Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây

Một phần của tài liệu 441 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần OKHOME việt nam (Trang 46)

34

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty 3 năm gần đây

Giá vốn 4.636.838.594 5.422.835.087 2.000.328.251 -785.996.493 855 (-14.5) 3.422.506.836 271,1 (+171,1) Lợi nhuận gộp 2.409.805.403 3.342.176.805 879.475.704 (932.371.402) 721 (-28,9) 2.462.701.101 380,09 (+230,0 9) CPQL kinh doanh 2.903.921.638 2.355.807.866 904.462.594 548.113.772 123,26 (+23.26) 1.451.345.272 260,5 (+160,5) Lợi nhuận thuần (5.995.411 ) 465.742.365 (4.257.648) -471.737.776 0,0128 (-98.725) 470.000.013 109,38 (+9,38)

Nguồn: Phòng kế toán

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây được khái quát như sau:

- Doanh thu năm 2019 là 8.765.011.892 đồng tăng 5.885.207.937 đồng tương ứng 304,6% so với năm 2018. Điều này cho thấy doanh số bán hàng của công ty năm 2019 gia tăng rất mạnh, có chiều hướng phát triển tích cực. Nguyên nhân do năm 2018 là thời điểm doanh nghiệp vừa thành lập chưa được 1 năm nên việc thâm nhập thị trường còn hạn chế, KH chưa biết đến công ty nhiều nên việc tiêu thụ hàng hóa chưa đạt kết quả cao. Sang đến 2019, công ty đã nắm bắt được thị trường tốt hơn, từ đó doanh thu bán hàng có sự tăng trưởng đáng kể, đây là một dấu hiệu rất tích cực. Tuy nhiên, năm 2020 doanh thu của công ty là 7.046.643.997 đồng, giảm 1.718.367.895 đồng tương ứng 80.39% tức giảm 20% so với năm 2019. Nguyên nhân có thể do trong năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID bùng phát, làm cho thị trường thế giới cũng như Việt Nam không thể tránh khỏi những tổn thất. Mặt khác, do đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp là các mặt hàng nội thất, đó là những mặt hàng không thiết yếu nên việc tiêu thụ trong tình hình dịch bệnh là không đáng kể.

- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2019 là 5.422.835.087 đồng tăng 3.422.506.836 đồng tương ứng 271,1% so với năm 2018, năm 2020 là 4.636.838.594 đồng giảm 785,996,493 đồng so với năm 2019. Có thể thấy mức độ tăng giảm của giá vốn phụ thuộc vào mức độ tăng giảm của doanh thu là chủ yếu. Nhìn chung, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu qua các năm dao động từ 61% - 65%, đây

là một tỷ lệ không quá cao cho thấy công ty quản lý chi phí giá vốn khá tốt. Do tốc độ giảm của giá vốn chậm hơn tốc độ giảm của doanh thu làm cho lợi nhuận gộp giảm gần 30% do với 2019.

- Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp năm 2019 là 1.451.345.272 đồng tăng 548.113.772 đồng tương ứng 260.5% so với năm 2018. Đồng thời năm 2020 cũng tăng 2.355.807.866 đồng tương ứng tăng 123.26% so với năm 2019. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang trong thời kỳ mở rộng quy mô kinh doanh cũng như thị trường hoạt động. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng việc quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tốt, làm cho lợi nhuận thuần của doanh nghiệp giảm đáng kể . Chính vì vậy, đây có thể được coi là một điểm yếu của doanh nghiệp.

2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

2.2.2.1. Nội dung doanh thu bán hàng

Công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam là một DNTM nên doanh thu của công ty chủ yếu từ doanh thu bán hàng.

2.2.2.2. Chứng từ hạch toán và tài khoản sử dụng

*Các chứng từ hiện tại mà công ty đang sử dụng cho chu trình bán hàng gồm: - Hóa đơn GTGT dạng hóa đơn điện tử mẫu số 01GTKT0/001

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Đơn đặt hàng (ĐĐH), HĐKT

- Biên bản bàn giao

- Biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng - Giấy báo có của ngân hàng, phiếu thu, ...

