8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.1. Giả thuyết khoa học
Nhân tố tầm quan trọng của đơn vị được kiểm toán được đo lường bằng phí kiểm toán của khách hàng đó trên tổng doanh thu của công ty kiểm toán, tuy nhiên dữ liệu này được bảo mật nên không thể thu thập được. Do đó, tác giả không đưa nhân tố này vào nghiên cứu.
Tiếp đến là các nghiên cứu trước liên quan đến nhóm chỉ tiêu tài chính của đơn vị được kiểm toán chỉ ra nhân tố tổng tài sản, hệ số nợ, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn có ảnh hưởng - đây là các nhân tố thuộc Bảng cân đối kế toán, do đó tác giả khóa luận muốn bổ sung thêm một biến tài chính thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để xem xét ảnh hưởng của nó, đó là nhân tố lợi nhuận (cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh), đây cũng là nhân tố được đưa ra trong một số nghiên cứu của phần tổng quan.
Đồng thời theo tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến dạng YKKT phát hành, nhân tố nhóm công ty kiểm toán cũng được tìm hiểu nên tác giả cũng sẽ bổ sung nhân tố nhóm công ty kiểm toán vào nghiên cứu.
Do vậy khóa luận sẽ tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố: Quy mô đơn vị được kiểm toán - tổng tài sản; Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn; Hệ số nợ trên tổng tài sản; Khách hàng mới/khách hàng cũ; Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù; Lợi nhuận; Nhóm công ty kiểm toán tới sự khác biệt giữa kết luận
Học viện Ngân hàng 30 Khóa luận tốt nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, bài nghiên cứu đã trình bày được những cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, chương 1 đã trình bày những đặc điểm chung của ngành sản xuất xi măng và lý luận về sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán trong báo cáo bán niên và YKKT trong báo cáo cuối niên độ của các DN gồm: Quy mô đơn vị được kiểm toán - tổng tài sản; Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn; Hệ số nợ trên tổng tài sản; Khách hàng mới/ khách hàng cũ; Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù; Tầm quan trọng của đơn vị được kiểm toán. Trong các chương tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các nhân tố này để tìm ra nhân tố nào tác động, nhân tố nào không tác động đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán trong báo cáo bán niên và YKKT trong báo cáo cuối niên độ của các DN ngành xi măng và mức độ tác động như thế nào (cùng chiều hay ngược chiều).
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ (sự khác biệt về YKKT).
Dựa vào nội dung phân tích ở chương 1, tác giả đưa ra các giả thuyết cần kiểm định cho đề tài nghiên cứu như sau:
H1: Quy mô đơn vị được kiểm toán (tổng tài sản) có ảnh hưởng thuận chiều tới sự khác biệt về YKKT.
H2: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn có ảnh hưởng ngược chiều tới sự khác biệt về YKKT.
H3: Hệ số nợ trên tổng tài sản có tác động ngược chiều tới sự khác biệt YKKT.
H4: KTV thay đổi khách hàng càng thường xuyên thì càng dễ xảy ra sự khác biệt giữa YKKT trong BCTC giữa kỳ và BCTC cuối kỳ.
Học viện Ngân hàng 32 Khóa luận tốt nghiệp
H5: Một công ty được kiểm toán bởi các chuyên gia trong ngành ít xảy ra sự khác biệt giữa YKKT trong BCTC giữa kỳ và BCTC cuối kỳ.
H6: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có tác động ngược chiều tới sự khác biệt YKKT.
H7: Công ty kiểm toán càng lớn thì càng dễ đưa ra YKKT khác biệt trong báo cáo bán niên và cuối niên độ.
2.1. Thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
Ý kiến của KTV trong BCTC của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán là thông tin quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của rất nhiều đối tượng quan tâm. Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam, bài viết tiếp cận dưới các góc độ:
Thứ nhất: Tổng hợp nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ của các DN, tác giả đã tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
Thứ hai: Tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự khác biệt YKKT trong báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ. Từ đó trình bày cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Cụ thể là ảnh hưởng của các biến: Quy mô đơn vị được kiểm toán - tổng tài sản; Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn; Hệ số nợ trên tổng tài sản; Khách hàng mới/khách hàng cũ; Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù; Lợi nhuận; Nhóm công ty kiểm toán.
Thứ ba: Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam dựa trên số liệu thứ cấp thu thập được.
