2.2.6.1. Nội dung
Tại thời điểm cuối kỳ, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Kết quả của hoạt động kinh doanh gồm kết quả hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
2.2.6.2. Chứng từ sử dụng và tài liệu sử dụng
a. Chứng từ sử dụng
Kế toán căn cứ vào các phiếu kế toán, Sổ cái TK 511, 515, 711, 632, 635, 642, 811 để thực hiện
b. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh theo thông tư 133/2016/ TT - BTC ban hành đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.6.3. Quy trình thực hiện
Quá trình thực hiện xác định kết quả kinh doanh quý IV/2020 của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Cuối quý, sau khi kiểm tra tính chính xác của số liệu, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí trong kỳ sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
= 3.706.196.154 - 2.546.284.913 = 1.159.911.241
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu TC - Chi phí TC - Chi phí quản lý KD
= 1.159.911.241 + 1.466.055 - 7.240.347 - 667.905.967 = 486.230.982 Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác = 0
Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác = 486.230.982
Công ty đang thực hiện nộp thuế TNDN theo thuế suất 20% theo quy định hiện hành
Chi phí thuế TNDN = 486.230.982 x 20% = 97.246.196 Nợ TK 821: 97.246.196
Có TK 3334: 97.246.196
Lợi nhuận kế toán sau thuế = 486.230.982 - 97,246,196.4 = 388.984.786 Hạch toán:
Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 511: 3.706.196.154 Nợ TK 515: 1.466.055 Có TK 911: 3.707.662.209 Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: 3.221.431.227 Có TK 632: 2.546.284.913 Có TK 635: 7.240.347 Có TK 642: 667.905.967 Kết chuyển chi phí thuế TNDN: Nợ TK 911: 97.246.196
Có TK 821: 97.246.196 Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 388.984.786
Có TK 4212: 388.984.786 Quy trình nhập liệu vào phần mềm:
Trước hết, kế toán tiến hành xác định lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN bằng cách vào phân hệ tổng hợp, trên thanh tác vụ “chứng từ nghiệp vụ khác” thực hiện nhập các dữ liệu cần thiết để kết chuyển lãi lỗ trong năm, sau đó hệ thống sẽ tự động cập nhật số liệu vào tài khoản liên quan. Sau khi nhập liệu xong, nhấn “Cất” dữ liệu. Phần mềm sẽ tự động lên Sổ NKC (Phụ lục số 05), Sổ cái (Phụ lục số 22). Cuối kỳ, kế toán in các sổ cần thiết để theo dõi, đối chiếu và lưu trữ.
Hình 2.9: Màn hình kết chuyển lãi lỗ xác định kết quả kinh doanh
Nguồn: Phòng Kế toán
2.3. Đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần OKHOME Việt Nam.
2.3.1. Ưu điểm
Hiện nay, tổ chức công tác kế toán tại công ty đang được thực hiện khá khoa học, hợp lý, đem lại hiệu quả trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại CTCP OKHOME Việt Nam. Dưới đây là một số ưu điểm dựa trên cơ sở lý luận đã được nêu ra ở chương 1.
Thứ nhất, về nhân sự công ty: Hầu hết tất cả những nhân viên ở trong công ty đều là những người trẻ tuổi, đồng thời mục tiêu tuyển dụng của ban lãnh đạo nhằm xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt huyết và sáng tạo trong công việc. Những người trẻ tuổi cũng là những người ham học hỏi, chính vì vậy việc áp dụng và thích ứng với những quy định, công nghệ mới trong xã hội cũng nhanh chóng được thực hiện. Các nhân viên phòng kế toán áp dụng đầy đủ và kịp thời các quy định của BTC ban hành, cập nhật những quy định mới và áp dụng ngay vào công việc.
Thứ hai, về hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán ghi sổ NKC trên phần mềm MISA. Điều này cho thấy xu hướng bắt nhịp với thời đại của công ty khá tốt. Việc sử dụng phần mềm MISA vào vận hành đã giúp cho kế toán xử lý các nghiệp vụ một cách nhanh chóng và hợp lý hơn.
Thứ ba, về hệ thống chứng từ sử dụng: Các loại chứng từ được công ty sử dụng hiện tại đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của BTC ban hành. Chứng từ được sắp xếp một cách ngăn nắp, theo một trật tự nhất định đảm bảo việc lưu trữ và tìm kiếm được thuận lợi. Các chứng từ trước khi được đưa vào nhập liệu cũng được kiểm tra cẩn thận để tránh bị nhầm lẫn và sai sót.
Thứ tư, về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kế toán: Công ty hiện nay đã sử dụng HĐ điện tử để xuất HĐ bán hàng. Việc xuất hóa đơn điện tử giúp cho KH cũng như bản thân công ty có thể kiểm tra được độ chính xác của hóa đơn cần xuất bằng cách xuất nháp để kiểm tra trước. Thứ hai, việc ứng dụng phần mềm kế toán MISA vào xử lý công việc cũng là một dấu hiệu cho thấy công ty đã ứng dụng tốt khoa học công nghệ vào công tác kế toán. Đây là một phần mềm khá phổ biến hiện nay. Khi thực hiện áp dụng tin học vào công tác kế toán đã giúp bộ phận kế toán giảm bớt công việc phải làm, từ đó giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn, nâng cao hiệu quả làm việc.
