Cơ cấu, bộ máy Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 100)

I. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ

I.2. Cơ cấu, bộ máy Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh

I.2.1. Đối với quỹ thực hiện nhiêm vụ kiêm nhiệm

Sơ đồ tổ chức Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng kiêm nhiệm như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

CHỦ RỪNG NHÓM I

BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ BV&PTR

ĐƠN VỊ CHI TRẢ DVMTR CẤP HUYỆN-XÃ

BAN KIỂM SOÁT QUỸ BV&PTR

CHỦ RỪNG NHÓM II

CÁC SỞ, NGÀNH LIÊN

88

- Hội đồng quản lý Quỹ: 09 người, bao gồm các thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài Chính, Công Thương, Du lịch, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chi cục Kiểm Lâm. Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ.

- Ban kiểm soát Quỹ: Có 03 thành viên gồm: 01 Trưởng ban là công chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng thanh tra sở); 01 thành viên là công chức sở Tài Chính, còn lại là công chức của và Chi cục Kiểm lâm hoặc tùy theo tình hình thực tế bố trí cho hợp lý.

- Bộ phận điều hành Nghiệp vụ Quỹ: 08 người trong đó có: 04 kiêm nhiệm và 04 chuyên trách (Giám đốc Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và Phó Giám đốc chuyên trách, 01 Kế toán, 01 Thuỷ quỹ, 01 lái xe làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, 03 cán bộ chuyên trách: 02 kỹ thuật, 01 kế hoạch).

I.2.2. Đối với Quỹ chuyên trách (được thành lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Quỹ chuyên trách được thành lập, kiện toàn lại khi đảm bảo nguồn thu ổn định, nguồn tài chính đảm bảo cho công tác vận hành bộ máy Quỹ, đảm bảo cho công tác chi lương và các phụ cấp theo lương … cho các hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật lao động.

Sơ đồ tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chuyên trách như sau:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ

BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

BAN KIỂM SOÁT

SỞ BAN NGÀNH THUỘCUBND TỈNH CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT

89

Căn cứ hướng dẫn tại khoản 2, điều 77, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp thì Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng huy động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập; Cơ cấu, bộ máy Quỹ Bảo vệ &Phát triển rừng chuyên trách gồm có:

Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện kiêm nhiệm bao gồm: 09 người, bao gồm các thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài Chính, Công Thương, Du lịch, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chi cục Kiểm Lâm. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hoặc phó Chủ tịch UBND tính phụ trách ngành (Quỹ trực thuộc tỉnh).

- Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát gồm 03 thành viên; Trưởng Ban kiểm soát do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ; Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có cơ cấu: 01 Trưởng ban là công chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng thanh tra sở); 01 thành viên là công chức sở Tài Chính, còn lại là công chức của và Chi cục Kiểm lâm.

- Ban điều hành: Ban Giám đốc, gồm: Giám đốc và không quá 2 phó Giám đốc. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm 03 phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Kỹ thuật - Kiểm tra, giám sát. Số lượng nhân viên các phòng được hợp đồng theo nhu cầu công việc khi đảm bảo nguồn thu ổn định, nguồn tài chính đảm bảo cho công tác vận hành bộ máy.

- Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong Điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh ban hành.

I.3. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ

- Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 76 Nghị định số 156/2018/NĐ- CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp như sau:

+ Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;

90

+ Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;

+ Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;

+ Đại diện cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền ủy thác về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;

+ Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng;

+ Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;

+ Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;

+ Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;

+ Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng của địa phương hằng năm theo Mẫu số 16 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan. + Ngoài ra thực hiện khác được UBND tỉnh giao.

II. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG DVMTR

II.1. Xác định hợp đồng Uỷ thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng II.1.1. Đối với các hợp đồng đang thực hiện gồm (đã được ký)

Các hợp đồng thực hiện chuyển tiếp (hợp đồng ủy thác thông qua Quỹ đối với các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng), gồm: Công ty Cổ phần An Sinh; Công ty CP nước sạch Quảng Ninh; Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm, Công ty TNHH MTV Nam Tùng) thực hiện điều chỉnh ký lại hợp đồng đã được ký kết phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

II.1.2. Đối với các đối tượng sử dụng DVMTR (Sau khi đề án được phê duyệt)

- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp:Trung tâm quản lý nước Bình Liêu huyện Bình Liêu.

- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp gồm 29 cơ sở, cụ thể theo bảng sau:

91

Bảng 80. Thống kê các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp ký hợp đồng Uỷ thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

TT

Tên các đơn vị sử dụng DVMTR gồm

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho SX công nghiệp.

