XÁC ĐỊNH CƠ CHẾ CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 95 - 100)

VI.1. Hình thức chi trả

Căn cứ quy định tại Điều 62, 63 Luật Lâm nghiệp năm 2017 và quy định tại Điều 57, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Hình thức chi trả DVMTR gồm 02 hình thức là: (1) Chi trả trực tiếp và (2) Chi trả gián tiếp. Trong đề án này, chúng tôi đề xuất 02 phương án thực hiện, cụ thể:

VI.1.1. Chi trả trực tiếp

Căn cứ điểm c, khoản 3, Điều 63 Luật Lâm nghiệp năm 2017 Nhà nước khuyến khích chi trả trực tiếp từ cơ sở, doanh nghiệp có khai thác sử dụng DVMTR với các chủ rừng có cung ứng về dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên tại các khoản 4; 6 Điều 57, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 /11 /2018 của Chính phủ đối với các cơ sở du lịch sinh thái và đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản, theo thống kê gồm có 05 đơn vị dịch vụ du lịch sinh thái, đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản không sử dụng nguồn cung cấp nước, thức ăn, bãi đẻ, con giống tự nhiên từ rừng quy định tại khoản e

83

điều 63 luật Lâm Nghiệp, do vậy không được đề cập trong đề án này. và 01 Đơn vị quản lý công ích dịch vụ nước sạch tại huyên đảo Cô Tô (theo đề nghị của UBND huyện), cụ thể theo bảng sau:

Bảng 77. Phương án chi trả trực tiếp của 06 cơ sở

STT Cơ sở sử dụng DVMTR Doanh thu BQ hàng năm (triệu đồng); sản lượng (m3)

Tên lưu vực, khu rừng cung cấp DVMTR Diện tích lưu vực, khu rừng cung cấp DVMTR (ha) Diện tích đủ điều kiện chi trả DVMTR (ha) Diện tích quy đổi (ha) Giá trị thu từ DVMTR (triệu đồng) 1 Công ty CP dịch vụ cáp treo Tâm Đức (Khu du lịch Ngọa Vân – Đông Triều)

16.000

Khu rừng thuộc Công ty TNHH 1TV LN Đông Triều - Du lịch Tâm Đức 1.483,0 1.279,8 943,4 160 2 Công ty CPPT Tùng Lâm 180.000 Khu rừng VQG Yên Tử - Du lịch T ng Lâm 2.673,7 2.543,3 2.543,3 1.800 3 Công ty TNHH MTV Ngọc Sơn (Khu du lịch Thác Mơ) 140 Khu rừng thuộc TTKHSX Nông lâm nghiệp- Du lịch Ngọc Sơn 107,2 90,4 90,4 1,4 4 Công ty TNHH MTV Nam Tùng 1.000

Khu rừng Đảo Ti Tôp -

Du lịch Đảo Ti Tôp 2,5 2,5 2,5 10

5 Công ty TNHH MTV

Soi Sim 1.000

Khu rừng Đảo Soi Sim

– Du lịch Soi Sin 5,7 5,7 5,7 10

6

Nhà máy nước Cô Tô (BQL dịch vụ công

ích Cô Tô) 364670

Lưu vực các Hồ C4, Hồ Chiến Thắng, Hồ Ông Thanh, Hồ Trường Xuân – Cô Tô

97,9 83,5 57,7 18,963

Cộng

4.370,0 4.005,2 3.643,0 2000.363 VI.1.2. Phương án chi trả gián tiếp

Căn cứ các khoản 1; 2; 3; 5 Điều 57, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ các cơ sở chi trả ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh, với các cơ sở sử dụng nguồn nước cho sản xuất kinh doanh dịch vụ như sau:

(1) Cơ sở sản xuất thủy điện: Công ty Cổ phần An Sinh (01 cơ sở “Nhà máy thủy điện Khe Soong”).

(2) Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh (10 cơ sở) và 01 Trung Tâm quản lý nước Bình Liêu.

(3) Các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp: 29 cơ sở và các Công ty TNHH MTV Thủy lợi bán nước thô cho một số doanh nghiệp.

(4) Các cơ sở gây phát thải nhà kính: 11 cơ sở, tuy nhiên sẽ được triển khai khi có Quyết định của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

84

VI.1.3. Đề xuất hình thức chi trả uỷ thác thông qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh

Trong quá trình qua khảo sát, đánh giá và làm việc thống nhất với các địa phương, chủ rừng. Trong đề án này đề xuất 01 nhà máy nước sạch trên địa bàn huyện Cô Tô thuộc BQL dịch vụ công ích Cô Tô sẽ chi trả trực tiếp cho các khu rừng thuộc UBND huyện Cô Tô quản lý phục vụ công tác bảo vệ rừng hàng năm, còn lại 04 cơ sở du lịch trên đề xuất thực hiện chi trả Ủy thác thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh. Do vậy phương án chi trả gián tiếp sẽ được thực hiện như sau:

(1) Cơ sở sản xuất thủy điện: Công ty Cổ phần An Sinh (01cơ sở “Nhà máy thủy điện Khe Soong”).

(2) Các Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh (10 cơ sở) và 01 Trung Tâm quản lý nước Bình Liêu.

(3) Các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp: 29 cơ sở và các Công ty TNHH MTV Thủy lợi bán nước thô cho một số doanh nghiệp.

