Cán bộ tư pháp phải đề cao lòng yêu nước, thương dân

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 37)

nước, thương dân

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người chỉ rõ giá trị pháp lý cho một nền lập pháp mới sẽ được hình thành: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”1. Từ cơ sở đó, chế độ dân chủ mới ra đời là hợp với lẽ tự nhiên, cho nên: “Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn thể dân tộc Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam”2. Như vậy, chế độ mới ra đời đã thủ tiêu những chính sách cai trị cùng với các đạo luật hà khắc của thực dân Pháp và phong kiến tay sai để dựng nên một thể chế chính trị mới vì nhân dân. Để cho nền lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị mới trở thành ba trụ cột có giá trị vững chắc trong nền dân chủ, pháp quyền,

thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, của pháp luật xã hội chủ nghĩa, thì phẩm chất hàng đầu của cán bộ tư pháp phải thấm nhuần, đó là lòng yêu nước, thương dân.

Pháp luật là hình thái ý thức xã hội, là ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp thống trị nâng ý chí cai trị lên thành luật, vì vậy, bên trong các đạo luật là lợi ích kinh tế và chính trị. Dưới góc độ triết học, những quy định, điều chỉnh các quan hệ xã hội là hiện tượng bên ngoài của pháp luật còn lợi ích kinh tế chính là bản chất giai cấp của pháp luật. Từ mối quan hệ này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Luật pháp là vũ khí của một giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình, luật pháp cũ là ý chí của thực dân Pháp, không phải là ý chí chung của toàn thể nhân dân ta”3; pháp luật phong kiến là bất bình đẳng, đó là pháp luật thống trị; phong kiến đặt ra luật để trị nông dân. Người dẫn chứng “Trong luật Gia Long cũ của nước ta, có một điều quy định rằng kẻ nào chạy qua đường khi vua đi qua là phạm tội. Tội ấy là tội phạm tất (phạm vào đầu gối của vua) và người phạm tội phải bị chém. Phạm vào người vú nuôi của vua

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)