Thứ năm, về hạch toán kế toán: Trình tự làm việc, xử lý kế toán được thực hiện khá khoa học, theo thứ tự và tuân thủ theo yêu cầu của chế độ kế toán. Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng theo thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành đang phù hợp với công ty, đáp ứng được yêu cầu ghi chép đầy đủ, kịp thời của kế toán.
Cuối cùng về tổ chức bộ máy quản lý: Mỗi phòng ban đảm nhiệm một chức năng khác nhau nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau trong công việc và chấp hành nguyên tắc chỉ đạo của ban giám đốc. Nhờ có cơ cấu tổ chức quản lý tốt mà hoạt động kinh doanh của công ty được diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đạt được, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần phải khắc phục để đáp ứng yêu cầu quản lý được tốt hơn, thông tin kế toán được đưa ra chính xác, trung thực, hợp lý hơn.
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy kế toán: Theo như số lượng kế toán mà công ty hiện có, bản thân em đánh giá là khá ít. Tuy nhiên, với quy mô của công ty là không
quá lớn nên với 2 kế toán cho số lượng công việc hiện tại của công ty là hợp lý nhưng cần tách biệt một số chức năng để đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm đồng thời xây dựng một số thủ tục kiểm soát để tránh gây ra những sai sót không đáng có. Ngoài ra, công ty còn chưa xây dựng bộ phận kế toán quản trị, kế toán tổng hợp có vai trò chính là chỉ xây dựng các BCTC mà không lên các báo cáo quản trị. Nếu thêm kế toán quản trị sẽ giúp doanh nghiệp phân tích được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như dự báo các tình hình tài chính trên thị trường từ đó đưa ra các cách giải quyết.
Thứ hai, về việc cập nhật phần mềm kế toán: Mặc dù đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý tuy nhiên đơn vị chưa cập nhật những phiên bản mới nhất cho phần mềm kế toán.
Thứ ba, về chính sách bán hàng: Trong thời đại thị trường hiện nay, việc không xây dựng các chương trình khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho KH là một thiếu sót đáng chú ý. Xây dựng các ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được KH, từ đó gắn bó với những KH quen thuộc đồng thời mở rộng thị trường hơn, gia tăng cơ hội cạnh tranh với các đối thủ.
Thứ tư, về phương pháp tính giá xuất kho: Công ty đang áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ dẫn đến giá trị hàng xuất xác định không chính xác, việc chỉ tính giá xuất kho vào cuối kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ của các bộ phận khác, không phản ánh được kịp thời hàng hóa xuất kho.
Thứ năm, về quản lý khoản phải thu: Công ty bán hàng chủ yếu theo hình thức bán chịu. Chính vì vậy các khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nếu doanh nghiệp không thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi nợ. Việc trích lập các khoản dự phòng NPT khó đòi là cần thiết nhằm giúp đơn vị có thể giảm thiểu những tổn thất không đáng có và đồng thời có những phương án thúc đẩy quá trình thanh toán của KH.
Thứ sáu, về quản lý HTK: Các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay đang rất đa dạng. Không những thế, xu hướng thị trường biến đổi không ngừng qua từng ngày. Chính vì vậy việc không trích lập dự phòng giảm giá HTK sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, gây ra những thiệt hại mà doanh nghiệp chưa lường trước được.
Và cuối cùng là về quản lý chi phí quản lý kinh doanh: Lợi nhuận gộp của công ty là không thấp, tuy nhiên công ty vẫn trong tình trạng lỗ là do chi phí kinh doanh của công ty chiếm phần lớn trong các khoản chi phí. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí kinh doanh của công ty chưa thực sự hợp lý.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế của doanh nghiệp do các nguyên nhân khách quan cũng như một số nguyên nhân chủ quan từ chính doanh nghiệp.Về nguyên nhân khách quan, hiện nay tình hình dịch bệnh đang bùng phát trên toàn thế giới và chưa rõ hồi kết. Hơn nữa, dịch bệnh bắt đầu từ năm 2019 làm cho doanh nghiệp từ lớn đến bé không tránh khỏi các tổn thất. Công ty cũng mới chỉ thành lập vào quý III năm 2017 nhưng đến cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã gặp phải đại dịch lớn làm chấn động toàn cầu. Chính vì vậy, công ty không thể tránh khỏi những khó khăn về tài chính nên việc hoàn thiện mọi thứ cũng trở nên bất cập.
