Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 30 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.4 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn lịch sử

a. Đọc sách

Là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ học nội khóa, song chủ yếu vẫn là hoạt động ngoại khóa. Đọc sách cũng rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen hứng thú và phƣơng pháp làm việc với sách. Đọc sách là hình thức đơn giản, dễ làm nhƣng có hiệu quả cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, khi triển khai đọc sách lƣu ý tránh xu hƣớng học sinh thích đọc tiểu thuyết lịch sử hơn tài liệu lịch sử, hoặc học sinh hay bị thu hút vào những chi tiết li kì mà không chú ý đến những kiến thức khoa học. Trƣớc tiên giáo viên giúp đỡ học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trình, trong năm học. Trong danh mục, nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, tức là những loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.

Tiếp đó để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kì và lòng ham hiểu biết cái mới của học sinh, giáo viên tóm tắt sơ lƣợc nội dung một số cuốn sách. Trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi.

Có hai hình thức đọc sách đƣa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc, đọc chung ở lớp, ở tổ. Cá nhân tự đọc là hình thức phổ biến, thuận lợi, quan trọng nhất trong hình thức đọc sách ngoại khóa. Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh cách tự đọc (Ghi chép, nêu vấn đề và tự giải quyết vấn đề). Đọc chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Thƣờng trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận và tranh luận những vấn đề có liên quan.

Giáo viên có thể tổ chức, gặp gỡ tác giả sách, những nhà nghiên cứu để học trình bày về cảm nghĩ quá trình biên soạn của mình, giới thiệu những vấn đề hay, lí thú trong nội dung cuốn sách. Trong buổi gặp gỡ, học sinh có thể phát biểu ý kiến nêu thắc mắc, trao đổi. Đây là hình thức có tác dụng giáo dục và gây hứng thú đọc sách cho học sinh, song khó tổ chức. Hình thức phổ biến nhất là học sinh tự tổ chức các buổi sinh hoạt với sự giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên. Ở đây các em trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, về sách, phát biểu cảm nghĩ, kể lại nội dung tóm tắt hoặc trích đọc, dẫn ra những đoạn hay, những ý đẹp trong sách...

Đọc sách không phải để giải trí mà cần biết ghi chép lại: Tên sách, tác giả, thời gian đọc; Nội dung chủ yếu của sách theo từng phần, từng chƣơng, ghi chép những câu nói thú vị; Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách nhƣ bài học, điều thích thú nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng những kiến thức đã đƣợc thu nhận sau khi đọc... Cách ghi chép nhƣ vậy là bƣớc chuẩn bị cho việc kể chuyện, nói chuyện hay trao đổi, thảo luận về sách. Điều quan trọng là phải xây dựng cho học sinh nề nếp thói quen tránh tùy tiện đọc sách ở nhà mà phải có chủ đích, có hiệu quả.

b. Kể chuyện

Kể chuyện là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Có nhiều cách nhƣ kể lại nội dung một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện đƣợc tìm hiểu qua tài liệu, hay của chính ngƣời tham gia, chứng

kiến sự kiện thuật lại. Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài học, chính xác, chân thực tránh những tình tiết li kì không có giá trị khoa học, không phù hợp với yêu cầu học tập.

Kể chuyện khác với thông báo. Thông báo chỉ cung cấp cho ngƣời nghe một thông tin nhất định, ngắn gọn khô khan, còn kể chuyện bao giờ cũng có chủ đề và tình tiết. Nội dung kể chuyện không chỉ có khối lƣợng sự kiện, tri thức đƣợc cung cấp, mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Thông thƣờng một câu chuyện kể thƣờng có những yếu tố nhƣ: Giới thiệu vấn đề, tình huống đƣợc đặt ra, diễn biến sự kiện, sự phát triển của tình tiết đến cao độ, câu chuyện kết thúc. Một câu chuyện đƣợc bố cục nhƣ vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt ngƣời nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú. Sự húng thú của ngƣời nghe không phải chỉ vì đƣợc cung cấp các sự kiện chi tiết hay, hấp dẫn mà còn vì nội dung giáo dục của câu chuyện.

