với thực trạng đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Hoàn thiện nhân cách là nhu cầu của bản thân mỗi sinh viên, đồng thời là yêu cầu khách quan của xã hội. Học tập là môi trường quan trọng để hình thành nhân cách cho sinh viên. Tham gia học tập tại Đại học Thái Nguyên, sinh viên tự khẳng định nhu cầu hoàn thiện nhân cách của mình.
Thông qua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, hoạt động đoàn, hội, qua lối sống, sinh hoạt cho thấy đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có ý thức vươn lên, hoàn thiện mình. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên Đại học Thái Nguyên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện. Điều đó thể hiện qua việc sinh viên không xác định được mục đích, lý tưởng sống của bản thân, đi học đại học chỉ để hài lòng bố mẹ, người thân, kết quả học tập yếu, kém, vi phạm nội quy, quy định của nhà trường như quay cóp, học hộ, thi hộ,
vi phạm pháp luật, chạy theo lối sống thực dụng, sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện game, ma túy, rượu, trộm cắp, lô đề, cờ bạc... có lối sống hưởng thụ, ích kỉ, ít quan tâm đến mọi người xung quanh và cộng đồng xã hội, thiếu sự kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo... Điều này thể hiện sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên. Vấn đề đặt ra là Đại học Thái
Nguyên cần nâng cao ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện, gắn với học tập đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
Như vậy, những mâu thuẫn nảy sinh trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên là mâu thuẫn giữa sự cần thiết về giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên với sự quan tâm của Đại học Thái Nguyên chưa thỏa đáng, giữa yêu cầu chất lượng của hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên với những hạn chế trong giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Đại học Thái Nguyên; giữa yêu cầu giáo dục với sự hạn chế của đội ngũ giảng viên và thực tiễn đời sống xã hội; giữa nhu cầu muốn hoàn thiện nhân cách với sự thiếu ý thức rèn luyện đạo đức Hồ Chí Minh của một bộ phận sinh viên Đại học Thái Nguyên. Đây là những vấn đề đặt ra, đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục này.
Tiểu kết chương 3
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, đào tạo nước ta, Đại học Thái Nguyên luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội cho cả nước nói chung, các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng.
Trên cơ sở khái quát những đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên, đặc điểm Đại học Thái Nguyên, luận án khẳng định Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, có vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyển giao công nghệ cho vùng trung du, miền núi phía Bắc. Đồng thời, luận án làm rõ những đặc điểm của sinh viên Đại học Thái Nguyên. Bên cạnh những đặc điểm chung, sinh viên Đại học Thái Nguyên còn có những đặc điểm riêng về thành phần, dân tộc, ngành nghề đào tạo, chất lượng đầu vào... ảnh hưởng đến nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh.
Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên qua giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức, đoàn thể, thông qua vai trò của đội ngũ giảng viên và sự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ ưu điểm, hạn chế của hoạt động giáo dục này, chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó; bước đầu làm rõ những vấn đề đặt ra, là những vấn đề cần giải quyết trong công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh Đại học Thái Nguyên.
Trên cơ sở lý luận của chương 2 và cơ sở thực tiễn của chương 3, tác giả luận án nghiên cứu những nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
Chương 4