(4) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái: Công ty CP dịch vụ cáp treo Tâm Đức (Khu du lịch cáp treo Ngọa Vân – Đông Triều), Công ty CPPT Tùng Lâm (Khu du lịch rừng Quốc gia Yên Tử), Công ty TNHH MTV Ngọc Sơn (Khu du lịch Thác Mơ – Quảng Yên), Công ty TNHH MTV Nam Tùng (Khu du lịch đảo Ti Tốp), Công ty TNHH MTV Soi Sim (Khu du lịch đảo Soi Sim). Tuy nhiên các cơ sở này nếu không thỏa thuận được với chủ rừng hoặc chủ quản lý rừng phải có văn bản đề nghị được chi trả Ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở thực hiện.

(5) Các cơ sở gây phát thải nhà kính: 11 cơ sở sẽ được triển khai khi có Quyết định của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

VI.2. Cơ chế chi trả

Hằng năm Quỹ bảo vệ và phát triển rừngtiếp nhận đăng ký kế hoạch ủy thác từ các cơ sở sử dụng DVMTR, căn cứ diện tích rừng cung ứng DVMTR tổ chức lập kế hoạch thu, chi tiền về chi trả DVMTRcủa năm thực hiện, báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt với cơ chế sử dụng như sau:

- Trích tối đa 15% (bao gồm: 10% chi phí quản lý Quỹ và 5% dự phòng) trên tổng số tiền thực nhận ủy thác trong năm (bao gồm cả tiền lãi thu được từ số tiền bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng chậm trả, lãi tiền gửi từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng nếu có) để chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh.

- Số tiền còn lại chi trả cho các chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng qua các tài khoản ngân hàng hoặc qua các hình thức không dùng tiền mặt khác đã được các chủ rừng đăng ký kê khai với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

Để phù hợp hơn trong việc điều tiết đơn giá chi trả dịch vụ môi trường trên các lưu vực khác nhau nhằm tiến tới bằng và lớn hơn mức hỗ trợ của ngân sách tỉnh quy định cho khoán bảo vệ rừng, vận dụng các trường hợp quy định tại điểm a, tiết 1, mục II, phụ lục

85

VII, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 chủ Chính phủ, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm thực hiện lập kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với các trường hợp sau:

- Trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả cho 01 ha rừng thấp hơn năm trước liền kề, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng lập kế hoạch bổ sung từ nguồn kinh phí dự phòng trong năm kế hoạch.

- Trường hợp đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực lớn hơn và bằng mức hỗ trợ của ngân sách tỉnh cho khoán bảo vệ rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng lập kế hoạch điều tiết sang lưu vực khác trong năm kế hoạch.

- Trường hợp đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần trong lưu vực theo mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng trong tỉnh, t y theo đối tượng trên c ng địa bàn tỉnh thực hiện điều tiết phù hợp.

* Căn cứ đơn giá hỗ trợ cho Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp là 300.000 đ/ha/năm (tại Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND Tỉnh về quy định mức khoán, hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2018-2020 thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Văn bản số 896/UBND-NLN3 ngày 09/2/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 3812/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND Tỉnh ). Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng căn cứ quy định nêu trên thực hiện điều tiết cho các lưu vực, chủ rừng có đơn giá thấp trong nội tỉnh. Trong đề án này xác định có lưu vực sông Đá Bạc có giá trị bq đ/ha > 600.000 đ/ha, do đó Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng căn cứ quy định điều tiết sang lưu vực có đơn giá chi trả thấp đối với các lưu vực khác còn lại phù hợp với tình hình hàng năm của từng địa bàn.

VI.3. Đối tượng áp dụng

Qua kết quả điều tra, đánh giá, phân loại và thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 02 nhóm chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR theo lưu vực và các khu rừng, bao gồm:

VI.3.1. Đối với chủ rừng nhóm I, bao gồm: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND xã và các tổ chức chính trị khác

Bảng 78. Thống kê chủ rừng nhóm I tham gia cung ứng DVMTR theo lưu vực và các khu rừng TT Chủ rừng Số: HGĐ, CĐ, UBND Tổng cộng - 1- Hộ gia đình 13.078 2- Cộng đồng 56 3- UBND 72

86

VI.3.2. Đối với chủ rừng nhóm II

Gồm đối tượng: Chủ rừng là tổ chức bao gồm các Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng, các công ty lâm nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh trong việc bảo vệ và phát triển rừng được nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật. hình thức áp dụng quy định tại điểm b, c, d, khoản 3, Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Chủ rừng là các Ban quản lý rừng Đặc dung: 03 đơn vị. - Chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ: 06 đơn vị. - Chủ rừng là các công ty lâm nghiệp: 08 đơn vị.

- Chủ rừng là các doanh nghiệp trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng: 10 đơn vị. Cụ thể:

Bảng 79. Thống kê chủ rừng nhóm II tham gia cung ứng DVMTR theo lưu vực và các khu rừng

TT Chủ rừng Số lượng

Tổng cộng 27

1 Các Ban quản lý rừng đặc dụng 3

2 Các Ban quản lý rừng phòng hộ 6

3 Các công ty lâm nghiệp 8

4 Các doanh nghiệp khác 10

87

PHẦN IV. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)