9. Cấu trúc của luận văn
1.1.1 Quan niệm về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
phổ thông.
Theo từ điển tiếng Việt: “Ngoại khóa là môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chương trình chính thức và dùng để phân biệt với hình thức dạy học nội khóa.” [40,tr.53]. Nhƣ vậy, có thể hiểu, giờ học ngoại khóa hoàn toàn do giáo viên chủ động lên kế hoạch và lựa chọn thời gian, địa điểm để tiến hành.
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động đƣợc tổ chức ngoài giờ của các môn học ở trên lớp. Hoạt động ngoại khóa gắn liền với yêu cầu, nội dung của các môn học đồng thời bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa. Hoạt động ngoại khóa là sự tiếp nối giữa hoạt động dạy – học trên lớp. Hoạt động ngoại khóa là cách thức gắn lý thuyết với thực tiễn,... nhằm hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, năng lực cho các em.
Về khái niệm tổ chức, trong từ điển tiếng Việt thông dụng (2001) của Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) tổ chức là tiến hành một công việc theo cách thức, trình tự nào; là tự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung [51, tr.797]. Theo đó, tổ chức là một trong những hoạt động cơ bản của con ngƣời nói chung, hoạt động dạy học nói riêng. Theo từ điển tiếng Việt (2002) của Hoàng Phê (chủ biên) thì tổ chức là những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có hiệu quả tốt nhất [47, tr.1007]. Nhƣ vậy, tổ chức hiểu theo nghĩa chung nhất chính là sự tập hợp, sắp xếp một nhóm ngƣời cùng thực hiện một nhiệm vụ chung để đạt đƣợc mục đích đề ra.
Phê (chủ biên) hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [47, tr.452]. Tổ chức hoạt động là quá trình hình thành những cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, thực hiện phân công lao động khoa học, phối hợp, điều phối các nguồn lực, vật lực một cách thích hợp để thực hiện thành công các kế hoạch nhằm đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của tổ chức.
Khái niệm ngoại khóa, theo Từ điển Tiếng Việt (2002) của Hoàng Phê (chủ biên) ngoại khóa là “môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài giờ, ngoài chƣơng trình chính thức”[40, tr.683].
Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong từ điển Văn hóa giáo dục Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Phạm Thị Thu Hà (2003) định nghĩa là “Dạng hoạt động của học sinh ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của chƣơng trình bộ môn. Hoạt động này đƣợc gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa”.
Từ khái niệm trên có thể hiểu tổ chức hoạt động ngoại khóa là một hình thức hoạt động nằm ngoài chƣơng trình học chính khóa kết hợp dạy học với vui chơi nhằm gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trƣờng với thực tế xã hội. Đây là một trong những mảng giáo dục quan trọng ở nhà trƣờng phổ thông trong việc giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.