chủ và đoàn kết, thấm nhuần đạo đức cách mạng
Dân chủ và đoàn kết là một trong những phẩm chất quan trọng để cán bộ tư pháp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc, vì vậy trong Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc (2/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, cho nên càng phải tinh thần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung, cho cả tư pháp và hành chính”21. Người đã chỉ rõ nhiệm vụ chung của dân tộc, để từ đó ngành tư pháp thấy được nhiệm vụ cao cả của mình “Bây giờ cả nước ta có nhiệm vụ chung cho các ngành là đấu tranh thống nhất nước nhà, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, tăng gia sản xuất, thực hành
tiết kiệm. Trong nhiệm vụ chung đó, tư pháp cần góp phần của mình là thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta. Đó là nhiệm vụ tích cực. Đồng thời có một nhiệm vụ nữa là ngăn ngừa trừng trị những kẻ âm mưu phá hoại chế độ ta, phá hoại lợi ích của nhân dân”22. Từ đó, Người đã chỉ ra cẩm nang mấu chốt để khắc phục những khó khăn trên, góp phần đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Người viết “Nội bộ đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, làm gương cho nhân dân. Đoàn kết tức là lực lượng của chúng ta. Lúc mới kháng chiến lực lượng ta yếu hơn địch, nhưng ta thắng lợi vì ta đoàn kết. Cho nên ngành tư pháp muốn khắc phục khó khăn phải đoàn kết nhất trí thật sự, muốn đoàn kết thật sự phải dựa trên cơ sở lập trường vững vàng, tư tưởng sáng suốt, nội bộ dân chủ, phải giúp đỡ nhau học tập tiến bộ, thật thà phê bình và tự phê bình”23. Cùng với đoàn kết tốt, trong công việc phải thực hành dân chủ. Dân chủ là cơ sở khoa học để xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng vững chắc. Bởi vì, muốn đoàn kết thì tư tưởng phải thống nhất; muốn thống nhất phải dân chủ. Hồ Chí Minh viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”24. Như vậy, theo Hồ Chí Minh dân chủ và đoàn kết luôn gắn bó thống nhất với nhau, đó là một mối quan hệ biện chứng trong nhận thức và hành động mà Người yêu cầu cán bộ tư pháp phải thực hành triệt để.
Bên cạnh đó, Người cũng yêu cầu cán bộ tư pháp phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, xem phục vụ nhân dân là một việc làm cao thượng. Người yêu cầu cán bộ tư pháp phải hiểu rõ pháp luật, không có pháp luật chung chung, mà chỉ có một bên là pháp luật cách mạng, tiến bộ và một bên là pháp luật phản động, thoái hóa.
(21) Hồ Chủ tịch và pháp chế, Sđd, tr. 86. (22) Hồ Chủ tịch và pháp chế, Sđd, tr. 93. (23) Hồ Chủ tịch và pháp chế, Sđd, tr. 93.
Hồ Chí Minh đã thấy được chiều sâu của việc giáo dục nhân dân tự giác, nghiêm chỉnh thực thi pháp luật, tuân theo pháp luật. Muốn cho nhân dân và xã hội tôn trọng pháp luật, thì yêu cầu trước hết có tính nguyên tắc mà Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ tư pháp là phải trau dồi đạo đức cách mạng. Rèn luyện đạo đức cách mạng là rèn luyện theo các chuẩn mực cụ thể như: trung với
nước, hiếu với dân; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đối với cán bộ tư pháp, đạo đức cách mạng còn được thể hiện ở việc nêu cao tấm gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ tư pháp gương mẫu tuân thủ pháp luật là một yếu tố không thể thiếu được của con người xã hội chủ nghĩa.
sửa đổi Luật Công chứng)14 hoặc vấn đề này sẽ được quy định trong Nghị định hướng dẫn thi hành15.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 27 Luật Công chứng quy định: “Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của VPCC”. Quy định này rõ ràng không có sự nhất quán với điểm b Khoản 5, Điều 11 Luật Công chứng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý nhà nước về công chứng là “tổ chức cấp và thu hồi giấy đăng ký hoạt động của VPCC”.
Theo quy định của pháp luật thì công chứng viên phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho NYCCC. Để hạn chế rủi ro này thì pháp luật cũng có quy định các Văn phòng công chứng có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên của mình. Tuy nhiên, một cơ chế phòng ngừa rủi ro rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống