Sunway Hà Nội
Ngành du lịch - khách sạn của Việt Nam đang ngày càng phát triển nhưng hiện
nay các khách sạn lớn có quy mô tầm cỡ thường là những khách sạn có đầu tư nước ngoài và thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn từ nước ngoài. Khách sạn Sunway Hà Nội là khách sạn 4 sao thuộc quyền điều hành và quản lý của tập đoàn Sunway đến từ Malaysia. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải kế thừa, giữ gìn và truyền bá các giá trị văn hóa của tập đoàn là một điều tất yếu mà khách sạn Sunway phải làm.
Nhưng khách sạn Sunway Hà Nội lại được xây dựng và hoạt động trên địa bàn
quốc gia Việt Nam với nguồn nhân lực chủ yếu là người Việt chỉ có một Tổng quản lý là người Malaysia. Trong các nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh
nghiệp do các thành viên trong doanh nghi ệp tạo ra. Và để văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững mạnh, văn hóa doanh nghiệp phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa dân tộc. Văn hóa doanh nghiệp về bản chất là đối nội và đối ngoại. Về đối nội văn hóa doanh nghiệp phải đẩy mạnh tiềm lực, thúc đẩy được sự sáng tạo, phát triển của nhân viên trong tổ chức, khích lệ nhân viên hành động và làm việc nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về đối ngoại, văn hóa doanh nghiệp phải được xã hội Việt Nam chấp nhận. Cả đối nội và đối ngoại đều liên quan tới văn hóa dân tộc Việt Nam, liên quan tới các quan niệm giá trị của người Việt.
Quốc gia Khoảng cách quyền lực Chủ nghĩa cá nhân Nam tính Né tránh rủi ro Hướng tương lai Malaysia 104 26 50 3 6 41 Việt Nam 70 20 40 3 0 57
Tuy nhiên đây là 2 nền văn hóa dân tộc của 2 nước khác nhau việc kết hợp văn hóa giữa sẽ có những tồn tại và vấp phải những khó khăn gì và có thể kết hợp hài hòa được không?
Để tìm hiểu và làm rõ điều đó em sẽ phân tích sự khác biệt về văn hóa giữa Malaysia và Việt Nam thông qua nghiên cứu về 5 chiều văn hóa của Hofstede.
(Nguồn http://geert-hofstede.com) Các chỉ số về 5 chiều văn hóa giữa hai nước cũng không chênh lệch nhau quá nhiều, khác biệt lớn nhất nằm ở chỉ số khoảng cách quyền lực tuy nhiên cả hai chỉ số naỳ đều thể hiện khoảng cách quyền lực nằm ở mức cao.
- Khoảng cách quyền lực
Malaysia là một đất nước có khoảng cách quyền lực cao. Trong tổ chức người Malaysia quyền lực tập trung và phân cấp mạnh. Quyền lực tập trung chủ yếu vào các lãnh đạo cấp cao và các nhân viên cấp dưới có ít quyền hạn và đặc biệt không có quyền tự quyết. Các báo cáo của doanh nghiệp phải được báo cáo trực tiếp cho những nhà quản lý chịu trách nhiệm và chỉ những lãnh đạo cấp cao có quyền lực mới tham gia vào các cuộc họp. Khoảng cách quyền lực lớn cho thấy sự công nhận về quyền lực của lãnh đạo của các thành viên trong tổ chức. Điều này cũng ảnh hưởng đến văn hóa khách sạn Sunway Hà Nội được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức của khách sạn. Cơ cấu tổ chức cảu khách sạn được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến, Tổng quản lý có quyền lực lớn nhất trong khách sạn và các quyền lực phân tán tiế theo cho các quản lý và thấp nhất là nhân viên, hầu như nhân viên không có quyề tự quyết. Đặc tính khoảng cách quyền lực của Việt Nam cũng nằm trong mức cao thể hiện rõ ràng trong đời sống hàng ngày và công việc. Trong gia đình, con cái luôn phải nghe theo lời cha
mẹ. Trong tổ chức, quyền lực của sếp và nhân viên cũng rất lớn. Nhân viên tuân theo lời sếp vì họ coi đó là bổn phận của mình và là điều đương nhiên phải làm. Việt Nam và Malaysia đều là 2 nước có khoảng cách quyền lực lớn mặc dù thể hiện rõ ràng mà mạnh mẽ hơn ở Malaysia nhưng đều có những nét tương đồng giống nhau.
