GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CẤP

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 117)

IX.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh

- Phê duyệt Đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh theo Luật Lâm nghiệp (Uỷ ban nhân dân tỉnh Ủy quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký bản đồ Đề án cấp huyện và cấp xã).

- Phê duyệt kế hoạch thu chi dịch vụ môi trường rừng trên địa bản tỉnh hàng năm do Hội đồng quản lý Quỹ và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Hàng năm, phê duyệt bổ sung các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng, lưu vực cung ứng, khu rừng cung cấp dịch vụ, chủ quản lý rừng quy định tại tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ trên các địa bàn do Hội đồng quản lý quỹ và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tổng hợp trình bổ sung (nếu có bổ sung).

- Phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 để phù hợp với Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Quyết định kiện toàn chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ, thành viên hội đồng, Trưởng ban Ban kiểm và Bộ máy điều hành quỹ khi có thay đổi.

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Luật Lâm nghiệp.

IX.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng:

+ Tổ chức ký hợp đồng Uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng của các cơ sở, đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn sau khi Đề án được phê duyệt.

+ Hàng năm, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, đơn vị chi trả DVMTR cấp huyện và các chủ rừng rà soát diện tính rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, cập nhật số liệu bản đồ kết quả diễn biến rừng xuất dữ liệu xây dựng kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

105

+ Thực hiện công tác tạm ứng thanh quyết toán tiền chi trả dụng vụ môi trường rừng hàng năm theo quy định.

+ Phối hợp với Ban kiểm soát Quỹ kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của các Chủ rừng.

- Tham mưu điều chỉnh Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 phù hợp với Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc là các Công ty TNHH MTV Thủy lợi có dịch vụ hợp đồng cung cấp nước thô cho một số doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh phục vụ cho sản xuất trên địa bàn. Là cơ quan đầu mối thực hiện thay cho các cơ sở, doanh nghiệp có mua bán nước trên hệ thống hồ đập thủy lợi (quy định tại khoản 4, Điều 29 Luật tài nguyên nước). Thực hiện hợp đồng Uỷ thác dịch vụ môi trường rừng với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tinh Quảng Ninh. Giá thành được hạch toán vào giá thành bán nước thô theo quy định tại khoản 4, Điều 62 Luật Lâm nghiệp.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm giao các Hạt Kiểm lâm cấp huyện thực hiện phối hợp với đơn vị hỗ trợ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cấp huyện đối với chủ rừng nhóm I gồm: (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn (bản), UBND xã, các tổ chức chính trị không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng) nơi có cung ứng DVMTR trên địa bàn quản lý của đơn vị.

- Thẩm định, phê duyệt dự toán chi quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức thành lập tổ công tác phúc tra, kiểm tra Quỹ, đơn vị hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chủ rừng khi thấy cần thiết.

IX.3. Sở Tài chính

Là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ và thành viên Ban kiểm soát Quỹ hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định kết quả thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và dự toán chi quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

IX.4. Sở Công thương

Là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ, hàng năm có trách nhiệm giám sát và cung cấp kết quả điện thương phẩm(KWh/năm) của các tổ chức, nhà máy thủy điện, nhiệt điện phải thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo hàng quý, năm trên địa bàn tỉnh gửi về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh làm cơ sở đối chiếu thanh toán, quyết toán DVMTR.

IX.5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ, hàng năm có trách nhiệm phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng rà soát các đơn vị cấp phép mới sử dụng nước cho sản xuất phải thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung vào đề án.

IX.6. Cục thuế tỉnh

Là thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ, hàng năm có trách nhiệm giám sát số liệu nộp thuế của các cơ sở kinh doanh nước sạch, kinh doanh thủy điện, sử dụng nước công

106

nghiệp (nếu có) và cung cấp kết quả doanh thu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch; các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo hàng quý, năm của các đơn vị trên địa bàn tỉnh gửi về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh làm cơ sở đối chiếu thanh toán, quyết toán DVMTR.

IX.7. Các sở, ngành và đơn vị liên quan

Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây Dựng, Văn hóa thể thao và du lịch, cơ quan truyền thông … tuỳ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh theo Luật Lâm nghiệp được phê duyệt.

IX.8. UBND các huyện, thị xã và thành phố

- Thành lập đơn vị chi trả dịch vụ môi trường rừng nhóm I; Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng kinh tế thị xã, thành phố) chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm địa phương, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính, và UBND các xã nơi có cung ứng dịch vụ môi trường thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng (nhóm I) gồm: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn (bản), UBND xã, các tổ chức chính trị không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.

- Tổ chức rà soát diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, cập nhật bản đồ, xuất dữ liệu Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

- Xây dựng phương án quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã có dịch vụ môi trường rừng, tuyên truyền vận động cho các hộ gia đình trong công tác bảo vệ rừng, PCCR và công khai quy chế sử dụng tiền về dịch vụ môi trường rừng.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Chi trả Dịch vụ môi trường rừng là một trong những chính sách đột phá của ngành Lâm nghiệp trong việc huy động các nguồn lực đầu tư từ ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao vai trò và các giá trị đích thực của rừng, thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng.

Việc xây dựng “Đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh theo Luật Lâm nghiệp là đề án chuyển tiếp Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và phù hợp với Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, và yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển chung của đất nước và quốc tế. Đề án đã cụ thể hoá các nội dung của Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá về thực trạng và nhu cầu của công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, nâng cao giá trị của rừng.

107

Thực hiện triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh theo Luật Lâm nghiệpsẽ tạo ra nguồn tài chính cho công tác quản lý và bảo vệ rừng, gia tăng đóng góp của ngành Lâm nghiệp trong nền kinh tế, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, gia tăng thêm số hộ nhận khoán bảo vệ rừng một cách đích thực mà còn huy động được cả một nguồn nhân lực lớn trong nhân dân cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên. Từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập cho người tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, an sinh xã hội được duy trì ổn định, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

II. KIẾN NGHỊ

- Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR sẽ mang lại lợi ích to lớn cho công tác Quản lý Bảo vệ rừng trong tỉnh, đề nghị UBND tỉnh xem xét sớm phê duyệT “Đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh theo Luật Lâm nghiệp” làm cơ sở tạo nguồn thu kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước hàng năm cho ngành lâm nghiệp, tạo điều kiện đẩy nhanh công tác xã hội hoá nghề rừng, tái đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, qua đó nâng cao đời sống của người dân tham gia làm nghề rừng.

- UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Chính sách, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR theo quy định;

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ; quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ và nhân lực, nguồn lực để Quỹ tỉnh có đủ điều kiện tổ chức thực hiện hoàn thành tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh;

- Lồng ghép thực hiện Chính sách chi trả DVMTR gắn với thực hiện Kế hoạch BV&PTR và các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp khác hàng năm, bổ sung nguồn ngân sách thông qua các chương trình, dự án, kế hoạch BV&PTR để hỗ trợ, phấn đấu đảm bảo đơn giá tối thiểu đến chủ rừng bằng hoặc cao hơn mức khoán hàng năm hiện đang thực hiện đối với các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng rất xung yếu như hiện nay;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR; chỉ đạo giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)