4. Kết cấu của đề tài
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài bao gồm các lực lượng mang tính chất xã hội, có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động truyền thông marketing của một doanh nghiệp, bao gồm:
a. Văn hóa - xã hội
Văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán là một hệ thống giá trị niềm tin và các chuẩn mực hành vi được cả cộng đồng cùng chia sẻ. Lối sống, phong cách tiêu dùng, nhận thức của mỗi các nhân đều mang đậm dấu ấn của văn hóa. Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh ở bất kỳ thị trường nào công ty đều phải tìm hiểu kỹ về nền văn hóa, xã hội ở thị trường đó, có như vậy thì họ mới có thể biết được chính xác nhu cầu của khách hàng là gì, từ đó mới có thể giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Truyền thông marketing là một phương tiện trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và nó mang bộ mặt của công ty, nếu không hiểu ro về văn hóa thì những thông điệp ta muốn truyền tải đến khách hàng sẽ dễ bị hiểu lầm và có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thất bại của chính công ty. Vì vậy, để tiếp cận, thu phục một thị trường, các nhà Marketing phải thấu hiểu được nền văn hóa riêng biệt của nơi đó, tránh những hành vi, những thông điệp thậm chí những sản phẩm dịch vụ không tương thích với các giá trị văn hóa ở đó. Ngoài ra tính đặc thù của các nền văn hóa khác biệt đôi khi còn giúp sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập tốt hơn vào thị trường đó.
b. Chính trị - pháp luật
Chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh và hoạt động xúc tiến thương mại của các công ty. Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, an toàn đối với các nhà đầu tư. Khi thực hiện các chương trình truyền thông, công ty bắt buộc phải thực hiện theo những quy định đó và mất thời gian, công sức cũng như tiền bạc để tiếp thu và thực hiện theo luật mới ban hành.
Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng và cách thức tiêu dùng. Thị trường cần có sức mua cũng như người mua. Tổng sức mua tuỳ thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tín dụng. Những người làm marketing cần phải lưu ý các xu hướng chính trong thay đổi thu nhập và các động thái thay đổi tiêu dùng của khách hàng. Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như thu nhập, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiền tiết kiệm, hay vay mượn có một tác động rất lớn trên thị trường.
Môi trường công nghệ tác động đến quản trị marketing rất đa dạng, tuỳ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp mà các tác động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các đe doạ đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm, chi phí sản xuất... của doanh nghiệp. Người làm marketing cần hiểu rõ những thay đổi trong môi trường công nghệ, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển để khuyến khích việc nghiên cứu có tính chất định hướng vào thị trường nhiều hơn, đồng thời cảnh báo bất kỳ sự đổi mới nào làm hại đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
d. Khách hàng:
Khách hàng chính là đối tượng mà công ty phục vụ và đem lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng có sức ảnh hưởng lớn nhất đến các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, sự đánh giá, phàn hồi của khách hàng chính là gợi ý cho những bước tiếp theo trong chiến lược truyền thông của mỗi công ty.
1.4 Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing
a. Sự đổi mới hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các công cụ truyền thông Dựa vào tiêu chí này rút ra kết luận về kế hoạch phát triển hoạt động truyền thông tại công ty đang nghiên cứu, đẩy mạnh công cụ nào và thu hẹp lại công cụ nào.
b. Mức độ tiếp cận công chúng, khách hàng mục tiêu
Một số tiêu chí có thể kể đến như: Số lượng khách hàng tiếp cận, trong số ấy thì bao nhiêu là khách hàng đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng về công ty, khách hàng có hành động tương tác như thế nào sau khi tiếp cận được những thông tin từ các hoạt động truyền thông. Lượng truy cập tìm kiếm công ty trên mạng xã hội, trên các trang Website
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
c. Tác động tăng doanh số, lợi nhuận trước và sau khi thực hiện chiến lược truyền
thông:
Đe đánh giá được một chiến lược truyền thông, thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra hay không, kết quả cuối cùng là xem nó có ảnh hưởng như thế nào tới doanh số bán ra, doanh số của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang triển khai đẩy mạnh truyền thông ấy có tăng trưởng hay không. Nếu thực hiện tốt, đạt được đúng như kỳ vọng mục tiêu đã đề ra thì nên tiếp tục đưa ra các phương án triển khai tiếp theo. Ngược lại, nếu chưa đạt được những yêu cầu ấy, cần xem xét những điểm còn hạn chế, yếu điểm để khắc phục và rút kinh nghiệm cho những lần truyền thông kế tiếp.
1.5 Kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động truyền thông của một số công ty du lịch
1.5.1. Hoàn thiện hoạt động truyền thông của một số công ty du lịch
a. Công ty du lịch lữ hành Saigontourist
Theo tạp chí của sở du lịch T.P Hồ Chí Minh, Saigontourist luôn nằm trong top các công ty đi đầu trong lĩnh lực du lịch lữ hành. Công ty luôn có định hướng rõ ràng, Trien khai Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chỉ thị số 07- CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và chiến lược phát triển Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) giai đoạn 2016-2020, Saigontourist đã ban hành chương trình phát triển kinh doanh giai đoạn 2017-2020.
• Mục tiêu tổng quát:
Khẳng định vị trí Tổng Công ty Du lịch hàng đầu Việt Nam, là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong khu vực trên các lĩnh vực: lưu trú - ẩm thực - lữ hành - vui chơi giải trí, góp phần tích cực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước theo chiến lược phát triển chung của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam. Phát triển theo xu hướng hội nhập, bền vững, hiệu quả doanh nghiệp gắn với lợi ích cộng đồng.
• Nhiệm vụ và giải pháp
việc hiện đại, thiết lập hệ thống quản lý tập trung, tiết kiệm thời gian và chi phí. Sử dụng hiệu quả quỹ khoa học - công nghệ.
Phát triển thương hiệu - Đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị
Tập trung đầu tư công tác phát triển thương hiệu Saigontourist theo chiều rộng và chiều sâu, nghiên cứu hình thức đa thương hiệu, thương hiệu nhánh. Tiếp tục chuẩn hóa hệ thống nhận diện các đơn vị thành viên để các đơn vị hoạt động chuyên nghiệp. Gắn kết sức mạnh thương hiệu Saigontourist thông qua việc liên kết tất cả đơn vị thành viên hệ thống với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo sức mạnh tổng hợp, mở rộng thị trường, tăng thị phần, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Tăng cường công tác quảng bá tiếp thị. Các hoạt động quảng bá tiếp thị tiến hành song song và hỗ trợ chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu; xây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở nghiên cứu thị trường, có kế hoạch, đánh giá hiệu quả và thể hiện tính liên tục nhằm duy trì phát triển thị trường.
Nâng cao tổ chức thành công các sự kiện lớn của Tổng Công ty, đặc biệt Lễ hội Tết, Đường hoa Nguyễn Huệ tổ chức vào dịp Tết hàng năm; giải Golf Saigontourist. Công viên Văn hóa Đầm Sen.. .tiếp tục đăng cai tổ chức các sự kiện lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực, vui chơi giải trí như Bánh chưng khổng lồ, Âm thực Đất Phương Nam, Lễ hội Âm nhạc, Hội thi Lân Sư Rồng, Lễ hội Băng đăng, Ngày hội Quê tôi, Lễ hội chào đón năm mới.. Phối hợp tổ chức và hưởng ứng tham gia các sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, đặc biệt là các sự kiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương.
Bên cạnh đó, việc tham gia tổ chức quảng bá tại các hội chợ, các sự kiện du lịch trong nước và nước ngoài cũng là thế mạnh của Saigontourist Group. Nổi bật có Hội chợ du lịch ITB tại Đức, Ngày hội Du lịch TPHCM; Hội chợ VITM Hà Nội; Lễ hội ẩm thực Việt Nam trong chương trình “Những ngày Thành phố Hồ Chí Minh tại Saint Petersburg”; Liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam; Hội chợ du lịch quốc tế TPHCM ITE; Diễn đàn du lịch Saint Petersburg - Việt Nam tại Saint Petersburg; Hội chợ du lịch WTM London.
Tiếp tục hợp tác thực hiện các chương trình quảng bá định kỳ trên các kênh truyền hình VTV4, SCTV12; Hợp tác Saigon Times Group, Thông tấn Xã Việt Nam, các cơ quan truyền thông TP.HCM và trung ương, Vietnam Airlines, VietJet
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Air cùng các hãng hàng không quốc tế, các cơ quan truyền thông khác tổ chức chuyên trang Saigontourist quảng bá thông tin Tổng Công ty và các đơn vị. Xây dựng các ấn phẩm đa dạng, phong phú, thống nhất hình ảnh, bằng các ngôn ngữ phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách hàng. Tổ chức cuộc thi video clip, thi ảnh, cuộc thi viết “Tận hưởng bản sắc Việt”. Mở rộng phạm vi sử dụng các công cụ trong công tác quảng bá tiếp thị, ưu tiên sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Khuyến khích từng CBNV-LĐ sử dụng mạng xã hội trở thành tiếp thị viên Saigontourist. Công ty du lịch lữ hành Saigontourist luôn mang hình ảnh của công ty đến gần hơn với khách hàng.
b. Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) Vietravel tiền thân là trung tâm du lịch - tiếp thị và dịch vụ đầu tư Tracodi Tourism, được thành lập vào năm 1995 chỉ với 7 thành viên. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vietravel không ngừng nỗ lực để mang lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, liên tục thay đổi và ứng dụng công nghệ mới vào trong quy trình vận hành. Nhờ vậy mà Vietravel có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời mọi lúc mọi nơi. Tất cả đã góp phần để đưa Vietravel trở thành doanh nghiệp du lịch lữ hành hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Sứ mệnh và mục tiêu của Vietravel có thể rút gọn 3 thuộc tính từ Vietravel lại như sau:
+ Sự chuyên nghiệp
+ Mang lại cảm xúc thăng hoa cho khách hàng
+ Những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du khách sau mỗi chuyến đi
+ Mục tiêu của Vietravel trong năm 2020 chính là: Trở thành công ty du lịch lữ hành đa quốc gia đầu tiên của Việt Nam, cũng như lọt top 10 công ty du lịch hàng đầu khu vực châu Á.
