Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu 441 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần OKHOME việt nam (Trang 29)

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí quản lý kinh doanh là những khoản chi phí liên quan đến công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Hay nói cách khác, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.3.5.1. Khái niệm

a. Khái niệm chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu

Chi phí tiền lương và ---'---* các khoản trích theo lương

214________

Chi phí khấu hao TSCĐ

911 Kết chuyển chi phí bán hàng --- --- ► 352

sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

b. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị KH...).

1.3.5.2. Tài khoản sử dụng

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành, chi phí bán hàng sử dụng tài khoản 642 để hạch toán với 2 tài khoản chi tiết cấp 2 là 6421 - Chi phí bán hàng và 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.3.5.3. Kết cấu và nội dung

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)

- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định KQKD".

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:

19

- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh

trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh

nghiệp và

tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh. - Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

1.3.5.4. Phương pháp hạch toán

152,153,242 642 111,112

Chi phí vật liệu, CCDC Các khoản thu giảm chi phí ---

---► 334,338

Dự phòng phải trả

---—---►

2293 Hoàn nhập dự phòng

---— ---► phải thu khó đòi

352 Hoàn nhập dự phòng phải trả --- ---—---► 333

Thuế môn bài, nhà đất nộp ---—--- ---►

NSNN 331,131, 111,112

Chi phí dịch vụ mua ngoài —---:---► chi phí bằng tiền khác 133 ---► Thuế GTGT 2293

Nguồn: Thông tư 133/2016/TT- BTC ban hành đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.6. Kế toán thu nhập khác

1.3.6.1. Khái niệm

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu tiền bồi thường từ bên thứ 3, các khoản nợ đã xóa sổ thu hồi được, ...

1.3.6.2. Tài khoản sử dụng

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định, thu nhập khác được hạch toán vào TK 711 - Thu nhập khác

1.3.6.3. Nội dung, kết cấu tài khoản

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 - Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ.

1.3.6.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.7. Ke toán thu nhập khác

911 711-Tliu nhập khác 111,112, 138

Kct Chuycn thu nhập khác

vào TK 911

333

Các khoàn thuế trừ vào thu nhập khác (nếu có)

Thu phạt khách hàng vi phạm hợp dồng kinh tế, tiền các tố chức bào hiếm bồi thường

Thu được khoán phai thu khỏ đói đã xoá sổ

338

Ticn phạt tinh trú vào khoán nhận kỷ quỳ kỳ cược

152,156,211 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng

hoá, TSCD

Tinh vào thu nhập khác khoán nợ phai trá không xác định được chú

Các khoăn thuế XNK, TTDB, BVMT dược giảm, được hoàn

Dinh kỳ phân bố doanh thu chưa thực hiện nếu được tinh vào thu nhập khác

Nguồn: Thông tư 133/2016 - Thông tưBTC ban hành đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.7. Kế toán chi phí khác

1.3.7.1. Khái niệm

Chi phí khác là những loại chi phí phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.

1.3.7.2. Tài khoản sử dụng

Theo thông tư 133/2016/TT - BTC ban hành, tài khoản mà chi phí khác sử dụng là 811-Chi phí khác.

1.3.7.3. Nội dung và kết cấu tài khoản

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định KQKD”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

1.3.7.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đô 1.8. Kê toán chi phí khác

111, 112, 131, 141 811- Chi phí khác

Các chi phi khác phát sinh (Chi hoại dộng thanh lý, nhượng bán TSCD...)

331,333.338

Khi nộp phạt Khoan bị phạt do

vi phạm hợp đồng, vi phạm hành chinh

Kct chuyên chi phi khác đe xác định két quà kinh doanh 2111.2113 Nguyên Giá trị giá TSCD góp vốn liên doanh, liên kết hao mòn

KhiUI hao TSCD t Thu bán hồ sơ thầu

111, 112, 138 ìgừng sư dựng :ho SXKD hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCD Iicn kết

Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nho giả trị còn lại cua TSCD

l ài sán

Đánh giá giam giá trị tài san khi chuyển đôi loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Theo thông tư 133/2016 - TTBTC ban hành đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.3.8.1. Khái niệm

Xác định KQKD là việc phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

1.3.8.2. Tài khoản sử dụng

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành, xác định KQKD được hạch toán bằng tài khoản 911 - xác định KQKD

1.3.8.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và chi phí khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi.

Bên Có:

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN;

- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

1.3.8.4. Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.9. Ke toán xác định kết quả kinh doanh

632. 635. 642.811

91 1

Xác djnh kết qua kinh doanh 511.515.711

Kct chuyên chi phi Ket chuyên doanh thu và thu nhập khác

Kct chuyển lãi

r

hoạt dộng kinh doanh trong kỳ

42 1 Ket chuyến lỏ

hoạt dộng kinh doanh trong ký

Nguồn: Theo thông tư 133/2016 - TTBTC ban hành đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán

Tùy vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn thì số lượng và loại sổ mà các doanh nghiệp sử dụng cũng khác nhau. Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành gồm 4 hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức ghi sổ Nhật ký chung (NKC), hình thức ghi sổ Nhật ký - sổ cái, chứng từ ghi sổ và cuối cùng là hình thức ghi sổ trên máy vi tính.

1.4.1. Hình thức ghi sổ Nhật ký chung

Theo hình thức này, Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ NKC, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán NKC gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ NKC, sổ nhật ký đặc biệt; sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Phụ lục số 01)

1.4.2. Hình thức ghi sổ Nhật ký — sổ cái

Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái. Căn cứ để ghi nhật ký sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Hình thức này gồm các loại sổ sau: Nhật ký - Sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái (Phụ lục số 02)

1.4.3. Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ- ghi sổ là các chứng từ ghi sổ được sử dụng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Cụ thể, việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế được thực hiện trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ: Chứng từ ghi sổ; Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ Cái; Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục số 03)

1.4.4. Hình thức ghi sổ trên máy vi tính

Theo hình thức này, công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và BCTC theo quy định.

Các loại sổ của hình thức kế toán máy vi tính là: Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ trên máy vi tính (Phụ lục số 04) Quy trình thực hiện ghi sổ kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài

khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy.Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là toàn bộ những cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định KQKD trong DNTM vừa và nhỏ được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau. Những lý luận này là cơ sở để so sánh, nghiên cứu và phân tích cho thực trạng kế toán bán hàng và xác định KQKD của CTCP OKHOME Việt Nam ở chương 2. Từ đây có thể đánh giá được ưu nhược điểm của công ty cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD tại công ty.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN OKHOME VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam

Công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam được sở đầu tư và phát triển Hà Nội

Một phần của tài liệu 441 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần OKHOME việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w