KHÁI QUÁT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 69)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. KHÁI QUÁT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN ĐẠIHỌC THÁI NGUYÊN HỌC THÁI NGUYÊN

3.1. KHÁI QUÁT ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN ĐẠIHỌC THÁI NGUYÊN HỌC THÁI NGUYÊN theo Nghị định số 31/CP ngày 04/4/1994 của Chính phủ, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông Nam giáp hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc và phía Nam tiếp giáp với huyện Sóc Sơn thuộc ngoại thành Hà Nội. Thái Nguyên là tỉnh có địa hình khá đa dạng, bao gồm: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp, với 9 đơn vị hành chính gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 9 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Dìu, Sán Chay, Dáy và người Hoa, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 30% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc sinh sống rải rác ở các vùng cao, vùng sâu nên trình độ sản xuất cũng như phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt của nhiều cộng đồng dân tộc còn lạc hậu, mức sống và điều kiện sống thấp, chậm được cải thiện. Điều kiện giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Thái Nguyên là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cách cảng Hải Phòng 200 km. Hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt, đường sông kết nối với các tỉnh thành. Đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 69)