Đe thực hiện sứ mệnh và mực tiêu của công ty Vietravel đã ngày càng hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing của của công ty. Đe đưa hình ảnh thương hiệu đến đông đảo với công chúng, Vietravel đã ứng dụng sự phát triển của công nghệ và Internet thông qua hai phiên bản bán tour trực tuyến trên hai nền tảng: máy tính và điện thoại di động.
Ngoài ra, Vietravel còn tạo ra hai hình thức quảng cáo mới có tên là: Famtrip và Presstrip. Trong đó, Famtrip là những chuyến đi chủ yếu dành cho những du khách nước ngoài, họ sẽ về để trải nghiệm cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Presstrip là chuyến đi cho các nhà báo khảo sát du lịch, vừa để giới thiệu quảng bá địa danh, vừa để quảng bá hình ảnh của thương hiệu. Dĩ nhiên, trong chiến lược tiếp thị không chỉ có quảng cáo mà nó còn là những chương trình tri ân khách hàng, ưu đãi giảm giá và Vietravel đã vận dụng điều này rất tốt khi tạo ra nhiều hình thức ưu đãi khác nhau: Đó là những chương trình giảm giá bằng tiền mặt, cho tới giảm giá trên % giá tour, đi kèm là kết hợp với các đối tác để tặng quà hiện vật giá trị và hấp dẫn. Minh chứng là trong năm 2014, Vietravel từng đưa ra chương trình ưu đãi: Tặng 200 phần quà là tranh Đông hồ và cặp ly sứ Minh Long cho 200 du khách đăng ký đầu tiên trong ngày 26/5 (nguồn Maketing Al).
Năm 2020 Vietravel có chương trình “Vietravel - Tiếp lửa niềm tin 'Chung tay chống dịch COVID-19”, ngày 20/03/2020, Vietravel phát động chiến dịch “CHUNG TAY CHỐNG DỊCH COVID-19” trao tặng 15.000 khẩu trang y tế nhằm tiếp thêm sức mạnh và tinh thần chiến đấu cho đội ngũ y, bác sĩ - những người trên tuyến đầu chống dịch trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Đe tạo dựng một chỗ đứng trong tâm chí khách hàng các công ty du lịch lữ hành luôn luôn đầu tư đổi mới hoạt động truyền thông marketing đối với công ty, để có thể tiếp cận được ngày càng nhiều hơn những khách hàng mục tiêu tiềm năng.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm về hoạt động truyền thông từ hai ông lớn lĩnh lực kinh doanh lữ hành trên:
Một là, hoạch định kế hoach rõ ràng cho hoat động truyền thông: Đe có được
các hoạt động truyền thông hiệu quả cần phải có một kế hoach rõ ràng ngay từ những bước đầu, có thể thấy điều đó được thể hiện ở các chiến lược truyền thông vào dịp lễ tết của công ty Saigontour. Góp phần xây dựng được một hệ thống nhân diện thương hiệu tốt của khách hàng đối với công ty, mang lại hiệu quả truyền thông tốt với mức chi phí hợp lý.
Hai là, hoàn thiện nội dung của các chương trình quảng cáo, đẩy mạnh hoạt
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Website của công ty. Saigontour và Vietravel đã xây dựng cho minh trang website riêng của công ty, giúp cung cấp cho khách hàng hầu hết các thông tin về giới thiệu khái quát nhất về công ty, các sản phẩm dịch vụ, các tin tức,... Đa dạng các hình thức quảng cáo, sử dụng hiệu quả hình thức quảng cáo qua các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi. Sử dụng hiệu quả hình thức quảng cáo qua truyền hình, lựa chọn các kênh truyền hình được nhiều người theo dõi, với tần số phát song vào các khung giờ phù hợp.
Ba là, chú trọng đầu tư cho hoạt động PR: Xây dựng, phát triển ấn phẩm riêng
của công ty, với nội dung đa dạng, thống nhất hình ảnh, bằng các ngôn ngữ phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách hàng. Thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, giải trí, hoạt động thiện nguyện thể hiện trách nhiệm với xã hội. Vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của công ty với cộng đồng, vừa mang hình ảnh của công ty đến gần hơn với công chúng. Tổ chức, tham gia các sự kiện, hội thảo, của ngành du lịch trong và ngoài nước, hăng hái tham giá các chương trình giao lưu hợp tác với các đơn vị dịch vụ vận tải, ngân hàng. Các hội chợ thường niên của thành phố như lễ hội ẩm thực, ngày hội hiến máu.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DANH NAM
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần du lịch Danh Nam
2.1.1. Quá trình hình hành và phát triển của công ty cổ phần du lịch Danh Nam
Khái quát về công ty Danh Nam Travel: “Công ty với quá trình 15