Về phía doanh nghiệp, có thể do quy mô của doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên để có được một mô hình kinh doanh lý tưởng về mọi mặt là khó có thể đạt được. Hơn nữa, thời gian thành lập của doanh nghiệp không ít nhưng cũng chưa đủ nhiều để doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về nền kinh tế. Cũng có thể công ty chưa thực sự quá quan tâm đến những mặt mà hạn chế đã nêu ra, làm cho công tác quản lý có phần chưa thực sự được tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý luận từ chương 1 về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, sang chương 2, tiến hành nghiên cứu và phân tích về thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại CTCP OKHOME Việt Nam. Qua các dẫn chứng cụ thể về các công tác kế toán tại công ty, phần nào đã hiểu rõ hơn về cách thực hiện cũng như các quy trình của kế toán thực tế đang làm việc. Từ đây, đánh giá được những ưu điểm của công ty cũng như một số hạn chế mà công ty đang gặp phải. Đồng thời đưa ra các giải pháp cần phải thực hiện để nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của CTCP OKHOME Việt Nam. Tất cả sẽ được trình bày trong chương 3 của bài nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN OKHOME VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động và phát triển của công ty
3.1.1. Định hướng chung của công ty
Nhằm bắt kịp với xu thế hiện tại của thị trường cũng như không ngừng đổi mới, tăng hiệu quả trong công việc, đồng thời khắc phục hiệu quả do tình hình dịch bệnh Covid 19 trong năm qua. Chính vì vậy, công ty đã xây dựng một số định hướng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển.
Trong vòng 3 năm sắp tới, doanh nghiệp kỳ vọng đạt lợi nhuận tăng 50% so với năm nay, đưa công ty phát triển bền vững cả về quy mô và đặc điểm kinh doanh, phấn đấu đưa công ty trở thành doanh nghiệp mạnh trong khu vực miền Bắc; đẩy mạnh truyền thông, gia tăng các kênh phân phối đưa doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng. Tạo lập các mối quan hệ với nhiều đối tượng KH khác nhau từ tổ chức cho đến cá nhân, đặc biệt là các đối tác nước ngoài đồng thời duy trì mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp đến các KH hiện tại, xây dựng uy tín, khẳng định vị thế đối với KH. Thực hiện tốt các cam kết trong các hợp đồng. Tận dụng lợi ích mà mạng xã hội đem lại nhằm quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm của công ty kết hợp với các phương thức marketing truyền thống. Đáp ứng yêu cầu của KH trực tiếp cũng như thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, internet,...
Đa dạng hóa danh mục sản phẩm với giá cả luôn ở mức tốt nhất. Đưa các các ưu đãi đa dạng giúp thu hút KH về với doanh nghiệp. Bởi lẽ, đối với một doanh nghiệp thương mại, nếu không có ưu đãi, người tiêu dùng sẽ chỉ sử dụng sản phẩm của công ty trong một thời gian ngắn và mua hàng với số lượng không nhiều. Vậy nên, doanh nghiệp cũng đang hướng đến việc sẽ xây dựng các mô hình nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm.
Thúc đẩy việc kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận thu được đồng thời quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý, đặc biệt là chi phí kinh doanh. Để có được KQKD tốt không thể không nhắc đến việc kiểm soát chi phí một cách triệt để. Hơn nữa, hiện nay chi phí của doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng quá nhiều nên đây cũng là một trong những mục tiêu cấp bách mà doanh nghiệp đưa ra để phấn đấu.
Tạo điều kiện nâng cao chuyên môn cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết bằng cách mở các khóa học đào tạo hoặc cấp kinh phí học cho nhân viên. Một doanh nghiệp mạnh thì không thể không nhắc đến đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt huyết với công việc. Hơn nữa, thị trường không ngừng biến đổi, việc cập nhật với xu hướng cũng như các quy định mới rất quan trọng. Không ngừng bổ sung và sửa đổi các quy định của công ty nhằm hoàn thiện hơn về mặt quy củ, quy chế nội bộ, từ đó giúp nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn.
Là doanh nghiệp thương mại nên doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu theo mô hình mua đi bán lại, doanh nghiệp đang hướng tới tìm kiếm những nhà cung cấp lâu dài, với những sản phẩm chất lượng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng đã định hướng xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung ứng nhất định, không ngừng tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, nơi cung cấp thuận lợi cũng như các chính sách mua hàng hợp lý.
3.1.2. Định hướng của bộ phận kế toán
Riêng đối với bộ phận kế toán, là một phần hành có vai trò quan trọng, là bộ phận liên quan đến tình hình tài chính của công ty, liên quan đến tất cả các phần hành trong doanh nghiệp. Hơn nữa, kế toán còn là bộ phận cung cấp các tài liệu làm cơ sở để lập kế hoạch cho từng giai đoạn, thời kỳ phát triển. Vì vậy, kế toán cần phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, đồng thời trau dồi các kỹ năng sử dụng mạng máy tính, thiết bị điện tử phục vụ cho công việc, tận dụng triệt để các tính năng mà chúng mang lại. Trong giai đoạn tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, công ty có thể xây dựng hệ thống làm việc online, giúp giảm bớt đi lại, tập trung