Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 3 Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 33 - 35)

3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. 4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

(7) Trước đây, Điều 11, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2006) quy định quyền “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực” nhưng hiện nay Luật Tố tụng hành chính năm 2010 không có quy định về vấn đề này.

bổ sung liên quan đến thẩm quyền thụ lý, giải quyết của Toà án trong lĩnh vực công chứng. Điều này có thể thực hiện bằng cách bổ sung thêm loại việc vào Điều 28 Luật Tố tụng hành chính - quy định về thẩm quyền theo loại việc của Toà án - hoặc Toà án nhân dân tối cao có những giải thích phù hợp để thuật ngữ “quyết định hành chính, hành vi hành chính” sử dụng trong Điều 28 của Luật Tố tụng hành chính có

thể bao hàm được việc từ chối công chứng8.

Luật Công chứng năm 2006 có mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự năm 2005

Khoản 1 Điều 44 Luật Công chứng quy định: Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. Trong khi đó, Điều 425 và Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005 lại cho phép các bên có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng, hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Xét về mặt pháp lý, quy định về đơn phương hủy bỏ, chấm dứt thực hiện hợp đồng có sự mâu thuẫn giữa Luật Công chứng năm 2006 với Bộ luật Dân sự năm 2005. Thông thường, việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa các bên nên các bên không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa. Như vậy, trong trường hợp này xung đột lợi ích giữa các bên đã được đẩy đến cao trào nên rất khó để các bên cùng đến TCHNCC hủy bỏ hợp đồng, giao dịch trước đó. Thời gian qua, việc áp dụng cách thức hủy bỏ hợp đồng, giao dịch theo quy định của của Luật Công chứng năm 2006 là không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho người dân và

cả cơ quan thực hiện công chứng9. Vì vậy, theo

chúng tôi, nên sửa đổi Luật Công chứng theo hướng thừa nhận việc đơn phương hủy bỏ hợp đồng sao cho thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.

Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC- BTP có mâu thuẫn với Pháp lệnh Ngoại hối

năm 2005 về việc thu phí công chứng

Điểm 1a, phần II của Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 quy định: “Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chứng và VPCC. Trường hợp đối tượng nộp phí có nhu cầu nộp phí bằng ngoại tệ thì thu bằng ngoại tệ trên cơ sở quy đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí”. Trong khi đó, Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”. TCHNCC không phải là tổ chức tín dụng; quan hệ giữa NYCCC với các TCHNCC cũng không phải là hoạt động thu hộ, uỷ thác, đại lý; việc cho phép thu phí công chứng bằng ngoại tệ được “bật đèn xanh” bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chứ không phải do Thủ tướng Chính phủ cho phép. Với những phân tích trên, rõ ràng quy định như trong Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP đã trái với Pháp lệnh Ngoại hối.

Theo nguyên tắc áp dụng quy phạm pháp luật thì phải ưu tiên áp dụng Pháp lệnh Ngoại hối, nhưng trên thực tế các TCHNCC lại ưu tiên áp dụng Thông tư liên tịch số 91/2008/ TTLT-BTC- BTP. Điều rất vô lý là trong khi Luật Công chứng không cho phép công chứng viên công chứng các hợp đồng, giao dịch mà phương thức thanh toán bằng ngoại tệ (vì trái pháp luật) thì việc nộp phí công chứng bằng ngoại tệ của NYCCC cho TCHNCC lại được Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC- BTP cho phép.

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của

(8) Đỗ Văn Đại và Dương Hoán, Về vấn đề từ chối công chứng khi có đơn ngăn chặn của cá nhân, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2011. (9) Lê Quang Hào, Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của VPCC, Luận văn Thạc sĩ luật học năm 2010, tr.63.

Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”. Yêu cầu này cũng được thể hiện rất rõ trong Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp

pháp và tính thống nhất của VBQPPL trong hệ thống pháp luật”. Do đó, theo chúng tôi, cần sớm sửa đổi các quy định này nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn giữa Pháp lệnh Ngoại hối và Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC- BTP. Nếu Nhà nước nhận thấy việc thu phí công chứng bằng ngoại tệ không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế trong nước thì phải quy định rõ điều khoản này trong Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Có như vậy thì việc thu phí công chứng bằng ngoại tệ mới đảm bảo tính khả thi và đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)