1 Công ty Nhiệt điện Đông Triều - TKV 2 Công ty TNHH Cotto Quảng Ninh

3 Công ty 91 - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc 4 Công ty Nhiệt điện Uông Bí

5 Công ty CP than Vàng Danh - Vinacomin 6 Công ty than Nam Mẫu - TKV

7 Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinacomin 8 Công ty Than Uông Bí - TKV

9 Công ty CP Xí nghiệp Than Uông Bí - TKV 10 Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh 11 Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin 12 Công ty CP Hương Phong

13 Công ty chế biến than Quảng Ninh 14 Công ty CP Tân Việt Hưng 15 Công ty Nhiệt điện Mông Dương 16 Công ty 790 - Tổng công ty Đông Bắc

17 Công ty 35 - Chi nhánh tổng công ty Đông Bắc 18 Công ty than Dương Huy - TKV

19 Công ty TNHH MTV Than Quang Hanh - Vinacomin 20 Công Ty TNHH Kim Loại Màu Quảng Ninh

21 Công ty than Khe Chàm - TKV 22 Công ty CP Kinh doanh than Cẩm Phả 23 Công ty Than Hạ Long

24 Công ty Antimon Dương Huy 25 Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV

26 Công ty TNHH Khu CN Texhong Việt Nam 27 Công ty TNHH MTV Thủy lợi Đông Triều 28 Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông 29 CTY TNHH MTV Thủy Lợi Yên Lập

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp gồm Công ty CP dịch vụ cáp treo Tâm Đức (Khu du lịch Ngọa Vân – Đông Triều) và Công ty TNHH MTV Ngọc Sơn (Khu du lịch Thác Mơ).

92

- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp, gồm 11 cơ sở, cụ thể theo bảng sau:

Bảng 81. Thống kê các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn ký hợp đồng Uỷ thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

STT Tên cơ sở

1 Cty cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh 2 Cty CP nhiệt điện Cẩm Phả

3 Cty Nhiệt điện Mông dương (Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 thuộc Tổng công ty phát điện 3

4 Cty TNHH Điện lực AES_TKV Mông Dương (NM nhiệt điện BOT Mông Dương 2)

5 Cty CP nhiệt điện Thăng Long

6 Cty nhiệt điện Đông Triều – TKV – Ch nhánh Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP

7 Cty nhiệt điện Uông Bí – Chi nhánh Tổng công ty phát điện 1 8 Cty CP xi măng Hạ Long

9 Cty CP xi măng Thăng Long

10 Cty Cp Xi Măng &Xây Dựng Quảng Ninh

11 Cty CP xi măng Cẩm Phả - Tập đoàn công nghiệp Viễn thông quân đội

Các đối tượng này sẽ triển khai thực hiện ký kết hợp đồng khi được Chính phủ phê duyệt và được Bộ Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn.

II.1.3. Trình tự các bước

- Cơ sở ký hợp đồng: Căn cứ Điều 64 và khoản 2 và khoản 3, Điều 66, Nghị định số 156/2018/NĐ – CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Cơ sở thực hiện hợp đồng: Căn cứ các khoản 1, 2,3,4,5, Điều 67, Nghị định số 156/2018/NĐ – CPngày 16/11/2018 của Chính phủ.

Bước 1: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng lập dự thảo hợp đồng theo mẫu số 1, mục 3, Điều 66, Nghị định số 156/2018/NĐ – CP.

Bước 2: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gửi Công văn tới bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng kèm theo bản dự thảo hợp đồng. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ tham gia và thống nhất gửi lại về Quỹ hoàn chỉnh Ký và gửi lại Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký kết chính thức.

Bước 3: Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

- Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo

93

Nghị định này gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.

- Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

II.2. Xác định hợp đồng trực tiếp không qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

Nhà máy nước Cô Tô (BQL dịch vụ công ích Cô Tô) là đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký hợp đồng trực tiếp với chủ rừng là UBND huyện Cô Tô hoặc được ủy Quyền cho Hạt Kiểm lâm, thực hiện chi trả trực tiếp cho người nhận khoán bảo vệ rừng các khu rừng thuộc UBND huyện Cô Tô quản lý phục vụ công tác bảo vệ rừng hàng năm.

Nội dung trịnh tự các bước như sau:

- Cơ sở ký hợp đồng trực tiếp: Căn cứ Điều 64 và khoản 2 và khoản 3, Điều 66, Nghị định số 156/2018/NĐ – CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Cơ sở thực hiện hợp đồng: Căn cứ các khoản 1, 2,3,4,5, Điều 67, Nghị định số 156/2018/NĐ – CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

Bước 1: Chủ rừng lập dự thảo hợp đồng theo mẫu số 1, mục 3, Điều 66, Nghị định số 156/2018/NĐ – CP.

Bước 2: Chủ rừng gửi Công văn tới bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng kèm theo bản dự thảo hợp đồng. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ tham gia và thống nhất gửi lại cho Chủ rừng hoàn chỉnh ký và gửi lại Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ký kết chính thức.

Bước 3: Thực hiện hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền dịch vụ môi trường rừng từ ngày có hoạt động sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

- Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về cho Chủ rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này gửi Chủ rừng.

- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV.

- Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Chủ rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

94

III. GIẢI PHÁP VỀ LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM III.1. Cơ sở lập kế hoạch hàng năm III.1. Cơ sở lập kế hoạch hàng năm

Cơ sở lập kế hoạch hàng năm bao gồm:

- Căn cứ kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)