉ dựa trên những điều kiện của giao ước cũ, và ông đã được Đức Chúa Trời thần cảm để nói tiên tri rằng một ngáy nào đó Đức Chúa Trời sẽ ban một giao ước mới với những điều kiện mới. Do đó tại nơi phòng cao trong thành Giêrusalem, Chúa của chúng ta đã lấy chén rượu đưa cho các môn đồ mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết Ta (Luca 22:20). Các môn đồ của Ngài biết rằng Ngài đang tuyên bố sự bắt đầu của giao ước mới mà Giêrêmi đã mô tả. Đó là một cuộc cách mạng trong mối liên hệ giữa con người với Đức Chúa Trời.

Như vậy thì Giao ước mới khác hơn và mới hơn Giao ước cũ theo ý nghĩa nào? Giao ước mới mới hơn ở hai phương diện: về bản chất cơ bản và về những điều kiện của giao ước đó. Về bản chất cơ bản thì Giao ước mới là giao ước một phía trong khi Giao ước cũ là giao ước từ hai phía. Chúng ta hãy thử minh họa sự khác biệt đó bằng một hình ảnh so sánh đơn giản. Giả sử bạn muốn có một ngôi nhà mới và bạn thuê một chủ thầu xây dựng để xây cho bạn. Bạn chắc chắn sẽ phải làm một bản hợp đồng hay là giao ước với người đó. Giao ước nầy tất nhiên sẽ là một giao ước từ hai phía mà cả bạn và người chủ thầu sẽ có một sốđiều kiện phải thực hiện. Bản hợp đồng sẽ ghi rằng người chủ thầu xây dựng đó sẽ phải xây cho bạn một biệt thự 40 phòng với sân tennis và một hồ bơi bên ngoài có hệ thống sưởi, và khi hoàn tất ngôi nhà theo những chi tiết cụ thể đã yêu cầu thì về phần mình bạn sẽ phải trả cho ông ta 500.000 bảng Anh. Trong bảng giao ước cũng ghi rõ rằng nếu bất cứ bên nào không đáp ứng mọi điều kiện đã đặt ra thì sẽ phải nộp những khoản tiền phạt thích hợp.

58

Giao ước cũ cũng là một giao ước hai phía giống như vậy. Đức Chúa Trời có phần của Ngài để hoàn tất: Ngài sẽ nhận dân Ysơraên làm dân sự Ngài và chúc phước dồi dào trên họ. Nhưng điều nầy phụ thuộc vào việc dân Ysơraên phải giữ những điều kiện dành cho họ, đó là phải giữ trọn mọi luật pháp của Đức Chúa Trời. Và Giao ước cũng ghi rõ nếu dân Ysơraên không giữ được phần của họ thì hình phạt sẽ là sự rủa sả của Đức Chúa Trời trên họ.

Và dân Ysơraên đã thất bại: Vì h không bn gi li ước Ta, nên ta không đoái xem h, y là li Chúa phán (Hêbơrơ 8:9). Và như thế, Đức Chúa Trời phán trong cùng một phân đoạn, Giao ước cũ sẽ bị bỏ đi và một giao ước mới khác sẽ được lập: Ny, nhng ngày đến, by gi ta s lp mt giao ước mi vi nhà Ysơraên và vi nhà Giuđa, Đức Giêhôva phán, Giao

ước ny s không theo giao ước mà Ta đã kết vi t ph chúng nó trong ngày Ta nm tay dt ra khi x Êdíptô, tc giao ước mà chúng nó đã phá đi (Giêrêmi 31:31-32).

Lỗi không do những tiêu chuẩn mà Giao ước cũđòi hỏi, cũng không phải do Đức Chúa Trời ngày nay đề xuất một bộ luật thoải mái và khoan dung hơn thời Cựu Ước để khiến Ngài vui lòng. Lỗi là do sự bất lực của con người tội lỗi, không thể giữ những điều kiện của bất cứ một giao ước hai phía nào giữa con người và Đức Chúa Trời dựa trên luật pháp của Ngài.

Một phần của tài liệu WOP-VIE (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)