Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động Đoàn, Hộ

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 134 - 137)

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên là tổ chức quan trọng, là trường học giáo dục thanh niên thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, phát huy vai trò của Đoàn, Hội sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đoàn viên, sinh viên trong nhà trường. Trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho đoàn viên, sinh viên, Đoàn, Hội phải thể hiện tính tiên phong của mình.

Trong thời gian tới, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các hoạt động để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, cụ thể như sau:

Cần phát huy tốt vai trò chỉ đạo của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Đại học Thái Nguyên trong việc tổ chức và thu hút sinh viên vào các phong trào chính trị, xã hội; chủ động đề ra các hoạt động và phong trào thi đua cho đoàn viên, sinh viên. Đoàn, Hội cần xây dựng nội dung, kế hoạch từng hoạt động cụ

thể. Để làm tốt các nội dung trên, đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các trường trong Đại học Thái Nguyên cần rèn luyện những phẩm chất, năng lực nhất định để có thể nắm bắt chính xác diễn biến tư tưởng, tình cảm của đoàn viên, hội viên. Đồng thời, Đại học Thái Nguyên cần cử các cán bộ Đoàn, Hội tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, hội thảo liên quan đến công tác đoàn, công tác

giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Từ đó, cán bộ Đoàn, Hội có thể đề xuất hoặc tìm ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.

Đoàn, Hội là trường học giáo dục thanh niên, sinh viên, chính vì vậy cần có nội dung và hình thức giáo dục phong phú, đa dạng và sinh động để thu hút đoàn viên, sinh viên. Cần chú trọng nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên gắn với đạo đức Hồ Chí Minh như: Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn; Tổ chức các lớp học, sinh hoạt chính trị, cuộc thi tìm hiểu học tập các môn Lý luận chính trị; Đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2012 - 2030; Làm tốt công tác nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, kịp thời định hướng nhận thức và hành động cho đoàn viên, sinh viên; tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho đoàn viên, sinh viên.

Đoàn, Hội các trường trong Đại học Thái Nguyên phải chú trọng đưa các hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên đi vào chiều sâu, gắn với nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học, là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi sinh viên. Cần tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; tham gia xây dựng môi trường học tập văn minh, thân thiện. Bên cạnh những câu lạc bộ tình nguyện, Đoàn, Hội cần thành lập thêm nhiều câu lạc bộ học tập, nghiên cứu khoa học là nơi để sinh viên học hỏi, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn; tổ chức thường xuyên các phong trào như “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”, “Tuần Khoa học”, “Triển lãm sáng tạo”, “Sáng tạo khởi nghiệp”… Các phong trào này sẽ hướng mục tiêu học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên vào những vấn đề thực tiễn của đời sống. Ngoài ra, Đoàn, Hội cần tổ chức những buổi nói chuyện, định hướng nghề, giới thiệu việc làm, liên kết với các doanh nghiệp để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt

động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho sinh viên nhân kỉ niệm những ngày lễ lớn của đất nước… Những hoạt động này tác động lớn tới nhận thức và hành động của sinh viên, làm cho sinh viên thấy được giá trị của truyền thống dân tộc và trách nhiệm rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước.

Cần lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. Hiện tại, trong Đại học Thái Nguyên có khoảng 40 câu lạc bộ đang hoạt động. Các câu lạc bộ là nơi gặp gỡ, giao lưu của các sinh viên. Các câu lạc bộ cần gắn nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào các buổi sinh hoạt, vừa giúp các câu lạc bộ mở rộng nội dung sinh hoạt, vừa đưa cuộc vận động đến với các hội viên một cách hiệu quả. Hoạt động này được tiến hành thông qua Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, định hướng của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Ưu điểm của phương pháp này làm đa dạng các hình thức tiếp cận với sinh viên. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi sự nhiệt tình và sáng tạo của từng câu lạc bộ.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong Đại học Thái Nguyên tiếp tục đổi mới và phát triển các phong trào tình nguyện vì cộng đồng: Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng các chương trình “Tiếp sức mùa thi ”, “Thanh niên tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo”, “Ngày chủ nhật đỏ”, “Mùa hè xanh”… và đưa những hoạt động này trở thành yêu cầu cần thực hiện đối với sinh viên để xét hạnh kiểm, rèn luyện. Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cần được tổ chức một cách thường xuyên, trải đều trong năm, diễn ra ở nhiều nơi, ở địa phương, trong các huyện của tỉnh Thái Nguyên và trong chính Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và tổng kết, trao đổi rút kinh nghiệm việc thực hiện các hoạt động tình nguyện, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân sinh viên và tập thể có thành tích cao trong các hoạt động tình nguyện. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về hoạt động tình nguyện, với thành phần là Ban Chấp hành Đoàn, Hội, cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn.

Hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong Đại học Thái Nguyên phải thực sự dân chủ, phải vì quyền lợi của đông đảo sinh viên trong toàn

trường, không vì lợi ích của một số ít người, cần bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu về công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, phối kết hợp với Phòng công tác sinh viên, Khoa chủ quan, bộ môn Lý luận chính trị… để tăng hiệu quả của công tác này trong toàn Đại học Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w