Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và ý kiến kiểm toán cuối niên độ nghiên cứu DN ngành xi măng niêm yết trên TTCKVN (Trang 57)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Những năm đầu thế kỷ 20 (1909), nhà máy Xi măng Hải Phòng bắt đầu đi vào hoạt động và trở thành nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên của Việt Nam. Với dây chuyền sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp ướt, Xi măng Hải Phòng chiếm vị thế độc tôn trên thị trường cho đến hết những năm 1970. Xi măng Hải Phòng trở thành cái nôi của xi măng Việt Nam không chỉ vì nó được xây dựng và phát triển đầu tiên, mà chính tại đây đã hình thành hình ảnh của một ngành xi măng hiện đại.

Sau ngày hòa bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954 và đặc biệt từ khi Bộ Xây dựng ra đời năm 1958, ngành xây dựng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển gắn liền với sự định hướng và chỉ đạo từ Nhà nước, nhà máy Xi măng Hải Phòng lại càng thể hiện được vai trò trụ cột của mình trong sứ mệnh cung cấp nhiều chủng loại xi măng khác nhau với khối lượng ngày càng cao. Cũng trong khoảng thời gian này, vào năm 1964, tại Kiên Lương, Kiên Giang, nhà máy Xi măng Hà Tiên được xây dựng.

Vào năm 1975, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh đã đòi hỏi nguồn cung cấp xi măng với khối lượng lớn, chất lượng cao và phong phú về chủng loại. Từ đây, ngành xi măng bắt đầu chuyển mình sang giai đoạn mới. Sang các năm 1976 - 1977, Việt Nam khởi công xây dựng 2 nhà máy quy mô công suất lớn, với công nghệ tiên tiến của thế giới, đó là dây chuyền xi măng Hoàng Thạch và xi măng Bỉm Sơn.

Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam, dù trong điều kiện kinh tế còn

Học viện Ngân hàng 37 Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này, bài viết đã nêu lên các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Ngoài ra, tác giả đã trình bày thiết kế nghiên cứu để có thể khái quát hóa toàn bộ quá trình tiếp cận và thực hiện được nghiên cứu.

Những nội dung chính được trình bày trong chương 2 bao gồm: - Các giả thuyết nghiên cứu

- Cách tiếp cận đề tài nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu

- Mô hình nghiên cứu

Từ những nội dung đã được nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã cơ bản đưa ra tiền đề cho những nội dung trong các chương tiếp theo.

Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA

nhiều khó khăn, năng lực quản lý còn hạn chế, nhà nước vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, sự ra đời của Xi măng Hoàng Thạch là một ví dụ điển hình. Trong thời kỳ bùng nổ về số lượng dự án và nhà đầu tư này, các DN Nhà nước ở các tỉnh đã bộc lộ khó khăn về nguồn tài chính, do đó Nhà nước đã kêu gọi sự tham gia của các DN nước ngoài, liên kết với các DN Việt Nam bằng hình thức cổ phần, liên doanh. Các DN liên doanh xi măng mới như Nghi Sơn, Chinfon, Luxvaxi, Holcim lần lượt ra đời, tạo ra sức sống mới cho xi măng Việt Nam. Cũng trong giai

Học viện Ngân hàng 39 Khóa luận tốt nghiệp

đoạn này, sự vào cuộc của các tổ chức nghiên cứu công nghệ xi măng mới, các trường đào tạo mới... đã làm cho ngành xi măng phát triển thêm mạnh mẽ.

Tuy nhiên, các dây chuyền xi măng lò đứng cơ giới hóa này vẫn bộc lộ những nhược điểm về sự ổn định chất lượng và vấn đề bảo vệ môi trường. Mặc dù rất cố gắng nhưng với hạn chế về nguồn vốn của Nhà nước, cơ chế quản lý cồng kềnh, các DN xi măng Nhà nước không thể huy động được nguồn vốn lớn, phải rút ngắn thời gian đầu tư. Vì vậy, nguồn clinker, xi măng tại Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Năm 2005, nhờ quyết định 108/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn cho xi măng được huy động tối đa, nhiều nhà đầu tư tư nhân đã tích cực tham gia. Quy trình đầu tư xi măng được đổi mới, tiến độ đầu tư được đẩy nhanh và chỉ sau 5 năm, kể từ ngày quy hoạch có hiệu lực, vào năm 2010, Việt Nam lần đầu tiên đã trở thành nước tự chủ về nguồn xi măng được sản xuất từ clinker nội địa, chấm dứt hàng trăm năm phụ thuộc vào nguồn xi măng nhập khẩu từ nước ngoài. Đến năm 2014, Việt Nam cũng đã trở thành nước xuất khẩu xi măng, clinker đứng thứ 2 thế giới và đã vươn lên vị trí số 1 vào năm 2017 trong lĩnh vực này.

