thạo về nghiệp vụ, đồng thời phải am hiểu pháp luật quốc tế
Công tác tư pháp là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sự công bằng của từng con người và xã hội, đến những số phận con người cụ thể, pháp luật góp phần trực tiếp tạo ra giá trị để làm mực thước cho xã hội, điều chỉnh hành vi con người, hướng tới tự do dân chủ, bình đẳng, bác ái. Trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới, pháp luật là vũ khí cơ bản quyết định đến sự thắng lợi đó. Đồng thời, pháp luật là phương tiện để đưa con người tiệm cận đến chân lý, đạt đến trạng thái tự do cao nhất
của mỗi người. Một xã hội tự do và dân chủ là một xã hội dựa trên nền tảng pháp luật, phải xem pháp luật là “bà đỡ” của tự do và dân chủ. Cá nhân muốn đạt đến tự do, chiếm lĩnh tự do, trước hết, yêu cầu phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; vượt ra khỏi ranh giới pháp luật là vi phạm đến tự do của người khác, vi phạm đến tự do của người khác đồng nghĩa với việc tự đánh mất tự do của cá nhân mình. Tất nhiên, tự do không phải thích làm gì thì làm, mà tự do là nhận thức được tính tất yếu, hành động đúng pháp luật, tuân theo pháp luật, vì vậy người nào nắm vững luật, hành động đúng luật đó là người tự do. Tự do là quyền tự nhiên tất yếu, có sẵn của con người. Nhưng không phải quyền tự nhiên tất yếu đều có sẵn, đều hiện hữu, nó chỉ hiện hữu khi con người nhận thức được và nhận thức đúng về pháp luật.
Đối với cán bộ tư pháp, đòi hỏi cơ bản trước hết và tất yếu là phải giỏi về chuyên môn, am hiểu tường tận luật pháp. Sau Cách mạng Tháng Tám, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ thực trạng của xã hội Việt Nam vừa thoát thai từ một chế độ phong kiến, thực dân đi vào con đường dân chủ nhân dân, mà Người thường gọi là thoát thai từ hố bùn, lại bị thực dân đầu độc, chúng thực hiện chính sách ngu dân, cho nên chưa ai quen với ý thức pháp luật, còn xa lạ với ý thức chấp hành pháp luật, sự tùy tiện trong quản lý xã hội của quan lại, thực dân cùng với những ứng xử cảm tính, theo những thói quen, truyền thống xấu. Đó là mặt hạn chế và cũng là khó khăn lớn nhất của nền lập pháp. Thêm vào đó là luật pháp còn chưa đủ. Khắc phục khó khăn này, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ tư pháp phải nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước dân tộc “Chính các chú có trách nhiệm phải góp phần làm cho luật pháp của ta tốt hơn, càng ngày càng phong phú hơn”19. Bởi vì, “Công việc tư pháp cũng như mọi công việc khác là càng làm ta càng tiến bộ, nhưng càng tiến bộ ta càng thấy rõ những trở ngại và những khuyết điểm nó còn sót lại. Và ta phải cố gắng để giải quyết hoặc
khắc phục những trở ngại và khuyết điểm ấy”20. Cán bộ tư pháp còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện thiếu thốn, công việc thì ngày càng mới, yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao. Vì vậy, cán bộ ngành tư pháp phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ; phải nghiên cứu pháp luật quốc tế để tiếp thu những cái hay, cái tinh túy góp phần xây dựng pháp luật Việt Nam hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thời đại là hòa bình, dân chủ và tiến bộ.
Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó đòi hỏi cán bộ tư pháp càng phải am hiểu luật pháp quốc tế hơn để tư vấn cho các đối tượng khi tham gia hội nhập, tránh tình trạng phạm luật các nước sở tại; đặc biệt khi có sự cố tranh chấp về kinh tế mà lẽ phải thuộc về chúng ta như “việc Mỹ áp thuế bán phá giá cá tra, cá ba sa của Việt Nam” thì đội ngũ cán bộ tư pháp tự tin và sẵn sàng trong các phiên tòa quốc tế để đòi lại chính nghĩa.