8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
4.2.3. Khuyến khích với cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp
4.2.3.1. Đối với Bộ Tài chính
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán
Hiện nay, trên thực tế vẫn còn một số vấn đề gây khó khăn vướng mắc cho cả các DN và công ty kiểm toán trong quá trình vận dụng những chuẩn mực kế toán (CMKT) như một số vấn đề chưa được quy định đầy đủ, cụ thể hoặc có sự không nhất quán giữa CMKT với các văn bản hướng dẫn, làm ảnh hưởng đến tính rõ ràng, nhất quán của các BCTC. Đồng thời, hệ thống CMKT được ban hành từ năm 2005 và chưa được cập nhật, trong khi CMKT quốc tế thường xuyên được cập nhật và điều
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
Tuy nhiên, cùng với những biến động khó lường của nền kinh tế, trong đó các giao dịch kinh tế phức tạp xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng, việc lập
và trình bày BCTC vì thế cũng đòi hỏi cần phải cụ thể và chặt chẽ hơn. Cùng với đó, người sử dụng BCTC cũng mong muốn biết được nhiều thông tin chi tiết và đầy đủ hơn về cuộc kiểm toán, muốn KTV trình bày và đưa ra nhận xét về nhiều phương diện trong thông tin tài chính của đơn vị, bên cạnh việc chỉ xác nhận về tính trung
Học viện Ngân hàng 62 Khóa luận tốt nghiệp
chỉnh. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần kết hợp với các cơ quan liên quan
để xem xét bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán bằng cách: - Tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của các CMKT đã ban hành, chỉnh sửa bổ sung để tạo sự thống nhất giữa các chuẩn mực hoặc giữa CMKT với các văn bản pháp luật liên quan, giúp tạo điều kiện cho các DN trong quá trình áp dụng và cho các cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra.
- Đẩy nhanh việc sửa đổi và hệ thống hóa CMKT Việt Nam dựa trên chuẩn mực
lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRS) hiện hành; bổ sung thêm một số CMKT về công cụ tài chính, tổn thất tài sản, xem xét quy định về đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý...
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống CMKiT
Các DN kiểm toán cần tuân thủ yêu cầu của các CMKiT về hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán. Đối với một số trường hợp đặc biệt như DN có liên quan
đến các vụ kiện đang được xét xử, hoặc các gian lận đang được điều tra và đã được công bố có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, thì cần đảm bảo là báo cáo kiểm toán
đã đề cập đến các thông tin liên quan.
Loại YKKT cần được phát hành phù hợp với việc liệu thông tin liên quan đã được trình bày và thuyết minh đầy đủ hay chưa. Ví dụ như BCTC đã thuyết minh đầy
đủ thông tin trọng yếu thì DN kiểm toán có thể phát hành YKKT chấp nhận toàn phần
có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh, còn trong trường hợp ngược lại thì có thể phát hành ý kiến ngoại trừ hoặc trái ngược tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng lan tỏa của thông tin.
Để nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, các cơ quan quản lý và hiệp hội nghề nghiệp có thể xem xét điều chỉnh các yêu cầu về trình bày báo cáo kiểm toán.
Theo quy định của CMKiT Việt Nam hiện hành, báo cáo kiểm toán phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng theo đúng mẫu quy định, nhất quán cả về tiêu đề và thứ tự các mục/nội dung. Các thông tin trong báo cáo kiểm toán bao gồm: đối tượng của cuộc kiểm toán, thành phần của BCTC được kiểm toán, trách nhiệm của ban giám đốc đơn vị được kiểm toán và của KTV, tóm tắt công việc của KTV. và cuối cùng là ý kiến của KTV về BCTC được kiểm toán. Mẫu báo cáo kiểm toán này đã cho thấy
nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, qua rất nhiều năm.
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
thực và hợp lý của BCTC được kiểm toán như trong mẫu báo cáo kiểm toán hiện hành.
Dựa trên yêu cầu này, vào năm 2012, Ủy ban CMKiT và dịch vụ đảm bảo quốc tế (IAASB) đã thực hiện một dự án nhằm thay đổi mẫu báo cáo kiểm toán. Sau một thời gian công bố dự thảo mẫu báo cáo kiểm toán mới và thu thập góp ý từ các chuyên gia, hiệp hội nghề nghiệp trên toàn thế giới, trong tháng 1/2015, IAASB đã công bố CMKiT quốc tế 700 có sửa đổi, trong đó đưa ra những thay đổi đối với báo cáo kiểm toán nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng BCTC và cung cấp những giá trị mà người sử dụng đang tìm kiếm đối với các BCTC đã kiểm toán. Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý và hiệp hội nghề nghiệp cần tham khảo và tiến tới yêu cầu các DN kiểm toán áp dụng mẫu báo cáo kiểm toán mới này vào các cuộc kiểm toán BCTC của các công ty đại chúng. Điều này sẽ góp phần làm tăng chất lượng của cả báo cáo kiểm toán và của cuộc kiểm toán.
