7. Kết cấu của khóa luận
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện trích lập các khoản dự phòng
a. Trích lập dự phòng giảm giá HTK
Nhằm mục đích HTK được phản ánh theo đúng giá trị thực trên BCTC và cũng nhằm giảm thiểu tổn thất do việc HTK giảm giá trị gây ra, công ty cần thiết thực hiện trích lập dự phòng giảm giá HTK. Để thực hiện việc trích lập, phải đáp ứng một số yêu cầu: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá gốc HTK; tại thời điểm lập BCTC, chứng minh được quyền sở hữu
“Mức dự phòng giảm giá vật tư = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập BCTC x [ Giá gốc HTK theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK]”
- Tài khoản sử dụng: TK 2294 - Dự phòng giảm giá HTK để phản ánh khoản trích lập dự phòng giảm giá trị HTK
TK 2294 “Dự phòng giảm giá HTK” -Hoàn nhập khoản dự phòng cuối niên
độ trước
-Số trích lập dự phòng giảm giá HTK Số dư: Phản ánh số trích lập dự phòng hiện có.
- Phương pháp hạch toán:
+ Trường hợp mức trích lập dự phòng giảm giá HTK kì này lớn hơn số trích lập dự phòng hiện có trên TK 2294, hạch toán trích lập bổ sung:
Nợ TK 632
Có TK 2294
+ Trường hợp ngược lại, số cần trích lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước, tiến hành hạch toán hoàn nhập dự phòng theo bút toán:
Nợ TK 2294 Có TK 632
+ Trường hợp HTK mất phẩm chất; giá trị sử dụng không còn, hạch toán: Nợ Tk 2294 ( bù đắp bằng dự phòng)
Nợ Tk 632 (chênh lệch do tổn thất > số đã trích lập dự phòng) Có TK 152/153/155/156
Ví dụ 3.1. Giả sử, tại thời điểm lập BCTC, Số dư TK 2294 là 3.000.000 đồng
Kiểm kế phát hiện có 3 Máy kinh vĩ điện tử eth510 bị giảm khoảng nhìn, khả năng phóng đại cũng bị ảnh hưởng, chất lượng chỉ đạt 88% so với tiêu chuẩn. Giá ghi sổ của sản phẩm này là 25.016.000 đồng, giá bán trên thị trường đối với sản
- Xóa sổ nợ phải thu khó đòi - Hoàn nhập khoản dự phòng
phải thu khó đòi
- Lập dự phòng phải thu khó đòi
phẩm đạt tiêu chuẩn tại thời điểm này là 26.500.000 đồng, chi phí tiêu thụ ước tính 150.000 đồng/chiếc.
- Căn cứ vào giá bán trên thị trường và chất lượng đạt 88%, giá bán ước tính là:
88% x 26.500.000 = 23.320.000 đồng - Giá trị thuần có thể thực hiện được là:
23.320.000 - 150.000= 23.170.000 đồng
- Xác định mức giảm giá trị của mặt hàng Máy kinh vĩ điện tử eth510: 3 x (25.016.000- 23.170.000)= 5.388.000 đồng - Do vậy cần trích lập bổ sung = 5.538.000 - 3.000.000 = 2.538.000 đồng
Nợ TK 632: 2.538.000
Có TK 2294: 2.538.000
Đơn vị cần kiểm kê thường xuyên để xác định số lượng hàng hóa hỏng hóc, giảm chất lượng và ghi chép lại. Giá bán có thể được ước tính phương pháp so sánh giao dịch thị trường. Đối với những sản phẩm không đủ thông tin giá thị trường, có thể áp dụng phương pháp chi phí theo công thức:
Giá trị ước tính = Chi phí tái tạo - Giá trị hao mòn tích lũy (hữu hình + vô hình)
b. Trích lập dự phòng phải thu khó đòi và quản lý các khoản phải thu
Đối với một DNTM nói chung và Công ty CP Xây dựng Hitech nói riêng, doanh thu bán chịu chiếm phần trăm khá lớn trên tổng doanh thu, vì vậy nếu xảy ra rủi ro và không thu hồi được nợ, công ty sẽ chịu tổn thất nặng nề. Đề phòng tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp không thu hồi được khoản nợ khó đòi do khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, đơn vị nên thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Việc trích lập dự phòng phải căn cứ trên nhiều cơ sở, không chỉ trích lập đối với các khoản phải thu quá hạn mà ngay cả với những khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng nhận thấy có dấu hiện không thể thu hồi nợ (phá sản hoặc liên quan đến pháp luật hình sự...), doanh nghiệp cũng cần thực hiện trích lập dự phòng. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu về luật pháp và tuân thủ theo đúng chuẩn mực,
69
doanh nghiệp cần có đủ tài liệu làm căn cứ chứng minh cho việc trích lập là hợp lý cụ thể như hợp đồng mua bán, bảng kê công nợ, các văn bản đòi nợ...