- Chủ nhĩa cá nhân, tập thể
Tính cá thể trong xã hội Việt Nam thấp do chủ nghĩa tập thể đã hình thành từ lâu đời trong văn hóa của Việt Nam. Nó được thể hiện thông qua các quy tắc, lề lối xã hội chặt chẽ và các cộng đồng tự vận hành. Trong các tập thể mọi người thường đoàn kết và giúp đỡ cho các thành viên, trong cuộc sống, công việc và đổi lại là các thành viên sẽ trung thành với tập thể và có trách nhiệm với nhóm. Người Việt thường
ưu tiên cho gia đình, bạn bè, họ hàng. Trong xã hội người Malaysia họ cũng cực kì đặt tầm quan trọng về các mối quan hệ với người thân, bạn bè, và đồng nghiệp, họ luôn hành động để đạt được sự hài hòa trong gia đình hoặc xã hội. Điều này cũng ảnh
hưởng và tạo nên một giá trị tốt đẹp trong văn hóa khách sạn đó là tinh thần đoàn kết mạnh mẽ giữa các thành viên, và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Sự khác biệt về tính cá thể cộng đồng giữa Việt Nam và Malaysia cũng chệch lệch không nhiều. Do đó các chiến dịch và tuyên ngôn, sứ mệnh nhắm đến lợi ích cho xã hội hoặc gắn kết con người của khách sạn dễ dàng được hiểu và đón nhận bởi các thành viên.
- Né tránh rủi ro
Chiều văn hóa này thể hiện mức độ lo ngại của các thành viên trong xã hội hay các thành viên trong doanh nghiệp về những tình huống có thể mang lại rủi ro hoặc không biết trước kết quả. Người Malaysia họ thích không khí thoải mái và coi trọng thực tiễn hơn lý thuyết, thời gian làm việc linh động, không cần đúng giờ, không
sợ đổi mới, họ tin rằng làm việc thêm giờ chỉ xảy ra khi cần thiết và không vì mục đích cá nhân. Người Malaysia cũng rất thoải mái trong việc chấp nhận rủi ro. Sự né tránh rủi ro của người Việt thể hiện ở mức độ trung bình, một số bộ phận người Việt sẽ cố gắng né tránh những tình huống rủi ro và không rõ ràng bằng cách tìm kiếm
mới và thử nghiệm. Còn đối với. Ket hợp hai văn hóa với nhau các chính sách của các quản lý người Malaysia sẽ thúc đẩy các nhân viên người Việt trong việc sáng tạo,
tinh thần học hỏi và tự tin đóng góp ý kiến của bản thân. Ở chỉ số này Việt Nam và Malaysia cũng có khác biệt ít.
- Nam tính
Ở Việt Nam, điểm nam tính của Việt Nam và Malaysia đều thể hiện ở mức trung bình. Nam giới của hai nước sẽ thể hiện tính nam tính hơn thông qua những tính cách quyết đoán, cạnh tranh và xu hướng mong muốn xây dựng và phát triển sự nghiệp.Còn nữ giới sẽ thể hiện tính nữ tính thông qua việc họ chấp nhận và duy trì vai trò của người phụ nữ. Tuy nhiên tính nam tính của cả hai nước hiện nay cũng đang dần dần tăng nên. Cả hai nước đều đang khuyến khích, thúc đẩy vai trò của người phụ nữ. Trong xã hội Việt Nam, phụ nữ được đối xử bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh, phụ nữ luôn đươc thúc đẩy và nâng cao ý thức về sự tự chủ hay sự tiến thân trên con đường sự nghiệp. Malaysia cũng thúc đẩy sự bình đẳng giới và nâng cao vai trò của người phụ nữ bằng việc thường xuyên thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào các lĩnh vực của chính trị và kinh tế và tiếp tục hình thành các chính sách
và kế hoạch hành động cũng như các chương trình để trao quyền cho phụ nữ. Với chiều văn hóa này cũng được thể hiện trong văn hóa của khách sạn bằng chứng là tập
đoàn cũng như khách sạn cố gắng trở thành một tổ chức hàng đầu trong việc thay đổi
các chuẩn mực và khuôn mẫu có hại là rào cản đối với việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ và các chuẩn mực và định kiến về nam tính cũng giam hãm đàn ông. Tập đoàn, khách sạn trao quyền lực cho phụ nữ để thay đổi, làm chủ cuộc sống cá nhân, xã hội và kinh doanh của bản thân. Tạo và hỗ trợ cơ hội cho phụ nữ trong xã hội và nền kinh tế sẽ giúp thúc đẩy thị trường, thương hiệu của khách sạn. Việc này cũng giúp đảm bảo sự phát triển là công bằng và bền vững. Trong khách sạn Sunway Hà Nội phần lớn những trưởng phòng, quản lý của khách sạn chủ yếu là phụ nữ
Ý kiến Số ý kiến Tỷ lệ (%)