Hình thức kể chuyện lịch sử đem lại tác dụng lớn nhất là khi kể chuyện của các chiến sĩ cách mạng lão thành, tiêu biểu, những anh hùng hay những ngƣời thân của các anh hùng, chiến sĩ. Gặp gỡ, tiếp xúc với những nhân chứng lịch sử, những ngƣời đã từng chứng kiến, tham dự các sự kiện có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh. Bằng phƣơng pháp nêu gƣơng những ngƣời thực, việc thực chúng ta sẽ để lại trong trái tim học sinh ấn tƣợng sâu sắc, gợi dậy cảm xúc lịch sử. Việc này có thể tổ chức khi điều kiện thuận lợi, song tốt nhất là vào dịp các ngày lễ, kỉ niệm lịch sử.

c. Nói chuyện lịch sử

Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử. Kể chuyện chủ yếu là từ cụ thể nâng cao lên trình độ tƣ duy khái quát, ngƣợc lại nói chuyện lịch sử chủ yếu là tƣ duy khái quát, đƣợc minh họa, dẫn chứng bằng các sự kiện cụ thể theo một chủ đề nào đấy.

Nói chuyện lịch sử phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nội dung chƣơng trình nội khóa, với nhiệm vụ chính trị trƣớc mắt. Vì vậy nói chuyện lịch sử không thể tổ chức thƣờng xuyên và ở bất cứ nơi nào nhƣ kể chuyện lịch sử. Nó thƣờng đƣợc tổ chức nhân ngày kỉ niệm lịch sử một sự kiện quan trọng, một danh nhân, lãnh tụ cách mạng..., những đợt sinh hoạt chính trị bồi dƣỡng về văn hóa, nghiên cứu lịch sử địa phƣơng. Ngƣời nói chuyện phải là ngƣời am hiểu sâu sắc những vấn đề trình bày. Do đó ngƣời nói chuyện thƣờng là giáo viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy ở các trƣờng đại học, cán bộ làm công tác tuyên huấn.

Nói chuyện lịch sử thƣờng đƣợc tổ chức vào các dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc nhƣ: kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 - 2), ngày Quốc tế phụ nữ (8 - 3), ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26 - 3), ngày giải phóng miền Nam (30 - 4), ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (2 - 9), ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam,... và tổ chức vào thứ hai trong tiết chào cờ trƣớc HS toàn trƣờng.

Đề buổi nói chuyện lịch sử đạt đƣợc hiệu quả cao, chúng tác giả xin đƣa ra một số lƣu ý nhƣ sau:

Thứ nhất, phải xác định rõ mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể (dự kiến tổ chức vào thời gian nào, mời ai nói chuyện lịch sử, có thể kết hợp với HĐNK hoặc phong trào nào, thành phần tham dự,...).

Thứ hai, lên kịch bản cho buổi nói chuyện lịch sử (chƣơng trình đƣợc thực hiện nhƣ thế nào cho trang nghiêm mà hiệu quả, các tiết mục xen kẽ nhƣ văn nghệ, phát động cuộc thi chào mừng,....).

Thứ ba, cần có sự sắp xếp trƣớc với ngƣời nói chuyện chủ đề sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam trƣớc khi tổ chức ít nhất nửa tháng, để họ có sự chủ động, chuẩn bị nội dung (dù khách mời là giáo viên bộ môn, hoặc nhà nghiên cứu, nhân chứng đã từng tham gia chiến trƣờng). Nội dung nói chuyện

lịch sử phải căn cứ vào đối tƣợng HS, tránh rƣờm rà, thiếu trọng tâm và xa rời mục tiêu giáo dục trong dịp kỉ niệm.

Thứ tư, tham khảo các hình thức, biện pháp tổ chức HĐNK theo chủ đề để tăng tính hiệu quả của buổi nói chuyện dƣới cờ.

d. Trao đổi, thảo luận

Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức khoa học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đấy. Có nhiều cách tiến hành trao đổi thảo luận. Trƣớc hết có thể trao đổi thảo luận trong phạm vi lớp. Đối với học sinh trung học phổ thông, khi tổ chức trao đổi thảo luận vừa để ghi nhớ nội dung một vấn đề vừa là khơi dậy những suy nghĩ độc lập của các em. Chủ đề nêu ra phải là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng hợp, khái quát, những vấn đề mà nhiều ngƣời quan tâm, có liên quan đến cuộc sống hiện tại.

Trong quá trình trao đổi, giáo viên cần động viên học sinh đề xuất và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ độc lập của mình, đồng thời cũng khiêm tốn học tập và tôn trọng ý kiến của các bạn. Giáo viên theo dõi, kịp thời bổ sung những thiếu sót, uốn nắn các lệch lạc. Khi kết thúc thảo luận có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Có những hình thức trao đổi thảo luận với nội dung phong phú hơn, nhƣ tổ chức các “hộp thƣ” trao đổi trên báo tƣờng.

e. Dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả các học sinh trong lớp, trong trƣờng tham dự. Lực lƣợng tham gia dạ hội lịch sử thƣờng có hai nhóm, dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi ý những xúc cảm làm cơ sở để giáo dục tình cảm bồi dƣỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tƣ liệu lịch sử,... những bài nói chuyện lịch sử, những tiết mục văn nghệ... không chỉ làm phong phú kiến thức, mà còn rèn luyện

năng lực độc lập làm việc, bồi dƣỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho học sinh.

