Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực tiễn công tác ngoại khóa môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Bộ môn lịch sử ở trƣờng THPT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, khách quan, có hệ thống về lịch sử xã hội loài ngƣời (lịch sử dân tộc Việt Nam) từ khi xuất hiện

đến nay, góp phần bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, yêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tinh thần đoàn kết dân tộc với hội nhập quốc tế, ý thức góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, niềm tự hào, niềm tin tƣởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nƣớc, rèn những kĩ năng cần thiết, những thao tƣ duy cơ bản.

Những năm gần đây, bộ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông đã có nhiều thay đổi tích cực về nội dung, phƣơng pháp dạy học. Phần lớn giáo viên hiện nay ở các trƣờng đã nhận thức đƣợc việc cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy học Lịch sử theo hƣớng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

Tuy nhiên, thực trạng dạy và học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến chất lƣợng dạy và học lịch sử chƣa cao. Việc thay đổi từ quan niệm “ngƣời thầy làm trung tâm” sang “học trò là trung tâm” chƣa đem lại kết quả cao. Đa số học sinh đều cảm thấy học lịch sử khó nhớ và mau quên, các em thƣờng nhầm lẫn về thời gian xảy là sự kiện, về địa danh, tên cuộc khởi nghĩa, nhân vật lịch sử. Và đặc biệt, đa số học sinh không hiểu đƣợc bản chất của các sự kiện lịch sử, không giải thích đƣợc ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, vai trò công lao của nhân vật lịch sử,... Bên cạnh đó, việc ôn tập, củng cố kiến thức cũng chƣa đƣợc quan tâm chú ý của giáo viên, học sinh không đƣợc hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu và ôn tập kiến thức. Kiến thức lịch sử chƣa có tính liên hệ thực tiễn, kiến thức hàn lâm, nặng nề.

Từ thực trạng trên đã đặt ra một yêu cầu bức thiết cho môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác ở trƣờng phổ thông nói chung phải có những biện pháp đổi mới nhằm phát huy những thế mạnh bộ môn và khắc phục những hạn chế để chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao.

Để có thể hiểu đƣợc thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ở trƣờng THPT hiện nay, chúng tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn thông qua phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh ở một số trƣờng THPT.

*Mục đích:

Để thấy rõ việc cần thiết tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông. Mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong chƣơng trình. Đồng thời tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa và từ đó đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong chƣơng trình Lịch sử THPT. Làm cơ sở thực tiễn để đối chiếu lí luận, đƣa ra những hình thức tổ chức học tập ngoại khóa trong chƣơng trình Lịch sử THPT.

*Đối tƣợng khảo sát:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến cho 20 giáo viên dạy Lịch sử và 250 học sinh ở một số trƣờng THPT trong tỉnh Hải Dƣơng.

STT Tỉnh Tên trƣờng Số GV đƣợc hỏi ý kiến Số HS đƣợc hỏi ý kiến 1 Hải Dƣơng THPT Tứ Kì, Kẻ sặt 5 65

2 Hải Dƣơng THPT Thanh Hà 4 65

3 Hải Dƣơng THPT Gia Lộc, Quang Trung. 6 60 4 Hải Dƣơng THPT Chí Linh, THPT Trần Phú 5 60

*Nội dung khảo sát:

Về phía giáo viên, chúng tác giả tập trung vào các vấn đề sau:

- Quan niệm, nhận thức của giáo viên về hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong chƣơng trình Lịch sử THPT.

- Vai trò, ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong chƣơng trình môn Lịch sử ở trƣờng THPT.

- Tìm hiểu các hình thức tổ chức dạy học lịch sử nói chung và hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa thƣờng hay sử dụng trong giờ dạy Lịch sử.

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học Lịch sử, đồng thời có thể đƣa ra ý kiến đề xuất nhằm thực hiện việc tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa đạt hiệu quả tốt nhất.

Về phía học sinh, chúng tác giả tập trung vào một số vấn đề sau: - Thái độ, tinh thần học tập bộ môn Lịch sử của học sinh.

- Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động học tập ngoại khóa trong bộ môn Lịch sử.

- Tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh với việc tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong môn Lịch sử.

- Những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi học lịch sử theo hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Phƣơng pháp khảo sát: Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh ở một trƣờng THPT và phát phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh.

*Kết quả khảo sát:

- Quan niệm của GV về tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học Lịch sử. Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy các giáo viên (100%) đƣợc chọn khảo sát đều cho rằng cần tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa khi dạy học Lịch sử. Điều này chứng tỏ các giáo viên đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học Lịch sử.