Đồng thời, trong những năm sau 2010, các nhà máy xi măng lò đứng của Việt Nam đã tự giải thể, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đóng góp một khối lượng lớn xi măng trong thời kỳ tái xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước, đặc biệt là đường bê tông xi măng nông thôn, góp phần quan trọng trong tạo dựng nông thôn mới. Cùng với đó, các dây chuyền sản xuất xi măng lò quay bằng phương pháp ướt cũng đã chuyển sang lò quay bằng phương pháp khô hiện đại.

Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam ở bậc cao thứ 5 thế giới với tổng công suất thiết kế trên dưới 100 triệu tấn. Tuy nhiên yêu cầu đối với mọi lĩnh vực công nghiệp, trong đó có xi măng trong thời đại ngày nay là rất cao. Xi măng Việt Nam còn tồn tại nhiều dây chuyền công suất nhỏ, cần được đầu tư cải tiến về kĩ thuật công nghệ, hoặc sáp nhập để trở thành DN lớn có điều kiện đầu tư sâu hơn. Số lượng dây chuyền sản xuất quá lớn so với tổng công suất thiết kế dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tăng sức cạnh tranh cho ngành xi măng và các vấn đề về môi trường. Do vậy, khi các dự án tiến hành chuyển đổi quy mô đầu tư, triển vọng mở ra cho ngành xi măng Việt

Học viện Ngân hàng 40 Khóa luận tốt nghiệp

Nam là rất lớn, các DN xi măng có thể trở thành những cơ sở sản xuất có quy mô lớn, với hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường ngày càng được cải thiện.

3.1.1. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các DN liên doanh đang chiếm khoảng 2/3 thị phần xi măng của cả nước. 9 DN thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hải Phòng và Hải Vân) chiếm gần 40% thị phần xi măng cả nước. Các DN liên doanh (Holcim, Chinfon, Nghi Sơn) chiếm khoảng 30% thị phần. Còn lại là các DN xi măng nhỏ lẻ và xi măng địa phương khác.

Như trong sơ đồ 3.1, có thể thấy 2 công ty là Hoàng Thạch và VICEM Hà Tiên lần lượt chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường xi măng miền Bắc và miền Nam, 2 công ty này đều thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Cùng với đó, thị trường miền Bắc và miền Nam là hai thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất cả nước, với nhu cầu tập trung chính ở hai khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ (chiếm 48% tổng tiêu thụ cả nước). Dan đầu thị phần của cả hai khu vực là những DN có thị phần nội địa vững chắc và có những lợi thế mạnh về hệ thống phân phối trong nước, về công nghệ cũng như giá thành sản xuất.

Biểu đồ 3.1. Thị phần các DNxi măng Việt Nam năm 2019

(Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam, FPTS ước tính)

STT Công ty Mức tăng Thời điểm áp dụng

1 Vicem Hà Tiên 1______ 50,000 đồng/tấn đối với xi măng bao các loại 26/09/201 2 Vicem Hoàng Thạch 50,000 đồng/tấn đối với xi măng bao PCB30,PCB40 và 20,000 đồng/tấn đối với PCB40 rời 926/09/201 3 Vicem Hải Vân 50,000 đồng/tấn đối với xi măng bao PCB30,PCB40, xi măng PC40 và 20,000 đồng/tấn

đối

26/09/201 9

Học viện Ngân hàng 41 Khóa luận tốt nghiệp

Đồng thời, có thể thấy nhu cầu xi măng liên tục tăng trong những năm gần đây, gắn liền với tốc độ phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng.