* Tài khoản sử dụng

Để hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, công ty sử dụng TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.2.3. Quy trình xử lý doanh thu bán hàng

Khi KH gửi đơn đặt hàng đến, phòng kinh doanh sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng và lập hợp đồng kinh tế nhằm thỏa thuận mua bán giữa 2 bên. Hợp đồng được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Sau khi đã thỏa thuận xong, 1 bản hợp đồng sẽ được gửi cho bộ phận kho và bản còn lại chuyển cho phòng kế toán. Lúc này nhân viên kho sẽ tiến hành lập PXK và xuất hàng hóa cho khách hàng. PXK được lập thành 2 liên, 1 liên được chuyển qua phòng kế toán, liên còn lại lưu. Phòng kế toán sau khi nhận được PXK và HĐKT sẽ chuyển lập hóa đơn bán hàng. Hóa đơn này

được in thành 2 bản, 1 bản gửi KH, bản còn lại kế toán lưu theo số thứ tự. Cuối cùng, kế toán dùng các chứng từ trên làm căn cứ để ghi nhận nghiệp vụ bán hàng, nhập liệu vào phần mềm máy tính. Việc nhập liệu vào máy tính sẽ được thực hiện theo chương trình đã lập và cuối kỳ thực hiện kết chuyển qua tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Các hoạt động xử lý: 1.0. Lập hợp đồng kinh tế 2.0. Lập phiếu xuất kho 3.0. Lập hóa đơn điện tử 4.0. Nhập liệu phần mềm Lưu đồ chu trình bán hàng

Ví dụ: Ngày 17/12/2020, Công ty xuất bán lô hàng loại ghế 901B cho Công ty TNHH Thương mại và nội thất THD Phú Quốc, số lượng 26 cái, đơn giá 690.000/cái (VAT 10%). Chi phí vận chuyển 800.000 chưa bao gồm thuế VAT 10%. Khách hàng chưa thanh toán tiền hàng.

Định khoản:

Nợ TK 131: 20.614.000

Có TK 511: 690.000 x 26 + 800.000 = 18.740.000 Có TK 3331: 1.874.000

Quá trình bán hàng diễn ra như sau:

Khi nhận được ĐĐH từ KH, phòng kinh doanh sẽ lập HĐKT thỏa thuận giữa hai bên về các điều khoản cũng như phương thức thanh toán và giao hàng (Phụ lục số 06). Hợp đồng được lập gồm 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Cụ thể:

- Phương thức thanh toán: Công ty TNHH Thương Mại và Nội Thất THD Phú Quốc sẽ thanh toán 100% giá trị hợp đồng ngay sau khi CTCP Okhome giao hàng hoàn thiện và hai bên ký nghiệm thu công tại công trình. Công ty sẽ tiến hành thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Phương thức giao hàng: Công ty sẽ tiến hành giao hàng cho Công ty Nội thất THD Phú Quốc khi nhận được tiền cọc và thông báo giao hàng từ bên KH qua điện thoại hoặc e-mail trước ít nhất 3 ngày làm việc. Địa điểm giao hàng là tầng 2 tòa nhà Sao Mai, số 19 Lê Văn Lương, Hà Nội. Hàng hóa sẽ được bàn giao và kiểm đếm tại công trình.

Sau khi thỏa thuận xong, phòng kinh doanh sẽ lưu ĐĐH theo thứ tự, đồng thời chuyển 1 bản HĐKT đến bộ phận kho để nhân viên kho chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng và lập PXK gồm 2 liên (Phụ lục số 09). Liên 1 của PXK và HĐKT được bộ phận kho lưu lại theo số thứ tự. Bản HĐKT còn lại được phòng kinh doanh chuyển đến cho phòng kế toán cùng PXK liên 2 của bộ phận kho. Kế toán sau khi nhận được PXK, HĐKT sẽ lập hóa đơn GTGT theo hình thức hóa đơn điện tử (Phụ lục số 07). HĐ điện tử được gửi cho KH qua e-mail. Doanh nghiệp sẽ in 1 bản HĐ ra để lưu trữ. Từ đây, kế toán sử dụng HĐ, PXK VÀ HĐKT để tiến hành nhập liệu. Các chứng từ này sẽ được lưu theo thứ tự sau khi được sử dụng để nhập liệu.