Thứ tư: Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đồng thời đưa ra những đóng góp mới và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Biến Giải thích các biến số Quan hệ với biến phụ thuộc (Lý thuyết)
DIFO Biến phụ thuộc, biểu thị sự khác biệt YKKT trong BCTC bán niên và thường niên__________
TENURE Biến độc lập, biểu thị nhiệm kỳ của KTV Quan hệ cùng chiều (+) SPECIALIST Biến độc lập, biểu thị khả năng chuyên môn
trong ngành______________________________ Quan hệ ngược chiều (-) Log_ass Biến độc lập, biểu thị quy mô DN được kiểm
toán____________________________________ Quan hệ cùng chiều (+) Deb_rate Biến độc lập, biểu thị hệ số nợ trên tổng tài sản Quan hệ ngược chiều (-) Cur_ra Biến độc lập, biểu thị hệ số khả năng thanh toán
hiện hành________________________________ Quan hệ ngược chiều (-) Log_re Biến độc lập, biểu thị lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh__________________________
Quan hệ ngược chiều (-)
Học viện Ngân hàng 33 Khóa luận tốt nghiệp
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kết luận kiểm toán bán niên và YKKT cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm các bước sau:
Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
2.2.3. Mô hình nghiên cứu2.2.3.1. Mô hình nghiên cứu 2.2.3.1. Mô hình nghiên cứu
Nhóm tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước và đưa ra các biến độc lập bao gồm: Quy mô đơn vị được kiểm toán - tổng tài sản (Log_ass); Hệ số khả năng thanh
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
Học viện Ngân hàng 34 Khóa luận tốt nghiệp
toán ngắn hạn (Cur_ra); Hệ số nợ trên tổng tài sản (Deb_rate); Khách hàng mới/khách hàng cũ (TENURE); Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù
(SPECIALIST); Lợi nhuận (Log_re); Nhóm công ty kiểm toán (Aud_firm).
Do đó, có thể chọn các biến số phản ánh các yếu tố này trong quan hệ với sự khác biệt YKKT như sau:
Mô hình lý thuyết:
DIFO = f (Log_ass, Cur_ra, Deb_rate, Log_re, Aud_frm, TENURE, SPECIALIST)
Trong đó:
- DIFO (Different Opinions in annual and semiannual reports): khác biệt YKKT trong BCTC bán niên và thường niên
- Log_ass (Logarit of total assets): Quy mô DN - Tổng tài sản - Cur_ra (Current Ratio): Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn - Deb_rate (Debt ratio): Hệ số nợ trên tổng tài sản
- Log_re: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Aud_firm (Audit firm): Nhóm/Loại công ty kiểm toán - TENURE (Auditor tenure): Khách hàng mới/khách hàng cũ
- SPECIALIST (Industry specialist): Chuyên gia đối với nhóm ngành kinh doanh đặc thù
STT
Phương pháp phân tích thông tin
Nội dung nghiên cứu tương ứng
1
Phương pháp thống kê
mô tả Tổng hợp phân tích thực trạng từng biến độc lập và sự khácbiệt YKKT trong báo cáo bán niên và cuối niên độ của các DN ngành
xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam. 2
Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích
Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt YKKT trong báo cáo bán niên và cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3
Phương pháp so sánh So sánh sự tác động của từng nhân tố đến sự khác biệt YKKT trong báo cáo bán niên và cuối niên độ của các DN ngành xi măng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
Học viện Ngân hàng 35 Khóa luận tốt nghiệp
(Nguồn: Tác giả xây dựng) Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu sự khác biệt YKKT trong BCTC bán niên và
thường niên 2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, tác giả khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện nhằm kiểm chứng các biến số và mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình nghiên cứu mới. Số liệu thu thập được từ các BCTC, tác giả tiến hành kiểm định mô hình định lượng với biến phụ thuộc là sự khác biệt YKKT trong BCTC bán niên và thường niên và biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mô hình bởi phần mềm STATA.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Học viện Ngân hàng 36 Khóa luận tốt nghiệp
Trong bảng 2.2, tác giả đã mô tả cụ thể các phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin được áp dụng trong khóa luận.
2.2.3.3. Lựa chọn mô hình phù hợp
Mô hình thực nghiệm mối quan hệ này thường sử dụng dữ liệu bảng kết hợp với chuỗi thời gian. Dữ liệu bảng (panel data) là sự kết hợp giữa dữ liệu theo không gian và theo chuỗi thời gian. Với việc kết hợp dữ liệu chuỗi thời gian của các DN khác nhau, “dữ liệu bảng sẽ chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, giảm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, tăng số quan sát, có thể đem lại ước lượng vững, hiệu quả và không chệch” (Arellano, 2004). Tác giả kỳ vọng việc sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với phân tích dữ liệu chéo hay dữ liệu theo thời gian. Do dữ liệu dưới dạng bảng nên ngoài mô hình hồi quy OLS thì mối quan hệ này cũng sẽ được kiểm chứng bằng mô hình ảnh hưởng cố định FEM (Fixed Effects Model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM (Random Effects Model).