Mặc dù ý thức đƣợc vai trò của hoạt động học tập ngoại khóa nhƣng các GV lại có quan niệm, nhận thức khác nhau về hoạt động ngoại khóa. Có 5/20 (chiếm 25%) thầy cô cho rằng là hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan dã ngoại. Trong khi đó 8/20 (chiếm 40%) lại cho

rằng đó là hình thức học tập học sinh đƣợc trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động. Một số khác 6/20 (chiếm 30%) lại quan niệm rằng đó là hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm bổ sung hỗ trợ các hoạt động học tập trên lớp. Tỉ lệ nhỏ 1/20 (chiếm 5%) quan niệm khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo trùng với khái niệm hoạt động ngoại khóa. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp hệ thống lí luận về vấn đề này và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô.

*Quan niệm của học sinh với môn học:

Kết quả cho thấy phần lớn học sinh không yêu thích môn Lịch sử: chỉ có 95/250 HS tỏ ra yêu thích (chiếm 38%). Trong khi đó số học sinh tỏ ra thờ ơ và không yêu thích môn học này là 155/250 học sinh (chiếm 62%). Thực trạng học sinh không yêu thích môn học là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó một nguyên nhân quan trọng là do phƣơng pháp giang dạy của giáo viên.

Nhƣng phần lớn các em học sinh đều đánh giá đƣợc tầm quan trọng của môn học. Có tới 77,6% số HS đƣợc khảo sát cho rằng Lịch sử là môn học quan trọng trong khi đó không có ý kiến nào cho rằng đây là môn không quan trọng. Việc học sinh ý thức đƣợc tầm quan trọng của môn học là một trong những tín hiệu tích cực trong việc dạy và học môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay. Từ thực tế học Lịch sử là quan trọng nhƣng không yêu thích môn học đã đặt ra cho mỗi ngƣời giáo viên cần nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học nâng cao chất lƣợng dạy và học Lịch sử hiện nay.

Về mức độ cần thiết khi tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong học tập Lịch sử thì kết quả thu đƣợc là 65,2% HS đồng ý cần thiết và chỉ có 4,8% HS cho rằng không cần thiết. Có thể thấy các em học sinh đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học lịch sử.

*Về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử:

Ý kiến của GV và HS cũng tập trung vào các vấn đề: ý nghĩa của hoạt động học tập ngoại khóa giúp học sinh tạo biểu tƣợng lịch sử, bồi dƣỡng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn, phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, lập nghiên cứu khoa học, giáo dục tƣ tƣởng tình cảm cho học sinh. Có tới 85% GV đã thống nhất cho rằng hoạt động ngoại khóa đem lại cả 3 ý nghĩa trên.

Không chỉ GV nhận thức đƣợc ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa mà bản thân mỗi HS cũng nhận thức đƣợc điều này. Có 84,4% HS đƣợc khảo sát đã đồng ý chọn 3 ý kiến trên. Nhƣ vậy, đa số các em đều rất hứng thú, hiểu và nắm đƣợc vai trò, tầm quan trọng của hoạt động học tập ngoại khóa trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức đƣợc học ở trên lớp vào cuộc sống, làm cho môn học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn. Tuy nhiên cũng có một bộ phận học sinh không quan tâm hoặc cho là hoạt động ngoại khóa chỉ là đƣợc đi tham quan dã ngoại thực tế ngoài các giờ học chính khóa mà không có tác dụng trong việc học tập Lịch sử của học sinh.

Từ kết quả khảo sát cho thấy cả GV và HS đều nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động học tập ngoại khóa. Nếu đƣợc triển khai, áp dụng trong các giờ học Lịch sử chắc chắn sẽ tạo đƣợc sự hứng thú với học sinh. - Thực trạng vận dụng hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các GV đều đã tổ chức cho học sinh học tập ngoại khóa, Có 15% thƣờng xuyên, 50% thỉnh thoảng có sử dụng. Nhƣng cũng có tới 35% GV hiếm khi và chƣa bao giờ tiến hành hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh trong dạy học lịch sử. Trong khi đó, điều tra ở học sinh cũng có kết quả 71,6% học sinh cho rằng thầy cô thỉnh thoảng có

hƣớng dẫn học sinh hoạt động học tập ngoại khóa, 28,4% số học sinh cho rằng họ chƣa đƣợc học nhƣ vậy. Nhƣ vậy, tuy nhận thấy sự cần thiết của hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học lịch sử nhƣng không phải GV nào cũng thực hiện đƣợc. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân căn bản là GV chƣa có những hiểu biết về hình thức và biện pháp tổ chức dạy học theo phƣơng pháp mới này.