Theo các Báo cáo của Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA), tính tới hết tháng 7/2019, thị trường xi măng Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ trong 7 tháng đầu năm tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tăng trưởng mạnh mẽ bắt đầu từ Quý 2 và xu hướng tăng tiếp diễn tới cuối năm. Trung bình lượng tiêu thụ xi măng tăng mạnh trong Quý 2 và Quý 4 do đây là hai thời điểm tương ứng với mùa khô ở miền Nam và sau Tết. Do vậy, điều này cũng ảnh hưởng đến lượng tồn kho xi măng và clinker tại nhà máy: tăng vào quý 1 và thiếu hụt vào quý 3.

Cũng trong 7 tháng đầu năm 2019, tiêu thụ xi măng trong nước tăng 21% đạt 37.3 triệu tấn, xuất khẩu tăng trưởng 64% đạt 17.7 triệu tấn. Không chỉ lượng xuất khẩu tăng mạnh mà giá xuất khẩu cũng duy trì được ở mức cao, với giá FOB clinker dao dộng từ 38 - 40 USD/tấn (tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2017). Tới thời điểm hiện tại, Philippines và Trung Quốc vẫn là hai thị trường nhập khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đứng đầu thị trường xuất khẩu clinker & xi măng của Việt Nam (chiếm 40.5% tổng lượng xuất khẩu), tăng 67.9% về lượng và 92.2% về giá trị so với cùng kỳ. Trước đó, vào năm 2018, xuất khẩu tăng đến 45.5% nhờ nhu cầu tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân xuất phát từ chính sách đóng cửa bớt các nhà máy thép và xi măng để hạn chế ô nhiễm môi trường của chính phủ Trung Quốc từ năm 2017. Động thái này đã làm giảm 10% công suất sản xuất xi măng của nước này, gây nên tình trạng thiếu hụt tạm thời ở một số tỉnh biên giới giáp Việt Nam. Trong năm 2018, giá clinker tại các vùng ven biển Trung Quốc là 440 nhân dân tệ/tấn (khoảng 66 USD/tấn). Trong khi đó, giá clinker xuất khẩu của Việt Nam chỉ 38.8 USD/tấn. Sự chênh lệch giá này đã thúc đẩy các thương nhân nhập khẩu clinker từ Việt Nam để bán tại các khu vực duyên hải của Trung Quốc.

Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA

Học viện Ngân hàng 42 Khóa luận tốt nghiệp

Biểu đồ 3.2. Sản lượng tiêu thụ xi măng Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019

(Nguồn: Hiệp hội Xi măng Việt Nam, FPTS tổng hợp)

Ngoài ra, trong khoảng thời gian gần đây, các DN Việt Nam đang hướng tới một thị trường tiềm năng hơn cho việc xuất khẩu xi măng là Australia. Theo các số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, thì 06 tháng đầu năm 2019 xi măng và clinker xuất khẩu sang Australia tăng 13 lần về lượng và 5.9 lần về giá trị. Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, Xi măng Hà Tiên (Mã chứng khoán: HT1) đã trao đổi về việc phát triển dây chuyền và công nghệ đóng bao mới để phục vụ riêng cho thị trường Australia, nếu triển khai thành công hứa hẹn sẽ đem tới cho ngành xi măng Việt Nam một thị trường xuất khẩu mới tiềm năng vì giá xi măng tại Australia hiện cao gấp nhiều lần giá xi măng tại khu vực Đông Nam Á (Giá xi măng bao đa dụng tại Australia hiện rơi vào khoảng 0.4 - 0.5 AUD/kg ~ 7,000 VNĐ/kg, trong khi đó xi măng đa dụng bao 50 kg của Hà Tiên bán trên thị trường hiện nay có giá chỉ khoảng 1,750 VNĐ/kg).

Bảng 3.1. Mức giá xi măng của một số công ty tính tới thời điểm cuối tháng 9/2019

4 Xi măng Bỉm Sơn 50,000 đồng/tấn đối với xi măng bao các loạivà 20,000 đồng/tấn đối với xi măng rời_______ 919/09/201 5 Vicem Hoàng Mai 50,000 đồng/tấn đối với xi măng bao các loại

và 20,000 đồng/tấn đối với xi măng rời_______

26/09/201 9

Đối với giá xi măng nội địa, tính từ thời điểm đầu năm tới hết tháng 07/2019, xi măng đã tăng giá khoảng 2 lần với tổng mức tăng từ 50,000 - 70,000 đồng/tấn tùy loại, nguyên nhân chính là sự tăng lên của chi phí năng lượng bao gồm giá điện và giá xăng. Vào thời điểm cuối tháng 09/2019, một số công ty xi măng lớn bắt đầu tiếp tục tăng giá xi măng, cụ thể như bảng 3.1.