Quá trình nhập liệu vào máy tính được xử lý lần lượt. Trước hết, vào phân hệ “Bán hàng” chọn “chứng từ bán hàng”, sau đó chọn bán hàng hóa dịch vụ trong nước và tích chọn “kiêm phiếu xuất kho”. Do KH đang thực hiện mua chịu, tích vào “chưa thu tiền” và lập kèm HĐ. Tại thông tin chung tiến hành nhập thông tin KH. Sau đó tiến hành khai báo các thông tin về hàng hóa và thuế. Cuối cùng thực hiện “Cất” để lưu nghiệp vụ.

Hình 2.3: Màn hình MISA nghiệp vụ bán hàng ngày 17/12/2020

Nguồn: Phòng kế toán

Sau khi nhập liệu xong, phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ NKC (Phụ lục số 05), Sổ Cái (phụ lục số 08) và các sổ liên quan. Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu sang 911 để xác định KQKD.

2.2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty chưa phát sinh các nghiệp vụ về các khoản giảm trừ doanh thu. Công ty chưa xây dựng các chiết khấu thương mại đối với số lượng lớn mua hàng cũng như chưa có các chính sách giảm giá hàng bán đối với KH. Đây cũng là một trong những hạn chế mà công ty cần phải khắc phục để thu hút các KH tiềm năng về với đơn vị.

2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán

2.2.3.1. Nội dung kế toán giá vốn hàng bán

Ke toán GVHB tại công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam là giá trị của hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

2.2.3.2. Các chứng từ hạch toán và tài khoản sử dụng

a. Chừng từ sử dụng

Công ty sử dụng một số chứng từ sau để tiến hành xử lý các nghiệp vụ liên quan đến GVHB: Đơn đặt hàng, Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho và một số giấy tờ liên quan khác (nếu có)

b. Tài khoản sử dụng

Doanh nghiệp áp dụng thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành nên tài khoản mà công ty sử dụng là: TK 632 - Giá vốn hàng bán

2.2.3.3. Phương pháp xác định trị giá xuất kho

Công ty xác định GVHB theo Phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá xuất kho theo Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất dùng x giá đơn vị bình quân

,ʌ ., , , , ʌ Tri qiả vồn thực tế hằn.q tòn đăit kỳ+Trị qiả vồn thực tế hằn.q nhập kho tron.q kỳ

Đơn giá bình quân = — ---——----∈—⅛-77—X ' 2,---H--- -...—TT---

So lượng hảng ton kho đâu kỳ+So lượng hảng nhập trong kỳ

2.2.3.4. Quy trình kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán căn cứ vào PXK, đơn đặt hàng, hóa đơn GTGT để tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán khi có phát sinh. Từ dữ liệu được cập nhật, phần mềm sẽ tự động lên sổ kế toán GVHB.

Cuối kỳ, căn cứ vào dữ liệu, kế toán thực hiện tính giá xuất kho trên phần mềm theo phương pháp bình quân gia quyền được cài sẵn trên phần mềm. Từ đây, phần mềm sẽ tự động phản ánh bút toán GVHB của nghiệp vụ xuất bán và lên các sổ kế toán gồm Sổ NKC, Sổ Cái và các sổ liên quan đồng thời thực hiện kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Hạch toán : Nợ TK 632: Trị giá hàng xuất kho

Có TK 156: Trị giá hàng xuất kho

Ví dụ: Tính giá xuất kho theo nghiệp vụ bán hàng ngày 17/12/2020

* Sau khi ký xong HĐKT, hai bên thỏa thuận và đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng, lúc này, thủ kho sẽ xuất kho hàng hóa để bán hàng kèm PXK. Phiếu xuất kho này sẽ chưa có giá trị hàng vì công ty thực hiện tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Cuối kỳ, kế toán tính giá xuất kho cho ghế 901B. Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn quý IV/2020 (Phụ lục số 10) có số liệu sau:

- Số lượng tồn đầu kỳ: 1 với trị giá 474.062 đ

- Số lượng nhập kho trong kỳ: 50 với trị giá là 32.035.750

Dựa trên công thức tính đơn giá bình quân gia quyền mà công ty áp dụng ta có: ∙A 1,:.,1, „..A., _ 474.062 + 32.035.750 _ ,σπ λ λπ A

Đơn giá bình quân =--- 5θ---= 63 / .44 / đ Trị giá hàng xuất kho = 637.447 x 26 = 16.573.630 đ

Hình 2.4: Màn hình tính giá xuất kho trên MISA

Nguồn: Phòng kế toán

Sau khi thực hiện xong, số liệu sẽ tự động được cập nhật lên các sổ NKC (Phụ lục số 05), Sổ Cái (Phụ lục số 11). Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển GVHB sang TK 911 để xác định KQKD.