Thứ ba: Hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kiểm toán
Bộ Tài chính cần có các biện pháp hạn chế tình trạng cạnh tranh về phí kiểm toán, gây ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán hiện nay. Sự cạnh tranh không lành mạnh này đã làm hạ thấp phí kiểm toán trong khi điều cần thiết là cần phải nâng cao chất lượng kiểm toán.
Do đó, đối với các DN niêm yết, Bộ Tài chính cần áp dụng một mức phí tối thiểu dựa vào các tiêu chí như tổng tài sản hoặc nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận... để giảm thiểu tình trạng kiểm toán với bất kỳ giá phí nào.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần quy định đối với các DN niêm yết, công ty đại chúng không được tùy ý hủy bỏ hợp đồng kiểm toán và thay đổi KTV, trừ một số trường hợp bất khả kháng. Nếu bắt buộc phải hủy bỏ hợp đồng và đổi sang công ty kiểm toán
Học viện Ngân hàng 64 Khóa luận tốt nghiệp
khác, thì trách nhiệm của các DN trên và DN kiểm toán là phải có báo cáo giải thích lý do rõ ràng vì sao thay đổi hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Thứ tư: Nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, KTV hành nghề
Đối với đề xuất này, KTV nên cân nhắc áp dụng cấp chứng chỉ hành nghề cho mọi đối tượng muốn hành nghề kế toán, chứng chỉ này nên do hiệp hội hành nghề kế toán đào tạo và cấp như tại một số quốc gia Anh, Úc, Mỹ, Singapore... Ngoài ra, chỉ nên cấp chứng chỉ kế toán trường cho những người đã học chuyên ngành kế toán hoặc
kinh doanh và đã hoàn thành các môn học chuyên môn về kế toán, đồng thời đã có kinh nghiệm làm kế toán ít nhất 2 năm, việc này nhằm đảm bảo người làm kế toán trưởng có đủ cả kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc thực tế. Như vậy, trong tương lai gần, ngành kinh tế nước ta sẽ có được một đội ngũ những người hành
nghề kế toán chuyên nghiệp hơn và có đạo đức nghề nghiệp.
4.2.3.1. Đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
VACPA cần tăng cường vai trò của hiệp hội nghề nghiệp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán qua các hình thức kiểm tra, giám sát, trao đổi, cập nhật kiến thức. Cụ thế, VACPA cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các DN kiểm toán; chủ trì tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các
DN kiểm toán cũng như phổ biến các vi phạm thường gặp để các DN kiểm toán rút kinh nghiệm; tăng cường công tác đào tạo cập nhật hàng năm bằng cách tổ chức các đợt đào tạo tập trung, tọa đàm giải đáp thắc mắc của các DN kiểm toán.
KẾT LUẬN
Báo cáo kiểm toán ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng đối với người sử dụng
trước khi đưa ra các quyết định kinh tế, đặc biệt là báo cáo kiểm toán về BCTC của các DN niêm yết trên TTCK. Có nhiều nội dung trên báo cáo kiểm toán, trong đó YKKT là vấn đề cần được ưu tiên quan tâm và chú trọng. YKKT được tin cậy và phát hành phổ biến nhất là YKKT chấp nhận toàn phần, theo đó, các thông tin trên BCTC kèm theo của đơn vị được kiểm toán phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền của DN. Tuy nhiên, bên cạnh báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, còn có YKKT ngoại trừ, YKKT trái ngược, từ chối đưa ra ý kiến và YKKT với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh hoặc vấn đề khác. Với các DN xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019, chỉ có 3 dạng YKKT được phát hành gồm: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh và YKKT ngoại trừ. Trong báo cáo kiểm toán bán niên và báo cáo kiểm toán cuối niên độ của từng năm, KTV có thể đưa ra 2 loại ý kiến khác nhau do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước khi đọc và phân tích các số liệu trên BCTC, người đọc cần xem xét dạng YKKT được phát hành để cân nhắc xem liệu có thể tin tưởng vào các số liệu trên BCTC được không. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể giúp những người sử dụng BCTC của một DN niêm yết có thể sử dụng BCTC giữa niên độ đã kiểm toán được công bố để dự đoán YKKT cuối niên độ sẽ phát hành nhằm phân tích và đưa ra những quyết định kinh tế kịp thời; hoặc có thể sử dụng để “kiểm chứng” YKKT do KTV phát hành có phù hợp không.
Với việc đưa 7 biến độc lập vào mô hình, thực hiện kiểm định tính phù hợp của bộ dữ liệu, kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất và chạy mô hình hồi quy đa biến, kết quả của nghiên cứu có độ tin cậy cao phù hợp với số lượng mẫu là toàn bộ tổng thể của các DN xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2015 - 2019. Kết quả cuối cùng cho thấy hai biến là Nhóm/Loại công ty kiểm toán và Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù có ảnh hưởng ngược chiều và biến Khả năng thanh toán hiện hành có ảnh hưởng thuận chiều đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ.
Học viện Ngân hàng 65 Khóa luận tốt nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Sau khi có kết quả mô hình hồi quy đa biến phù hợp nhất, thấy được ảnh hưởng
của các biến độc lập tới sự khác biệt YKKT giữa niên độ và cuối niên độ, tác giả đưa ra các phân tích, luận giải, thảo luận về kết quả nghiên cứu. Các kết quả của mô hình có cả sự phù hợp và khác biệt với kết luận của các công trình nghiên cứu trước. Ngoài
ra, cũng khá hợp lý và phù hợp với thực tế khi một DN niêm yết được kiểm toán bởi công ty kiểm toán lớn và có kinh nghiệm chuyên môn trong ngành thì tần suất nhận được kết luận kiểm toán bán niên khác với YKKT cuối niên độ sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra một kết quả mới rằng khả năng thanh toán hiện hành cao thì sẽ gây ra nhiều khác biệt giữa kết luận kiểm toán trong báo cáo bán niên và YKKT trong báo cáo cuối niên độ hơn.
Sau khi phân tích kết quả của mô hình, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất với các DN xi măng niêm yết, các DN kiểm toán và các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như hiệp hội nghề nghiệp.
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
Học viện Ngân hàng 67 Khóa luận tốt nghiệp
cứu trong tương lai có thể xem xét thực hiện: mở rộng đối tượng nghiên cứu (không chỉ là DN niêm yết trên HOSE và HNX, mà mở rộng ra các sàn chứng khoán khác như UPCOM, OTC.; kết hợp nghiên cứu với các DN xây dựng hoặc DN kinh doanh bất động sản là các loại hình DN có đặc điểm khá tương đồng, hoặc nghiên cứu sang các ngành nghề kinh doanh khác.) và bổ sung các biến độc lập vào mô hình, đánh giá và phân tích xem liệu YKKT có bị ảnh hưởng bởi phí kiểm toán, tuổi của DN được kiểm toán, thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán, mức độ thao túng lợi nhuận. hay không.
Từ những kết quả của mô hình nghiên cứu định lượng, tác giả đã đưa ra một số đề xuất với các đối tượng có liên quan để tăng cường sự lành mạnh, minh bạch hóa thông tin tài chính và tăng cường sự phù hợp của YKKT được phát hành.
68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmet (2016), ‘Determining factors affecting audit opinion: Evidence from Turkey’, International Journal OfAccounting and Financial Reporting, 6 (2). 2. Arellano, M. (2004), Panel Data Econometrics, Oxford University Press, New
York, USA.
3. Balsam, S., J, Krishnan, and J. S. Yang (2003), ‘Auditor Industry Specialization and Earnings Quality’, Auditing: A Journal of Practice & Theory, 22 (2), 71-97. 4. Bản tin Ngành xi măng 6 tháng đầu năm 2019 (2019), truy cập ngày 10 tháng 05
năm 2020 từ <https://www.vietdata.vn/ban-tin-nganh-xi-mang-6-thang-dau-nam
2019947212424>.
5. Becker, C. L., M. L. DeFond, M. L. Jiambalvo, J. and K. R. Subramanyam (1998),
‘The Effect of Audit Quality on Earning Management’, Contemporary Accounting
Research, 15 (1), 1-24.
6. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012. 7. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải
là ý kiến chấp nhận toàn phần, ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012.
8. Bộ Tài chính (2015), Chuẩn mực số 2410: Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện, ban hành ngày 08 tháng 05 năm
2015.
9. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin
trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015.
10. Bolton, R. N. (1998), ‘A Dynamic Model of Duration of the Customer’s Relationship with a Continuous Service Provider: The Role of Satisfaction’,
Marketing Science, 17 (1), 45-65.
10. Bonner, S. E., Z. Palmrose, and S. Young (1998), ‘Fraud Type and Auditor Litigation: An Analysis of SEC Accounting and Auditing Enforcement Releases’,
The Accounting Review, 73 (4), 503 - 532.
11. Bùi Thị Thủy (2013), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam’, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
69
<https://unitrain.edu.vn/cac-quy-dinh-tai-chinh-ke-toan-kiem-toan-doi-voi-
doanh-nghiep-hoat-dong-tai-viet-nam∕>.
14. Caramanis, C. & Spathis, C. (2006), ‘Auditee and audit firm characteristics as determinants of audit qualifications: Evidence from the Athens stock exchange’,
Managerial Auditing Journal, 21 (9), 905-920.
15. Carcello, J. V., and A. L. Nagy (2004), ‘Client Size, Auditor Specialization and Fraudulent Financial Reporting’, Managerial Auditing Journal, 19 (5), 651-668. 16. Carey, P., and R. Simnett (2006), ‘Audit Partner Tenure and Audit Quality’, The
Accounting Review, 81 (3), 653-676.
17. Cenker, W. J., and A. L. Nagy (2008), ‘Auditor Resignations and Auditor Industry Specialization’, Accounting Horizons, 22 (3), 279-295.
18. Chen, K. Y., J. L. Liu, and K. L. Lin (2003), ‘Industry Specialist, Client Satisfaction and Audit Fees’, The International Journal of Accounting Studies, 37, 31-52.
19. Chung, H., and S. Kallapur (2003), ‘Client Importance, Non-Audit Services, and Abnormal Accrual’, The Accounting Review, 78 (4), 931-955.