Những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng còn bất cập,

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 35 - 37)

đến hoạt động công chứng còn bất cập, chưa nhất quán và không rõ ràng, cụ thể

Một trong những điểm đổi mới quan trọng được thể hiện trong Luật Công chứng là việc xã hội hóa HĐCC. Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển mô hình Phòng công chứng do Nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Luật Công chứng cũng đồng thời quy định về VPCC do các cá nhân đầu tư và thành lập. Nhằm đảm bảo cho HĐCC được diễn ra nghiêm túc và đạt hiệu quả cao, Luật Công chứng có quy định cụ thể về chế độ làm việc của các TCHNCC. Theo đó, TCHNCC phải thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm

việc của cơ quan hành chính nhà nước10. Tuy

(10) Khoản 2, Điều 32 Luật Công chứng năm 2006.

(11) Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.194.

nhiên, quy định này tồn tại sự bất hợp lý vì hành chính hóa các hoạt động của TCHNCC. Các phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp thì có thể quy định phải hoạt động theo ngày giờ hành chính, nhưng sẽ rất vô lý nếu như áp đặt thời giờ hành chính đối với hoạt động của VPCC vốn hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Các TCHNCC là những tổ chức

cung cấp dịch vụ công11 nên phải tạo điều kiện

thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu công chứng. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp, cá nhân, tổ chức vì những lý do khác nhau không thể đến các TCHNCC để yêu cầu công chứng trong giờ hành chính. Bên cạnh đó, do hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nên các VPCC cũng rất chú ý đến yếu tố lợi nhuận. Yếu tố lợi nhuận bắt buộc các VPCC phải có sự cạnh tranh với nhau trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong đó có nhu cầu công chứng ngoài giờ hành chính. Quy định này không hợp lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ “xé rào”. Do đó, theo chúng tôi, chỉ nên quy định các TCHNCC có nghĩa vụ niêm yết công khai lịch làm việc tại trụ sở hành nghề là đủ. Vấn đề chế độ làm việc cụ thể thiết nghĩ nên để cho các tổ chức hành nghề công tự quyết định và nhu cầu của khách hàng sẽ là thước đo chuẩn xác nhất để các TCHNCC điều chỉnh thời gian làm việc của mình.

thì Luật Công chứng cũng quy định về địa điểm công chứng. Về nguyên tắc, việc công chứng phải thực hiện tại TCHNCC. Đây là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu trong việc bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ của văn bản công chứng. Tuy nhiên, Luật Công chứng năm 2006 cho phép một số trường hợp có thể thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề. Những trường hợp đó là: (i) NYCCC là người già yếu không thể đi lại được; (ii) người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù; (iii) có “lý do chính đáng khác” không thể

đến trụ sở TCHNCC12, nhưng thế nào là “lý do

chính đáng khác” thì chưa được định cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh... thì có được xem là “lý do chính đáng” để yêu cầu công chứng ngoài trụ sở của TCHNCC hay không, vì những người này không phải đang bị “tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù” và cũng không thuộc diện “già yếu không đi lại được”. Theo chúng tôi, để khắc phục tình trạng “tùy nghi” trong việc vận dụng luật vào cuộc sống, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần quy định cụ thể những trường hợp được xem là “lý do chính đáng khác” như trong trường hợp khẩn cấp, bị đe dọa tính mạng hoặc vì lý do ốm đau dài ngày mà không thể đến trụ sở, phụ nữ có thai hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh không thể đi xa được, người bị áp dụng các biện pháp hành chính khác...

Hiện nay, Luật Công chứng năm 2006 không quy định việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của VPCC nên gây ra nhiều vướng mắc trong thực tế. Như đã trình bày, VPCC có hai loại hình là doanh nghiệp tư nhân do một công chứng viên thành lập và công ty hợp danh do hai công chứng viên trở lên thành lập. Vậy vấn đề chuyển đổi giữa mô hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh và ngược lại được thực hiện như thế

(12) Điều 39 Luật Công chứng năm 2006. (13) Lê Quang Hào, luận văn đã dẫn, tr. 45.

nào? Do Luật Công chứng không quy định cụ thể nên các địa phương chưa có cơ sở để giải quyết việc chuyển đổi loại hình theo yêu cầu của VPCC. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 506/BTP-HCTP ngày 24/12/2009 hướng dẫn việc chuyển đổi VPCC do một công chứng viên thành lập sang VPCC do hai công chứng viên trở lên thành lập. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này chỉ được thực hiện tại Hà Nội, còn tại các tỉnh và thành phố khác thì chưa được thực hiện vì Luật Công chứng

không quy định13. Có thể nhận thấy, việc ban

hành Công văn số 506/BTP-HCTP chỉ là giải pháp tình thế của Bộ Tư pháp nhằm “chữa cháy” cho quy định không rõ ràng trong Luật Công chứng. Về lâu dài thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành quy định cụ thể hóa vấn đề này vì Công văn số 506/ BTP-HCTP của Bộ Tư pháp không phải là VBQPPL nên không thể chứa các quy tắc xử sự chung, áp dụng thống nhất cho tất cả các địa phương.

Ngoài ra, trong Luật Công chứng cần khắc phục những quy định không nhất quán. Cụ thể, thời hạn trong Luật Công chứng lúc thì quy định là ngày bình thường (bao gồm cả ngày nghỉ như Khoản 4 Điều 18, Khoản 2 Điều 27…), lúc thì quy định ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ như Khoản 3 Điều 18, Khoản 3 Điều 27…). Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến kỹ thuật lập pháp mà còn liên quan đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức nên cần phải được quy định cụ thể và thống nhất. Theo chúng tôi, trong trường hợp này nên quy định thời hạn tính theo ngày làm việc. Điều này là hợp lý và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành có quy định về thời hạn như Luật Tố tụng hành chính, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính… Về kỹ thuật lập pháp, trong Luật Công chứng có thể quy định trực tiếp thành một điều khoản riêng (khi

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)