2.2.4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

2.2.4.1. Nội dung kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

Doanh thu tài chính tại CTCP OKHOME Việt Nam chủ yếu là những khoản thu nhập từ các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, các khoản xử lý chênh lệch tỷ giá khi thực hiện đối trừ. Công ty hiện nay chưa có các khoản đầu tư tài chính ra bên ngoài.

Chi phí hoạt động tài chính CTCP OKHOME Việt Nam chủ yếu từ các khoản phải trả khi xử lý chênh lệch tỷ giá khi thực hiện đối trừ, các khoản chi phí phải trả khi đi vay.

2.2.4.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng

* Chứng từ sử dụng

Kế toán sử dụng các chứng từ làm căn cứ ghi nhận doanh thu gồm: giấy báo có, giấy báo nợ từ ngân hàng; sao kê ngân hàng; ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi; ...

* Tài khoản sử dụng

Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 133/2016 - TT BTC ban hành, để xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp

TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính

2.2.4.3. Quy trình kế toán doanh thu và chi phí tài chính

Hàng ngày, kế toán thu thập các nghiệp vụ phát sinh, dựa trên các chứng từ, kiểm tra tính chính xác của chứng từ. Sau đó, nhập liệu vào phần mềm kế toán MISA. Cuối kỳ, kết chuyển qua TK 911 để xác định kết quả kinh doanh đồng thời in sổ sách chứng từ cần thiết để theo dõi và lưu trữ.

2.2.4.4. Ví dụ về kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Ngày 25/12/2020, Công ty nhận được giấy báo có từ Ngân hàng BIDV chi nhánh Ngọc Khánh, Hà Nội về số tiền nhận được từ khoản tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp với số tiền 20.959 vnđ.

Kế toán hạch toán: Nợ TK 112: 20.959

Có TK 515: 20.959

Căn cứ vào sao kê Ngân hàng và giấy báo có số 710 (Phụ lục số 12), kế toán thực hiện nhập liệu vào phần mềm kế toán MISA.

Hình 2.5: Màn hình nhập liệu thu tiền lãi

Nguồn: Phòng kế toán

Tại phân hệ ngân hàng, chọn “Thu tiền gửi”. Ke toán nhập các thông tin cần thiết vào thông tin chung và phần diễn giải. Sau khi nhập xong nhấn “Cất” để lưu trữ dữ liệu, phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ NKC (Phụ lục số 05), sổ cái (Phụ lục số 13) và các sổ liên quan. Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD.

2.2.4.5. Ví dụ về kế toán chi phí hoạt động tài chính

Ngày 20 tháng 10 năm 2020, Công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam trả lãi khoản vay số tiền 3.945.205 đồng cho Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Công ty đã thực hiện ủy nhiệm chi cho Ngân hàng BIDV để trả lãi khoản vay cho Vietcombank.

Định khoản: Nợ TK 635: 3.945.205 Có TK 1121: 3.945.205

Căn cứ vào ủy nhiệm chi (Phụ lục số 14) và sao kê ngân hàng, kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm MISA tại phân hệ ngân hàng.

Tại phân hệ ngân hàng, kế toán chọn “ủy nhiệm chi”. Nhập các thông tin cần thiết tại phần thông tin chung và phần chứng từ cũng như phần hạch toán. Sau khi thực hiện xong nhập liệu nhấn “Cất” để lưu nghiệp vụ.

Hình 2.6: Màn hình nhập liệu lãi vay phải trả

Nguồn: Phòng kế toán

Phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ NKC (Phụ lục số 05) và sổ cái TK 635 (Phụ lục số 15). Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD.

2.2.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh

2.2.5.1. Kế toán chi phí bán hàng

a. Nội dung

Kế toán chi phí bán hàng tại CTCP OKHOME Việt Nam bao gồm các khoản chi phí liên quan đến quá trình bán hàng của công ty gồm có lương nhân viên bộ

Một phần của tài liệu 441 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần OKHOME việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w