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 48/2019/TT- BTC hướng dẫn mức trích lập dự phòng như sau:
“+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.”
- Trường hợp nợ chưa đến hạn nhưng công ty đã có căn cứ chứng minh khó có thể thu hồi được, hoặc do người nợ phá sản, hoặc do người nợ mất tích, bỏ trốn
hay đang bị cơ quan pháp luật truy tố, công ty dự kiến những tổn thất có thể
xảy ra
và thực hiện trích lập dự phòng.
Số dư: giá trị dự phòng phải thu khó đòi hiện có
- Phương pháp hạch toán:
Dựa trên chênh lệch giữa số dự phòng phải trích lập và số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán thực hiện việc trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng.
+ Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ này lớn hơn số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán hạch toán bút toán trích lập bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 642
+ Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ này nhỏ hơn số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán hạch toán bút toán hoàn nhập phần chênh lệch:
Nợ TK 2293 Có TK 642
+ Khi thực hiện xóa nợ đối với các khoản thu không thể thu hồi, hạch toán kế toán:
Nợ TK 2293 (phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 (phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128, 244...
Ví dụ 3.2. Ve khoản phải thu quá hạn của công ty Nguyên Hưng, căn cứ vào bảng tổng hợp tình hình thu nợ (Phụ lục 38), tại thời điểm lập BCTC, công ty này vẫn chưa thực hiện việc thanh toán khoản nợ phát sinh vào ngày 02/03, căn cứ trên những thỏa thuận mà 2 bên đã ký kết, ngày 2/4 là hết hạn thanh toán, tức là đến ngày 31/12 công ty này đã quá hạn thanh toán 8 tháng. Do vậy khoản nợ này cần được trích lập dự phòng, mức trích lập dự phòng là: 30% x 136.015.000 = 40.804.500 đồng
Vì số dư trên TK 2293 bằng 0 nên hạch toán kế toán như sau: Nợ TK 642: 40.804.500
Có TK 2293: 40.804.500
Cùng với việc thực hiện trích lập dự phòng nhằm giảm thiểu tổn thất, doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý tốt các khoản phải thu. Trước tiên phải hiểu rằng việc quản lý các khoản phải thu không chỉ nằm trong trách nhiệm của kế toán. Công tác quản lý nên được thực hiện ngay từ bước đầu của quá trình bán hàng. Trước khi ký hợp đồng và đồng ý cho khách hàng nợ, đơn vị yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận cam kết rằng thanh toán đúng hạn, công ty cần nêu rõ các mức phạt cụ thể trên điều khoản nhằm nhắc nhở họ thực hiện đúng cam kết. Khi gần đến hạn thanh toán, công ty nên chủ động liên hệ thông báo về tiến độ thanh toán. Bên cạnh đó, công ty cần thiết lập các chỉ số phân tích nợ phải thu chẳng hạn như:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/Các khoản phải thu trung bình. Nhìn vào công thức tính chỉ số vòng quay các khoản phải thu, cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng, chỉ số này càng lớn tức là khách hàng trả nợ nhanh và ngược lại. Căn cứ vào kết quả phân tích được, đơn vị đưa ra các chính sách kịp thời và thích hợp.