Việc tăng giá được một vài công ty lý giải là do chi phí tăng, tuy nhiên ảnh hưởng của chi phí đẩy đã được phản ánh vào thời điểm gần giữa năm 2019, cùng với đó, nhiều DN xi măng liên tục báo lãi vượt kế hoạch thời gian gần đây, vì vậy nhiều khả năng rằng cán cân cung cầu đang dịch chuyển nghiêng về phía cầu và việc tăng giá trong quý 03/2019 là do cầu kéo.

3.2. Phương thức thu thập số liệu và kích thước mẫu

3.2.1. Phương thức thu thập số liệu

Dữ liệu chính phục vụ nghiên cứu được lấy từ các BCTC (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của các DN ngành xi măng niêm yết trên SGDCK Hà Nội và SGDCK TP.HCM căn cứ vào BCTC đã được kiểm toán và các tạp chí, website công bố trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Các BCTC này đều được lấy từ trang web http://finance.vietstock.vn.

Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được tác giả thu thập như sau:

• Chỉ tiêu Khách hàng mới/khách hàng cũ (TENURE) được lấy trên báo cáo kiểm toán được đính kèm trong BCTC, trong đó có ghi tên công ty kiểm toán: nếu là khách hàng cũ (năm trước vẫn công ty này kiểm toán), tác giả sẽ ghi lại trên bảng tính excel, trong cột TENURE tương ứng với từng năm của mỗi DN là 1; nếu khách hàng mới, năm trước là công ty khác kiểm toán thì ghi là 0.

• Chỉ tiêu Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù (SPECIALIST): được tính dựa trên số lượng các khách hàng xi măng mà một công ty kiểm toán thực hiện được từ lúc bắt đầu hoạt động lũy kế tính đến năm hiện tại so với bình quân các công ty kiểm toán. Nếu lớn hơn bình quân, tác giả ghi giá trị là 1, nếu nhỏ hơn thì ghi giá trị là 0

• Chỉ tiêu nhóm công ty kiểm toán (Aud_firm) cũng được lấy trên báo cáo kiểm toán hàng năm của DN, tác giả đặt giá trị của biến này là 1 nếu công ty kiểm toán thuộc Big 4 (EY, KPMG, PwC, Deloitte) và là 0 nếu công ty kiểm toán là các công ty

(Nguồn: abf.com.vn)

Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA

khác không nằm trong Big 4.

• Chỉ tiêu Quy mô DN (Log_ass): tác giả lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.

• Chỉ tiêu Khả năng thanh toán ngắn hạn (Cur_ra): tác giả lấy chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán để tính toán.

• Chỉ tiêu Hệ số nợ trên tổng tài sản (Deb_rate): tác giả lấy tổng nợ phải trả và tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán để tính toán.

• Chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Log_re) được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán.

Như vậy, nghiên cứu đã có đầy đủ bộ chỉ tiêu TENURE, SPECIALIST, Log_ass, Cur_ra, Deb_rate, Log_re và Aud_firm để tiếp tục nghiên cứu.

3.2.2. Kích thước mẫu nghiên cứu

Với mục đích là nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố đến sự khác biệt YKKT trong BCTC bán niên và cuối niên độ của các DN, nên nghiên cứu sẽ cần thu thập các chỉ tiêu thống kê. Nghiên cứu đã lựa chọn tất cả những công ty hoạt động và niêm yết trên SGDCK TPHCM (HOSE) và SGDCK Hà Nội (HNX) thuộc ngành xi măng, trong giai đoạn 2015 - 2019, có niên độ kế toán trùng với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12), không thay đổi năm tài chính trong giai đoạn 2015 - 2019. Do đó, mẫu nghiên cứu hợp lệ được lựa chọn là 19 công ty, trong đó có 15 công ty thuộc sàn HNX và 4 công ty thuộc sàn HOSE.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và ý kiến kiểm toán cuối niên độ nghiên cứu DN ngành xi măng niêm yết trên TTCKVN (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w