CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
4.1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
4.1.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Bên cạnh sự tác động của yếu tố địa lý, truyền thống, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du, miền núi phía Bắc, hoạt động giáo dục này còn chịu sự ảnh hưởng của những biến đổi trong nước và quốc tế như: toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, truyền thống, đạo đức của dân tộc. Sự tác động của các yếu tố này mang tính hai mặt tích cực và tiêu cực.
Thứ nhất, sự tác động của toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, làm biến đổi các quan hệ thế giới, từ đó nảy sinh những sự kiện mới. Hiện nay, toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đến tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam.
Ở nước ta, toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều lĩnh vực, bên cạnh những thời cơ, quá trình đó còn tạo ra những thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Đối với thanh niên, sinh viên là những người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh, linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, nên toàn cầu hoá đã tác động không nhỏ tới đối tượng này.
Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa đến sinh viên mang tính hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa giúp sinh viên có cơ hội học tập nâng cao dân trí, tiếp thu những thành tựu của khoa học, công nghệ áp dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu. Toàn cầu hóa có xu hướng đề cao tính cá nhân, theo đó là đề cao sự tu dưỡng đạo đức và phẩm chất cá nhân của mỗi sinh viên, tạo ra sự đồng nhất tương đối trong quan điểm về đạo đức của sinh viên Việt Nam với quan niệm đạo đức mang tính quốc tế, các giá trị đạo đức của sinh viên có xu hướng dịch chuyển phù hợp với xu thế hiện đại. Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa tác động tiêu cực đến sinh viên như: sinh viên có tư tưởng quá đề cao lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, làm cho một bộ phận sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vẫn đang phù hợp với giai đoạn hiện nay. Sinh viên có tư tưởng đòi hỏi nhiều hơn cống hiến, thờ ơ, lạnh nhạt với những người xung quanh, với các mối quan hệ tình cảm, những biểu hiện tiêu cực trong học tập, rèn luyện, lối sống, sinh hoạt ngày càng phổ biến.
Từ sự tác động của toàn cầu hóa, việc giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên là cần thiết. Thông qua hoạt động này sẽ phát huy tính tích cực và điều chỉnh những hành vi lệch lạc trong đạo đức của sinh viên, có tác dụng lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Thứ hai, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Công cuộc đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng to lớn. Trong lĩnh vực kinh tế, đổi mới là sự chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế. Nền kinh tế thị trường mà nước ta chủ trương xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế đó vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa,
có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, đến sự phát triển nhân cách và định hướng sống của tất cả các tầng lớp dân cư ở nước ta, đặc biệt là thanh niên, sinh viên. Cơ chế kinh tế thị trường đã hình thành nên những phẩm chất tích cực ở thanh niên, sinh viên như: quyết đoán, năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mỗi thanh niên, sinh viên rèn luyện, hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, lối sống trở thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bên cạnh mặt tích cực đó, cơ chế kinh tế thị trường cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến nhân cách của một bộ phận thanh niên, sinh viên hiện nay như: sự phân hóa giàu, nghèo làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí; kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý; các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, một bộ phận sinh viên có lối sống buông thả, vi phạm nội quy, quy định của trường, vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, bạo lực, mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, lô đề, nghiện game…
Sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên có cả thuận lợi và khó khăn. Do đó, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên cần phải tranh thủ phát huy những ảnh hưởng tích cực và đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực từ cơ chế kinh tế thị trường mang lại.
Thứ ba, sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta xác định thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Có thể thấy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là từ khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 với kỹ thuật số hóa ra đời, phát triển, đã tác động tốt, mạnh mẽ đến
đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nói chung. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phát huy các nguồn lực gồm: con người, đất đai, tài nguyên, vốn, kỹ thuật... Trong đó, nguồn lực quan trọng nhất là con người. Thanh niên, đặc biệt là sinh viên - bộ phận thanh niên có học thức, là nguồn lực rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, nhiệm vụ chăm lo giáo dục sinh viên vừa “hồng” vừa “chuyên” là rất quan trọng.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống, xã hội. Sự tác động này tới sinh viên theo hướng tích cực giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, tiếp thu, sử dụng các phương tiện, công cụ tiên tiến và áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đồng thời, sinh viên có được tính kỷ luật, năng động, nhạy bén, thích nghi với mọi biến đổi của thời cuộc. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi, những mặt tốt, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho sinh viên hướng theo lối sống công nghiệp, lối sống thực dụng, lối sống tự do, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đua đòi, lạm dụng các trò chơi công nghệ bỏ bê học tập, sa vào tệ nạn xã hội… Như vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang đến cả những thuận lợi và khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.
Thứ tư, sự tác động của truyền thống văn hóa dân tộc và đạo đức xã hội hiện nay
Truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng đã và đang tác động tích cực đến lối sống, đạo đức của sinh viên hiện nay. Dân tộc ta có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó là ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, là cốt cách, là truyền thống nhân nghĩa, yêu thương con người, nếp sống cộng đồng… Sinh ra và lớn lên trong một đất nước có bề dày lịch sử, một dân tộc có truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp, mỗi
sinh viên lấy đó làm cơ sở động lực để rèn luyện bản thân, đồng thời, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc là cơ sở quan trọng để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh