Biến độc lập

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và ý kiến kiểm toán cuối niên độ nghiên cứu DN ngành xi măng niêm yết trên TTCKVN (Trang 65 - 67)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.3.2. Biến độc lập

- Khách hàng mới/khách hàng cũ (TENURE): Biểu hiện bằng việc các DN có thay đổi công ty kiểm toán qua từng năm hay không. Nếu là khách hàng cũ (năm trước vẫn công ty này kiểm toán) thì tác giả khóa luận sẽ ghi vào bảng tính excel,

Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA

trong cột TENURE của từng năm là 1. Neu là khách hàng mới, năm trước là công ty khác kiểm toán thì ghi là 0.

- Chuyên gia trong ngành (SPECIALIST): Bien này đo lường việc chuyên môn hóa ngành dựa trên kinh nghiệm kiểm toán trong ngành của KTV, biểu hiện bằng số lượng khách hàng là các công ty xi măng của một DN kiểm toán lũy kế tính đến năm hiện tại so với bình quân lĩnh vực kiểm toán. Một công ty được kiểm toán bởi một chuyên gia trong ngành thì biến được đặt giá trị 1, và nếu không thì được đặt giá trị 0.

- Quy mô DN (Log ass): Theo Becker & cộng sự (1998), quy mô DN có thể được sử dụng như một biện pháp thay thế cho nhiều biến bị thiếu nhằm giảm sai số đo lường. Do đó, bài viết lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản để đo lường quy mô công ty.

- Hệ số nợ trên tổng tài sản (Deb rate): DeFond & Jiambalvo (1994) và Dechow & Sweeney (1995) nhận thấy rằng tỷ lệ nợ DN càng cao thì càng làm tăng khả năng của các khế ước nợ và thao túng thu nhập. Các công ty có tỷ lệ nợ DN cao thường hoạt động dưới hợp đồng nợ có sự hạn chế các chủ nợ một cách nghiêm ngặt hơn. Tỷ lệ nợ được tính toán bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản.

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Cur ra): khi tính thanh khoản tương đối của tài sản công ty tăng lên, khả năng khủng hoảng tài chính sẽ giảm. Tốc độ dòng chảy cao hơn có nghĩa là tình hình tài chính tốt hơn và làm tăng khả năng đối phó với nhu cầu vốn ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành được tính bằng tổng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Log re): Theo Laitinen (1998), DN có lợi nhuận thấp và tốc độ tăng trưởng chậm sẽ có khả năng nhận được nhiều hơn ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, nghiên cứu của Kirkos & cộng sự (2007) cho kết quả rằng DN có lợi nhuận thấp thường có báo cáo kiểm toán với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần.

- Nhóm công ty kiểm toán (Audfirm): Nghiên cứu của Keasey & cộng sự (1988) nhận thấy rằng các DN được kiểm toán bởi một hãng kiểm toán lớn thì nhận được YKKT không chấp nhận toàn phần nhiều hơn. Trong đề tài này, tác giả đặt giá trị của biến này là 1 nếu công ty kiểm toán thuộc Big 4 (EY, KPMG, PwC, Deloitte) và là 0 nếu công ty kiểm toán là các công ty khác không nằm trong Big 4.

Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và ý kiến kiểm toán cuối niên độ nghiên cứu DN ngành xi măng niêm yết trên TTCKVN (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w