Tác giả sẽ thực hiện kiểm định để so sánh mô hình OLS với FEM và REM. Nếu kết quả kiểm định cho thấy OLS thích hợp hơn FEM và REM, thì phương pháp OLS sẽ được lựa chọn. Nếu OLS không phù hợp hơn thì tác giả sẽ tiến hành ước lượng FEM và REM bằng cách sử dụng kiểm định Hausman. Sau đó, kết quả kiểm định sẽ chỉ ra nên chọn phương pháp FEM hay REM. Cuối cùng, tác giả sẽ kiểm định các khuyết tật của mô hình (như phương sai sai số thay đổi, phần dư tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến).
CHƯƠNG 3: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Những năm đầu thế kỷ 20 (1909), nhà máy Xi măng Hải Phòng bắt đầu đi vào hoạt động và trở thành nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên của Việt Nam. Với dây chuyền sản xuất xi măng bằng lò quay phương pháp ướt, Xi măng Hải Phòng chiếm vị thế độc tôn trên thị trường cho đến hết những năm 1970. Xi măng Hải Phòng trở thành cái nôi của xi măng Việt Nam không chỉ vì nó được xây dựng và phát triển đầu tiên, mà chính tại đây đã hình thành hình ảnh của một ngành xi măng hiện đại.
Sau ngày hòa bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954 và đặc biệt từ khi Bộ Xây dựng ra đời năm 1958, ngành xây dựng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển gắn liền với sự định hướng và chỉ đạo từ Nhà nước, nhà máy Xi măng Hải Phòng lại càng thể hiện được vai trò trụ cột của mình trong sứ mệnh cung cấp nhiều chủng loại xi măng khác nhau với khối lượng ngày càng cao. Cũng trong khoảng thời gian này, vào năm 1964, tại Kiên Lương, Kiên Giang, nhà máy Xi măng Hà Tiên được xây dựng.
Vào năm 1975, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh đã đòi hỏi nguồn cung cấp xi măng với khối lượng lớn, chất lượng cao và phong phú về chủng loại. Từ đây, ngành xi măng bắt đầu chuyển mình sang giai đoạn mới. Sang các năm 1976 - 1977, Việt Nam khởi công xây dựng 2 nhà máy quy mô công suất lớn, với công nghệ tiên tiến của thế giới, đó là dây chuyền xi măng Hoàng Thạch và xi măng Bỉm Sơn.
Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam, dù trong điều kiện kinh tế còn
Học viện Ngân hàng 37 Khóa luận tốt nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 này, bài viết đã nêu lên các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Ngoài ra, tác giả đã trình bày thiết kế nghiên cứu để có thể khái quát hóa toàn bộ quá trình tiếp cận và thực hiện được nghiên cứu.
Những nội dung chính được trình bày trong chương 2 bao gồm: - Các giả thuyết nghiên cứu
- Cách tiếp cận đề tài nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu
- Mô hình nghiên cứu
Từ những nội dung đã được nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã cơ bản đưa ra tiền đề cho những nội dung trong các chương tiếp theo.
Lê Thị Hương Trà Lớp: K19CLC-KTA
nhiều khó khăn, năng lực quản lý còn hạn chế, nhà nước vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, sự ra đời của Xi măng Hoàng Thạch là một ví dụ điển hình. Trong thời kỳ bùng nổ về số lượng dự án và nhà đầu tư này, các DN Nhà nước ở các tỉnh đã bộc lộ khó khăn về nguồn tài chính, do đó Nhà nước đã kêu gọi sự tham gia của các DN nước ngoài, liên kết với các DN Việt Nam bằng hình thức cổ phần, liên doanh. Các DN liên doanh xi măng mới như Nghi Sơn, Chinfon, Luxvaxi, Holcim lần lượt ra đời, tạo ra sức sống mới cho xi măng Việt Nam. Cũng trong giai
Học viện Ngân hàng 39 Khóa luận tốt nghiệp
đoạn này, sự vào cuộc của các tổ chức nghiên cứu công nghệ xi măng mới, các trường đào tạo mới... đã làm cho ngành xi măng phát triển thêm mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các dây chuyền xi măng lò đứng cơ giới hóa này vẫn bộc lộ những nhược điểm về sự ổn định chất lượng và vấn đề bảo vệ môi trường. Mặc dù rất cố gắng nhưng với hạn chế về nguồn vốn của Nhà nước, cơ chế quản lý cồng kềnh, các DN xi măng Nhà nước không thể huy động được nguồn vốn lớn, phải rút ngắn thời gian đầu tư. Vì vậy, nguồn clinker, xi măng tại Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Năm 2005, nhờ quyết định 108/2005 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn cho xi măng được huy động tối đa, nhiều nhà đầu tư tư nhân đã tích cực tham gia. Quy trình đầu tư xi măng được đổi mới, tiến độ đầu tư được đẩy nhanh và chỉ sau 5 năm, kể từ ngày quy hoạch có hiệu lực, vào năm 2010, Việt Nam lần đầu tiên đã trở thành