Xác định tổng thu dự kiến 52-

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 66 - 68)

V. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

I.5.3. Xác định tổng thu dự kiến 52-

- Căn cứ theo Quyết định số 13443/QĐ-BCT của Bộ Công thương ký ngày 08/12/2015 Vv ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành công thương giai đoạn 2015 – 2020, trong đó: giảm lượng phát thải KNK trong lĩnh vực nhiệt điện đốt than từ 10% đến 20% so với phương án phát triển bình thường, cụ thể là mức tự nguyện là 10%, mức phấn đấu thêm khi có hỗ trợ quốc tế là 10%.

- Căn cứ theo Quyết định số 802/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong công nghiệp xi măng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 giảm 20 triệu tấn CO2tđ và đến năm 2030 giảm 164 triệu tấn CO2tđ so với kịch bản phát triển thông thường (BAU). Nói cách khác, mục tiêu giảm cường độ phát thải KNK trong ngành xi măng là khoảng 9% so với mức 2010.

- Công thức tổng quát xác định số tiền chi trả cho DVMTR: Trong đó: + TC-PFES: Số tiền nhà máy chi trả cho DVMTR (đồng)

+ ECO2: Hệ số phát thải CO2 (tấn CO2/đơn vị sản phẩm)

Đối với nhà máy nhiệt điện: ECO2 = 1.0 tấn CO2/MWh

Đối với nhà máy xi măng: ECO2 = 0.85 tấn CO2/tấn clanhke

+ Q: Sản lượng hàng năm (đơn vị sản phẩm)

Đối với nhà máy nhiệt điện, đơn vị sản phẩm là MWh

Đối với nhà máy xi măng, đơn vị sản phẩm là tấn clanhke

+ 8%: Tỷ lệ giảm phát thải KNK (%)

+ PC-PFES: Mức giá C-PFES (đồng/tấn CO2)

Bảng 38. Lượng phát thải CO2 của các nhà máy nhiệt điện phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng Nhà máy Sản lượng (kWh) Lượng phát thải CO2 (tấn) Lượng phát thải CO2 dự kiến phải chi trả (tấn)

Cẩm Phả 2.792.777.163 3.356.413 268.513 Quảng Ninh 5.875.547.879 6.585.967 526.877 Đông Triều 2.552.570.871 2.811.887 224.951 Mông Dương 1 4.597.031.474 5.016.568 401.325 Mông Dương 2 5.017.828.000 5.030.115 402.409 Thăng Long 1.238.000.000 1.520.356 121.628 Uông Bí 2.359.523.451 3.243.001 259.440 Nguồn: VFD, 2019

Bảng 39. Lượng phát thải CO2 của các nhà máy xi măng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng

54

Nhà máy Sản lượng Clanhke

(tấn)

Lượng phát thải CO2 (tấn)

Lượng phát thải CO2 dự

kiến phải chi trả (tấn)

Cẩm Phả 1.838.545 1.523.719 121.898

Hạ Long 1.733.913 1.471.612 117.729

Lam Thạch 748.937 689.124 55.130

Thăng Long 1.843.600 1.627.960 130.237

Nguồn: VFD, 2019

- Mức tiền chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng cụ thể cho 1 đơn vị sản phẩm (kwh đối với các nhà máy nhiệt điện, và tấn clanhke đối với các nhà máy xi măng) được tính toán dựa trên giá của 1 tấn CO2. Mức giá của 1 tấn CO2 trong nghiên cứu của VFD 2019 được xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây: mức giá của 1 tấn CO2 do Ngân hàng thế giới (WB) áp dụng cho Việt Nam (5USD), mức sẵn lòng chi trả của các nhà máy (1-3USD) và chi phí để hấp thụ 1 tấn CO2 được tính toán từ lĩnh vực lâm nghiệp, cụ thể là 258.650 đồng cho cả 2 tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, tương đương 11,13USD (nếu tính riêng cho tỉnh Quảng Ninh sẽ là 292.575 đồng/tCO2 - tương đương 12,55 USD/tCO2.

- Căn cứ vào các mức giá của 1 tấn CO2 nêu trên, các kịch bản giá của 1 tấn CO2 được lựa chọn theo 5 mức: 1USD, 2USD, 3USD, 5USD, và 11,13USD để phân tích mức độ ảnh hưởng của việc chi trả dịch vụ này đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, công tác BV&PTR của các địa phương cũng như những người sử dụng sản phẩm xi măng và điện. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu của VFD 2019 đã đề xuất mức chi trả C-PFES theo kịch bản 2USD/tấn CO2; theo đó mức chi trả đối với các nhà máy nhiệt điện là 4 đồng/kwh và với các nhà máy xi măng là 3.100 đồng/tấn clanhke.

Trong quá trình tham vấn các bên liên quan để xây dựng Dự thảo Quyết định thí điểm trình Thủ tướng Chính phủ, những khó khăn của ngành xi măng Việt Nam được xem xét và đề xuất phương án 2 cho lĩnh vực sản xuất xi măng với mức chi trả C-PFES là 2.100 đồng/tấn clanhke, tương đương 1,35USSD/t CO2.

- Xác định nguồn thu dự kiến

Tổng lượng CO2 phát thải từ 2 ngành ở tỉnh Quảng Ninh: 31.938.232 tấn CO2, trong đó: phát thải từ ngành nhiệt điện là 26.625.816 tấn CO2, phát thải từ ngành xi măng là: 5.312.416 tấn CO2.

Tổng lượng phát thải CO2 phải giảm ở tỉnh Quảng Ninh là 2.555.058,6 tấn CO2, trong đó từ ngành Nhiệt điện 2.130.065,3 tấn và từ ngành Xi măng 424.993,3 tấn.

Mức C-PFES bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm của lĩnh vực sản xuất điện than là 4 đồng/kwh và sản xuất Xi măng là 2.100 đồng/tấn clanhke.

Căn cứ mức tiền đề xuất này và thực trạng sản xuất và phát thải của các nhà máy Nhiệt điện than và Xi măng năm 2018, số tiền C-PFES dự kiến phải trả của các nhà máy được tổng hợp ở Bảng 40 dưới đây.

55

Nhiệt điện than Xi măng

Nhà máy Giá trị tiền C-PFES Nhà máy Giá trị tiền C-PFES

Cẩm Phả 9.627,9 Cẩm Phả 3.846,6

Quảng Ninh 25.287,3 Hạ Long 3.939,3

Đông Triều 10.423,8 Lam Thạch 1.541,0

Mông Dương 1 22.894,6 Thăng Long 4.251,6

Mông Dương 2 26.225,4

Thăng Long 5.132,0

Uông Bí 9.415,6

Tổng 109.006,6 13.578,5

Tổng chung 122.585,1

I.6. Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)