NHỮNG HẠN CHẾ KHI TỔ CHứC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DâN SỰ

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 43 - 46)

CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DâN SỰ

(*) chi cục tHADs huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

huyện là để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng quản lý và tổ chức hoạt động THADS trong cả nước. Đây cũng là sự ghi nhận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với sự lớn mạnh, trưởng thành của ngành THADS trong thời gian qua.

Với chức năng, nhiệm vụ và tên gọi mới, vị thế của Tổng cục THADS và các cơ quan THADS được nâng lên tầm cao mới. Tuy nhiên, việc tổ chức theo hệ thống dọc cũng đang gây rất nhiều trăn trở cho nhiều học giả quan tâm tới lĩnh vực THADS.

Luật THADS năm 2008 được ban hành khi mà phương án xây dựng Bộ luật THA (đã dự thảo, chỉnh lý, lấy ý kiến đến lần thứ 17) phá sản do còn quá nhiều ý kiến trái ngược nhau, đặc biệt là quan điểm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an không đồng tình ủng hộ việc thống nhất công tác quản lý nhà nước về THA vào một cơ quan. Đến nay, việc tổ chức bộ máy THADS theo ngành dọc ngoài những mặt ưu điểm thì mặt hạn chế vẫn hiện diện.

Mặt tích cực: Tổ chức THADS theo hệ thống dọc về cơ bản kế thừa hệ thống Cơ quan THADS hiện hành, không làm xáo trộn về hệ thống tổ chức Cơ quan THADS, phù hợp với tính độc lập tương đối và chịu trách nhiệm trước pháp luật của Cơ quan THADS và Chấp hành viên. Đồng thời, quy định Cơ quan THADS cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan giúp UBND cùng cấp trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác THADS tại địa phương và báo cáo công tác THADS khi có yêu cầu, đã bảo đảm được vai trò của UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong việc chỉ đạo công tác THADS. Hệ thống cơ quan quản lý THADS được thành lập tương đối hợp lý và quy mô. Cơ chế quản lý THADS thống nhất thuận lợi cho xây dựng ngành và quan hệ với các cơ quan hữu quan.

Mặt hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng, việc tổ chức bộ máy THADS theo ngành dọc làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, gánh nặng ngân sách nhà nước tiếp tục gia tăng và chưa phát huy được hết sức dân vào hoạt động THADS. Bên cạnh đó, yếu tố cắt khúc giữa hoạt động xét

xử và hoạt động THADS vẫn chưa được nhìn nhận thấu đáo. Hạn chế đó được thể hiện qua các mặt sau đây:

Một là, với quan niệm Tòa án vừa xét xử, vừa tổ chức THA là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” mà cần có cơ quan độc lập để tổ chức THADS. Theo chúng tôi, dù Tòa án, hay THA tổ chức THADS, thì chủ thể thực thi vẫn là một cơ quan của Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để thi hành. Như vậy, không có sự khác biệt giữa Tòa án hay THA trong việc tổ chức THADS. Việc cắt khúc giữa hoạt động xét xử và hoạt động THADS tạo ra hàng loạt bản án, quyết định được tuyên nhưng không có tính khả thi, khi Thẩm phán ra phán quyết nhưng không nghĩ, không lường trước việc THA ra sao. Đó là lý do đáng báo động trong việc tồn đọng án của cơ quan THADS hiện nay và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác THADS. Điều đó được minh chứng bởi nhiều bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa sau một quá trình THA. Hơn thế nữa, khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì những phần đã được THA lại ít được Tòa án quan tâm đề cập và giải quyết. Nguyên nhân chính là do pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc đưa những nội dung này vào giải quyết và vì vậy, Thẩm phán thường né tránh giải quyết những nội dung đã được thi hành – mà đa phần những nội dung này đều rất phức tạp. Chính do việc cắt khúc hai hoạt động này mà rất nhiều bản án, quyết định của Tòa án tồn đọng tại các cơ quan THADS qua nhiều năm, nhiều lần, nhiều cấp xét xử nhưng vẫn chưa có điểm dừng. Cứ thế, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đương sự, người liên quan đã không được giải quyết thỏa đáng, vì thế họ tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện là chuyện đương nhiên và án tồn đọng nhiều tại các cơ quan THADS cũng là điều hiển nhiên.