Chủ đề dạ hội lịch sử rất phong phú. Chủ đề lịch sử địa phƣơng cũng là một nội dung khá hấp dẫn trong dạ hội lịch sử; Các vấn đề về cuộc sống hiện nay trên thế giới và trong nƣớc, nhƣ đấu tranh hòa bình thế giới, thành tựu phát triển khoa học, kĩ thuật...

Tạo bức tranh lịch sử, gợi dậy không khí “lịch sử” là yêu cầu quan trọng của dạ hội. Do đó, bên cạnh các tiết mục văn nghệ, cần phải tổ chức triển lãm, trang trí nhằm gây hứng thú cho ngƣời dự, làm sao cho họ cảm thấy mình đang sống, hay tham gia, chứng kiến các sự kiện xảy ra. Triển lãm gồm tranh, ảnh, sách báo, ... đƣợc trƣng bày ở một góc hội trƣờng, trên đƣờng vào hội trƣờng, hoặc hai bên sân khấu.

Ý nghĩa giáo dục của buổi dạ hội sẽ tăng lên nếu trong buổi dạ hội có sự tham dự của những “nhân chứng” của sự kiện, anh hùng, chiến sĩ cách mạng, những ngƣời thân trong gia đình nhân vật lịch sử. Tổ chức tốt các buổi dạ hội không chỉ có tác dụng đối với học sinh trong trƣờng, mà còn có ảnh hƣởng lớn đối với nhân dân địa phƣơng. Nó là một biện pháp có hiệu quả gắn nhà trƣờng với xã hội.

g. Tham quan lịch sử

Tham quan lịch sử có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Những dấu vết của quá khứ, những vật trƣng bày trong bảo tàng không chỉ cụ thể hóa kiến thức của học sinh mà còn để lại một ấn tƣợng mạnh mẽ nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện khả năng quan sát, phân tích của các em. Có hai loại tham quan chủ yếu: Những cuộc tham quan phục vụ trực tiếp nội dung bài học nội khóa, có thể là bài giảng trong bảo tàng, hoặc trên thực địa; Những cuộc tham quan có tính chất một hoạt động ngoại khóa. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng đối vì hai loại tham quan này thƣờng đƣợc tiến hành xen nhau. Bài dạy thực địa cũng có phần tham quan.

Các cuộc tham quan ngoại khóa đều nhằm mục đích củng cố, bổ sung kiến thức đã học. Tham quan lịch sử có thể tiến hành ở nhà bảo tàng, ở nơi xảy ra sự kiện lịch sử, tại một di tích lịch sử, một cuộc hành quân lần theo dấu vết ngƣời xƣa. Các hình thức này có ý nghĩa khác nhau. Hình thức này đƣợc tiến hành trƣớc khi nghiên cứu một chƣơng, một phần của chƣơng trình lịch sử. Việc tham quan cần kết hợp việc giảng dạy bài mới sẽ phải tuân thủ theo nguyên tắc, phƣơng pháp của bài giảng tại thực địa hay bài giảng ở bảo tàng. Khi tiến hành tham quan để tổng kết, củng cố nâng cao kiến thức đã học, cần chú ý phát huy năng lực tƣ duy của các em học sinh. Công việc này đƣợc thực hiện sau khi nghiên cứu một chƣơng hay một phần chƣơng trình.

Tổ chức tốt quá trình thăm quan cần khắc phục việc làm có tính chất hình thức, chỉ xem lƣớt qua mà không chú ý quan sát, tìm hiểu những điều cân thiết. Mỗi buổi thăm quan có kế hoạch, nội dung, chủ đề nhất định. Vì vậy, sau khi xem khái quát về nhà bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện lịch sử, cần tập trung vào một số vấn đề theo yêu cầu bài học. Sau khi kết thúc tham quan nên tổ chức cho học sinh thảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học hoặc mục đích đã đề ra. Có thể kết hợp với nội dung của Đoàn thanh niên trong việc tổ chức cắm trại, hành quân để giới thiệu, tìm hiểu một số kiến thức lịch sử cần thiết. Ngoài tổ chức thăm quan lịch sử, nhân các buổi tham quan nhà máy, nông trƣờng, công trƣờng..., giáo viên nên tổ chức cho học sinh xem phòng truyền thống, nghe nói chuyện về đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trƣớc cách mạng và ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 30 - 36)