GIẢI PHÁP VỀ LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 107 - 111)

III.1. Cơ sở lập kế hoạch hàng năm

Cơ sở lập kế hoạch hàng năm bao gồm:

- Căn cứ kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng quy định tại khoản 2, Điều 67 và điểm b, khoản 2, Điều 68, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Căn cứ các lưu vực gồm tất cả các loại hình dịch vụ đã được xác lập trong đề án. - Căn cứ diện tích rừng, danh sách các chủ rừng của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 68, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

III.2. Cơ sở xác định cập nhật nguồn dữ liệu về diện tích rừng, chủ rừng cung ứng

Việc xác định về diện tích và chủ rừng được cập nhật hàng năm dựa trên cơ sở kết quả kiểm kê, theo dõi, cập nhật diễn biến rừng hàng năm và kết quả diện tích rừng được chi trả DVMTR năm trước đối với các chủ rừng trên lưu vực, khu rừng nơi có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, quy định tại Điều 62 và 63, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Thực hiện việc cập nhật dữ liệu diện tích rừng, chủ rừng cung ứng DVMTR qua các phần mềm công nghệ GIS và V5PEFS của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức thực hiện.

III.3. Phương pháp cập nhật dữ liệu và vận hành từ phần mềm chi trả dịch vụ môi trường rừng

Việc cập nhật dữ liệu và vận hành từ phần mềm chi trả thực hiện theo hướng dẫn sử dụng phần mềm chi trả dịch vụ môi trường rừng, cụ thể:

1- Dùng bản đồ kết quả kiểm kế rừng tại Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh Vv phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2015.

2- Dùng bản đồ kết quả quy hoạch 3 loại rừng tại Quyết định số 3722/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

3-Dùng bản đồ kết quả diễn biến tài nguyên rừng tại Quyết định số 712/QD-UBND ngày 03/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2019 (hoặc năm 2020 cho chi trả vào năm 2021), và kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cho các năm tiếp theo.

4- D ng bản đồ lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng sau khi đề án được phê duyệt. 5- Phương pháp:

+ Thu thập lớp cơ sở dữ liệu sau: diễn biến rừng mới nhất của toàn tỉnh, lớp quy hoạch 3 loại rừng, các mẫu biểu, báo cáo của quỹ, các quyết định liên quan tới việc thu chi của quỹ trong 03 năm gần nhất

+ Đối với các cơ sở dữ liệu thu thập được từ diễn biến rừng, đơn vị tư vấn tiến hành thực hiện chuẩn hóa lại các thông tin như loại đất loại rừng, chủ rừng, thông tin về quy

95

hoạch rừng

+ Cập nhật lại ranh giới hành chính mới theo quy định cho toàn tỉnh, cập nhật các ranh lưu vực đã được xác định. Trong ranh lưu vực xác định tổng thể các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị này thuộc các loại hình nào theo quy định. Thống kê diện tích, và xác định doanh thu của toàn lưu vực

+ Đối với các hoạt động xây dựng biểu số liệu, sử dụng phần mềm thì chi tiết có tài liệu hướng dẫn kèm theo

III.4. Xác định lập kế hoạch dự toán thu, chi, chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm kế hoạch

Bước 1: Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI, quy định tại khoản 2, Điều 67, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp các chủ rừng, địa phương rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại tiết a, khoản 2, Điều 69, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.Căn cứ vào đơn giá được xác định tại mục 3.5 dưới đây đểxác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo kế hoạch thu trong năm của các lưu vực, khu rừng cung ứng, gồm toàn bộ số tiền của các loại hình DVMTR thu được từ các lưu vực.

Bước 3: Tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;Lập kế hoạch thu, chi theo các biểu (Mẫu biểu 02;03;04, Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh Vv phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền chi trả DVMTR tỉnh Quảng Ninh năm 2020) hoặc Mẫu số 08 Phụ lục VI về Kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm ….; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 09 Phụ lục VI về Dự toán chi quản lý của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh năm … kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP vào Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Bước 4: Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, đơn vị hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện, thực hiện quy định tại mục d, khoản 2, Điều 68; mục b, khoản 2, Điều 69, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

III.5. Xác định đơn giá về chi trả dịch vụ môi trường rừng III.5.1. Đơn giá 1 ha chi trả cho bên cung ứng DVMTR

Hằng năm, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo số tiền thực thu trong năm của các lưu vực hoặc khu rừng cung ứng, gồm toàn bộ số tiền của các loại hình DVMTRthuđược từ nội tỉnh.