Hai là, nhìn từ thực tiễn trên thế giới, rất ít nước tổ chức một hệ thống cơ quan THADS độc lập và bao cấp bởi ngân sách nhà nước cho toàn bộ hoạt động. Cơ chế THADS có thể nằm ở Tòa án như ở nước Anh, Đức, Singapore, Nhật Bản… hoặc do tư nhân thực hiện như ở Pháp hay cơ chế THADS thuộc hệ thống cơ

quan thuế như ở Thụy Điển. Về nhân sự, những người tham gia công việc THADS cũng khác nhau ở các nước khác nhau. Những người này có thể là luật sư tư nhân, cũng có thể là công chức nhà nước. Nếu là công chức nhà nước, đa phần họ là công chức trong ngành Tòa án. Về tài chính hoạt động, nhiều nước bao cấp một phần mang tính hỗ trợ cho hoạt động THADS như ở Đức, Mỹ, Úc… hoặc tổ chức THADS phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí

cho hoạt động THADS như ở Pháp, Bỉ… Điều đặc biệt là cho dù hoạt động THADS là do Nhà nước hay tư nhân thực hiện thì giữa hoạt động xét xử và hoạt động THADS vẫn không bị cắt khúc. Tòa án vẫn là cơ quan có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và có thể trực tiếp ra các quyết định về THADS – thực hiện quyền lực tư pháp. Đối với hoạt động THADS đã được xã hội hóa (tư nhân thực hiện) như nhiều nước trên thế giới, thì ở những nước đó, khoản thu thuế (thuế trực thu) từ hoạt động THADS cũng bổ sung cho ngân sách Nhà nước một khoản đáng kể mà Nhà nước không phải bao cấp cho hoạt động này.

Ba là, việc tổ chức cơ quan THADS như hiện nay là theo đơn vị hành chính. Số lượng các cơ quan này thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi đơn vị hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện). Cơ cấu tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đã tạo được một số thuận lợi như sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương đối với cơ quan THADS thuộc địa phương mình, việc đi lại của người dân thuận tiện khi liên hệ công việc. Tuy nhiên, trong xu hướng sắp đến, Tòa án có thể được thành lập theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc nhiều vào đơn vị hành chính. Mặt khác, giữa Tòa án và cơ quan THADS có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, sự khác nhau về cách thức tổ chức các cơ quan này sẽ ảnh hưởng

lẫn nhau. Phù hợp với việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, tổ chức các cơ quan THADS cũng phải được sắp xếp cho đồng bộ, phù hợp theo mô hình của Tòa án. Mặt khác, việc sắp xếp lại hệ thống các cơ quan THADS nhằm đảm bảo cân đối tỷ lệ số vụ việc phải THA giữa các cơ quan THA, khắc phục tình trạng có những cơ quan THA quá tải về công việc, có những cơ quan THA số vụ việc phải thi hành thấp, dẫn đến hoặc là “thừa việc, thiếu người” hoặc “thừa người, thiếu việc”, vừa lãng phí cho Nhà nước vừa giảm hiệu quả công tác THA. Lãng phí ở chỗ đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động bị dàn trải, không tập trung được sức người, sức của để nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác THADS. Một số đơn vị THADS có số lượng công việc hàng năm rất ít nhưng cũng phải xây dựng cơ cấu cán bộ (Thủ trưởng, phó Thủ trưởng, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký, Kế toán, Thủ quỹ, Văn thư, Thủ kho, Bảo vệ…); xây dựng trụ sở, kho vật chứng, phương tiện làm việc như các đơn vị THADS khác.

Tóm lại, yêu cầu xã hội hóa công tác THADS và đổi mới hệ thống tổ chức cơ quan THADS tiếp tục được đặt ra trong một chiến lược cải cách hệ thống tư pháp đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và của thời đại.

Một phần của tài liệu TC-NCLP-so-5-thang-3-2012--save--1- (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)