GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHI TRẢ DVMTR

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 111 - 115)

IV.1. Đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

- Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh phối hợp các sở, ngành và các địa phương rà soát các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng, xác định lưu vực cung ứng, rừng cung cấp dịch vụ, chủ quản lý rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ trên các địa bàn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung vào đề án để thực hiện.

- Hàng năm, tổ chức xây dựng kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, báo cáo HĐQL Quỹ trình Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt.

- Căn cứ Quyết định phê duyệt kế hoạch thu, chi về dịch vụ môi trường rừng hàng năm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng có văn bản thông báo và hướng dẫn đôn đốc các chủ rừng thực hiện lập hồ sơ, kế hoạch tiếp nhận quản lý tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm kế hoạch. Tổ chức đôn đốc các đơn vị sử dụng dịch vụ thực hiện nghĩa vụ về Uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tạm ứng: Căn cứ số tiền dịch vụ môi trường rừng thu được từ bên sử dụng DVMTR chi trả theo kế hoạch quý. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng lập dự toán chi tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo kế hoạch một năm 02 lần, 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Hình thức chi trả chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng.

- Thanh toán: Căn cứ số tiền thực thu trong năm, kết quả xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Hạt Kiểm lâm cấp huyện là đơn vị giao hỗ trợ chi trả thực hiện thanh toán tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trước ngày 01 tháng 6 năm sau.

Kinh phí quản lý được sử dụng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thanh toán tiền kiêm nhiệm cho các bên thực hiện điều hành, vận hành và đơn vị được giao hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng (cấp huyện). Nội dung chi, mức chi được Sở Nông nghiệp và phát phê duyệt và chứng từ chi hợp pháp (đối với Quỹ trực thuộc Sở NN&PTNT).

- Quyết toán: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng khóa sổ kế toán vào ngày 31/12 hàng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 14 Phụ lục VI, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30/6 năm sau, nộp Sở Nông nghiệp & PTNT trước ngày 15/7 năm sau.

IV.2. Đối với UBND các địa phương (cấp huyện, thị xã, thành phố)

99

Chủ trì Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng kinh tế TX, TP); các đơn vị phối hợp là: Các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố; phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Tài Chính cấp huyện, UBND xã nơi có cung ứng dịch vụ môi trường là cơ quan đầu mối cấp huyện thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng nhóm I (gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn/bản, UBND xã, các tổ chức chính trị không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng, áp dụng quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 70 và điểm b, khoản 2, điều 71, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Phân công nhiệm vụ đối với từng đơn vị được giao phối hợp chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm tại các địa phương.

- Hàng năm chỉ đạo các phòng ban liên quan phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng rà soát, bổ sung các cơ sở các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn quy định tại Điều 57, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Giao đơn vị Chủ trì thực hiện đăng ký tài khoản với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức tiếp nhận, quản lý tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực hiện chi trả tiền đến các chủ rừng nhóm I.

IV.3. Đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng kinh tế (đơn vị giao chủ trì), Hạt kiểm lâm cấp huyện, phòng Tài nguyên & môi trường, phòng tài chính cấp huyện

* Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng Kinh tế) đơn vị giao Chủ trì:

- Thực hiện đăng ký tài khoản với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức tiếp nhận, quản lý tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, phối hợp với các phòng ban chuyên môn được phân công nhiệm vụ thực hiện chi trả tiền cho các chủ rừng nhóm I.

- Hàng năm, phối hợp với Hạt kiểm lâm địa phương xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo kết quả diễn biến tài nguyên rừng mới nhất trên lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng thực hiện việc cập nhật bản đồ, xuất dữ liệu lập hồ sơ, tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng làm cơ sở để lập kế hoạch và thực hiện công tác chi trả, thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thời gian trước 15/3 hàng năm.

- Hàng năm, tổ chức lập hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (sau khi có kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt).

- Tổ chức xây dựng phương án, quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã có dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng nhóm I: là hộ gia đình, cộng đồng, UBND xã, phù hợp với thực tế của địa phương mình trình UBND cấp huyện phê duyệt làm cơ sở cho việc tạm ứng và thanh toán.

- Thực hiện Tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 12; 13, phụ lục VI, quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 71, Nghị định số

100

156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kèm theo chứng từ trước ngày 15 tháng 6 năm sau.

- Giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

* Hạt Kiểm lâm cấp huyện:

- Hàng năm, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với đơn vị chủ trì cấp huyện và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cung cấp, cập nhật xuất số liệu bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng với bản đồ lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và lập hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng, tham gia phối hợp chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng nhóm I.

- Phối hợp với đơn vị chủ trì xây dựng phương án, quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã có dịch vụ môi trường rừng phù hợp với thực tế của từng địa phương đối với chủ rừng nhóm I là: hộ gia đình, cộng đồng, UBND xã....

* Phòng Tài nguyên Môi trường: Hàng năm, phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện trong công tác chuyển đổi sử dụng đất rừng, cấp mới và giải quyết các vấn đề tranh chấp (nếu có) về địa danh, diện tích của các Chủ rừng trên địa bàn.

* Phòng Tài chính cấp huyện: Hàng năm, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng kinh tế tx, tp (đơn vị chủ trì) tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng của địa phương. Thực hiện xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của địa phương, nội dung áp dụng quy định tại điểm g, khoản 4, Điều 71, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

IV.4. Đối với UBND xã (xã, phường, thị trấn)

- Hàng năm, phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổ chức rà soát diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của địa phương, cập nhật bản đồ, xuất dữ liệu Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018, gửi đơn vị chủ trì cấp huyện tổng hợp để gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng làm cơ sở để lập kế hoạch và thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tham gia xây dựng phương án, quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã có dịch vụ môi trường rừng, tuyên truyền vận động cho các hộ gia đình trong công tác bảo vệ rừng, PCCR và công khai quy chế sử dụng tiền về dịch vụ môi trường rừng.

- Thành lập các tổ bảo vệ rừng theo thôn, bản theo thẩm quyền.

- Phối hợp với Hạt Kiểm lâm, cán bộ kiểm lâm viên địa bàn tổ chức thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt.

101

IV.5. Đối với chủ rừng

IV.5.1. Đối với chủ rừng nhóm I

Thực hiện kê khai đúng, đủ diện tích rừng của hộ gia đình, cái nhân, cộng đồng thôn với UBND xã, Kiểm lâm viên địa bàn chịu trách nhiệm nếu để xẩy ra vị phạm về quản lý bảo vệ rừng.

Tổ chức tuần tra bảo vệ rừng thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng, phối hợp xử lý chặt phá, xâm lấn rừng, giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất rừng và buôn bán động vật hoang dã. Thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Được sử dụng số tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy chế để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống. Phối hợp với đơn vị chủ trì cấp huyện các đơn vị liên quan thực hiện việc hoàn thiện các thủ tục để thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, nộp đơn vị chủ trì cấp huyện để tổng hợp gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 30/6 năm sau.

IV.5.2. Đối với chủ rừng nhóm II

a) Lập hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Căn cứ vào quyết định phê duyệt của ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm về kế hoạch thu, chi DVMTR tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ, dự toán kế hoạch thu, chi khoán bảo vệ rừng cho các hộ, nhóm hộ nhận khoán hoặc lực lượng bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của đơn vị mình gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, hồ sơ gồm:

+ Quyết định phê duyệt phê duyệt hồ sơ bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng;

+ Báo cáo thuyết minh dự toán kế hoạch thu, chi khoán bảo vệ rừng cung ứng DVMTR năm kế hoach;

+ Các biểu chi tiết hiện trạng rừng, diện tích, diện tích quy đổi, dự toán cung ứng DVMTR theo tiểu khu, khoảnh lô đến các hộ, nhóm hộ được giao giao khoán bảo vệ rừng;

+ Bản đồ ranh giới, diện tích rừng cung ứng DVMTR;

- Bộ hồ sơ: 02 bộ hồ sơ dự toán thu, chi khoán bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừngthanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Thời hạn gửi hồ sơ: Trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.

b) Tạm ứng, thanh toán: Căn cứ vào số tiền tạm ứng từ Quỹ tỉnh, chủ rừng là tổ chức nghiệm thu công tác bảo vệ rừng theo quy định. Tạm ứng, thanh toán cho bên bảo vệ rừng theo hồ sơ phê duyệt. Hình thức tạm ứng, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng qua thẻ tài khoản ngân hàng

c) Quyết toán: Chủ rừng là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng lập báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 15 Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018, nộp cơ quan quản lý trực tiếp và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trước ngày 30/6 năm sau

102

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)