Căn cứ kết quả thu thập điều tra xác định các cơ sở sử dụng DVMTR và các lưu vực cung ứng DVMTR. Việcxác định số tiền chi trả cho 01 ha rừng từ các bên cung ứng dịch

96

vụ môi trường rừngtrên các lưu vực như sau:

Việc điều tiết đơn giá chi trả dịch vụ môi trường trên các lưu vực khác nhau nhằm tiến tới bằng và lớn hơn mức hỗ trợ của ngân sách tỉnh quy định cho khoán bảo vệ rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm thực hiện lập kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối với các trường hợp sau:

- Trường hợp có thiên tai, khô hạn và trường hợp mức chi trả cho 01 ha rừng thấp hơn năm trước liền kề, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng lập kế hoạch bổ sung từ nguồn kinh phí dự phòng trong năm kế hoạch.

- Trường hợp đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực lớn hơn và bằng mức hỗ trợ của ngân sách tỉnh cho khoán bảo vệ rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng lập kế hoạch điều tiết sang lưu vực khác trong năm kế hoạch.

- Trường hợp đối với diện tích rừng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần trong lưu vực theo mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng trong tỉnh, tùy theo đối tượng trên c ng địa bàn tỉnh thực hiện điều tiết phù hợp.

III.5.2. Xác định số tiền chi trả cho bên (chủ rừng) cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ một hoặc nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng

Số tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ thu trong năm kế hoạch từ một hoặc nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng cộng trên cùng một lưu vực hay khu rừng cung cấp dịch vụ.

III.5.3. Hệ số K áp dụng

* Hệ số K= K1 x K2 x K3 x K4 áp dụng tại phần III, mục IV, trong thuyết minh đề án này.

( 4)

Số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (đồng)

Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha)

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K

(ha) Số tiền chi trả

cho 01 ha rừng

(đồng/ha) =

Số tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thực thu từ một hay nhiều bên sử dụng

trong năm (đồng)

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K (ha)

-

Kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng) Kinh phí dự phòng (đồng) - = X

97

III.6. Xác định lập hồ sơ chi trả DVMTR các chủ rừng (Nhóm I, II)

Việc xác định lập hồ sơ thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng, số tiền thu phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ và doanh thu của các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo từng quý hoặc 6 tháng được lập theo bản đăng ký kế hoạch hàng năm, do đó trong đề án được đề xuất thực hiện hồ sơ chi trả dịch vụ môi trường đối với các nhóm chủ rừng gồm các nội dung sau:

III.6.1. Đối với chủ rừng nhóm I (gồm các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng).

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đang thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, chưa thành lập quỹ chuyên trách theo quy định trong điều lệ. Trong giai đoạn này nguồn thu từ DVMTR còn thấp so với mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước của UBND Tỉnh, Mặt khác chưa có thu nhập từ nguồn phát thải và hấp thụ các bon của rừng (đây là nguồn thu lớn trên địa bàn tỉnh, hy vọng sẽ giải quyết được nhiều bất cập khi triển khai thực hiện). Do đó trong đề án này đề nghị việc xác định lập hồ sơ thực hiện chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng nhóm I như sau:

- Hình thức áp dụng: Theo quy định của pháp luật liên quan đến Luật đất đai. Luật Lâm nghiệp. Chủ rừng nhóm I: (gồm các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND các cấp huyện, xã.

Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân các địa phương thành lập đơn vị kiêm nhiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng để thực hiện Đề án đối với chủ rừng nhóm I (gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn/bản, UBND cấp xã, các tổ chức chính trị không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng) áp dụng điểm b khoản 2 Điều 70 và điểm b khoản 2 Điều 71 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Thành phần gồm các phòng chuyên môn chỉ đạo giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng kinh tế tx, tp) Chủ trì, phối hợp với các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố; phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Tài Chính cấp huyện, UBND các xã có dịch vụ môi trường rừng là cơ quan kiêm nghiệm thực hiện việc chi trả về dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng nhóm I.

- Hàng năm, Đơn vị chủ trì phối hợp với hạt kiểm lâm địa phương, phòng Tài nguyên và môi trương, UBND xã có DVMTR xác định diện tích rừng, chủ rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo kết quả diễn biến tài nguyên rừng mới nhất trên lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng thực hiện việc cập nhật bản đồ, xuất dữ liệu lập hồ sơ, tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ- CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng làm cơ sở để lập kế hoạch và thực hiện công tác chi trả, thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thời gian trước 15/3 hàng năm.

III.6.2. Đối với chủ rừng nhóm II

Hàng năm, chủ rừng là Tổ chức phối hợp với Hạt kiểm lâm địa phương xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo kết quả diễn biến tài nguyên rừng mới nhất trên lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng thực hiện việc cập nhật

98

bản đồ, xuất dữ liệu lập biểu tổng hợp diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục V, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng làm cơ sở để lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thời gian thực hiện trước 15/3 hàng năm.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH QUẢNG NINH THEO LUẬT LÂM NGHIỆP (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)