Đồng thời chúng tác giả cũng tìm hiểu về những hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa trong dạy học lịch sử. Về phía GV, có 50% GV thƣờng xuyên tiến hành hoạt động trải nghiệm ở các di tích lịch sử văn hóa, 30% trải nghiệm dƣới hình thức đóng vai, chỉ có 5% giáo viên cho học sinh trải nghiệm ở các làng nghề. Về phía học sinh, kết quả cũng tƣơng tự nhƣ vậy, 83,2% học sinh đã đƣợc GV cho học tập ngoại khóa ở các di tích lịch sử và dƣới hình thức kể chuyện lịch sử.

Kết quả này cho thấy, GV cũng chƣa sử dụng đa dạng hình thức trải nghiệm cho học sinh, vẫn tập trung chủ yếu ở một số hình thức cơ bản. Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của HS khi học tập lịch sử dƣới hình thức ngoại khóa là cơ sở để mỗi giáo viên nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của HS từ đó đƣa ra những điều chỉnh hợp lí. Phần lớn học sinh cho rằng ngoại khóa trong học tập Lịch sử sẽ làm cho các em phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, cảm thấy môn học Lịch sử hấp dẫn, thú vị, giúp cho các em dễ nhớ kiến thức, hiểu sâu các sự kiện lịch sử. Thấy đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức sách vở với kiến thức thực tế.

Những khó khăn mà các em gặp phải là mất nhiều thời gian cho việc học tập môn học, có ít nguồn tài liệu tham khảo và hình thức học tập này cũng có nhiều điểm khác biệt với cách học truyền thống nên bƣớc đầu có nhiều bỡ ngỡ.

Trong khi đó, GV nhận thấy học tập ngoại khóa có thuận lợi cơ bản: học sinh hào hứng, tích cực đó là điều mà học sinh vốn không nhận thấy ở môn học

này trƣớc đây. GV cũng cho rằng khó khăn chủ yếu là chƣa biết cách tổ chức hoạt động học tập tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với nội dung bài học lịch sử nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá học sinh và mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng là điều mà các GV nhận thấy ở hình thức dạy học này.

1.2.2 Thực tiễn hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Thanh Hà.

* Giới thiệu trường THPT Thanh Hà

Trƣờng THPT Thanh Hà đƣợc thành lập năm 1965, trên địa bàn Thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng, là ngôi trƣờng đã có bề dày truyền thống với 55 năm xây dựng và phát triển, đang ngày càng khẳng định vị thế một trƣờng trung tâm của huyện Thanh Hà.

Đội ngũ cán bộ, viên chức của trƣờng hiện nay là 76 ngƣời, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó có 25 thạc sĩ, 51 cử nhân và cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao đẳng và trung cấp, 2 đồng chí đang học sau đại học

Cụ thể nhƣ sau: Tổng số (CB, GV, NV) Trình độ đào tạo Tiến Thạc Đại học Đại học phạm Cao đẳng Cao đẳng phạm Trung cấp Trung cấp phạm Khác 76 0 25 51 48 2 0 1 0

Tuổi đời của giáo viên chủ yếu ở độ tuổi 29-49. Đây là độ tuổi mà chuyên môn nghề nghiệp đã vững chắc và sức khỏe còn tốt.

Tổng số (CB,GV , NV) Dƣới 29 tuổi Từ 30 - 39 tuổi Từ 40 - 49 tuổi Từ 50 - 54 tuổi Từ 55 - 59 tuổi 60 tuổi 76 36 30 7 1 2

Năm học 2019-2020, số học sinh của trƣờng nhƣ sau: Khối lớp Số lớp Số HS Nam Nữ 10 11 463 179 284 11 11 462 178 284 12 11 440 171 269 Tổng 33 1365 528 837

Với những thành tích xuất sắc năm 1995 nhà trƣờng đã vinh dự đƣợc nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng Ba, trong những năm tiếp theo nhà trƣờng đƣợc tặng cờ thi đua của chính phủ, của UBND tỉnh và nhận nhiều bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo, của UBND tỉnh. Nhà trƣờng đã đƣợc công nhận trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục mực độ 3 là mức cao nhất với các trƣờng THPT không có yếu tố nƣớc ngoài và trƣờng chuẩn quốc gia cấp độ 2.

* Thực trạng HĐNK Lịch sử của trường THPT Thanh Hà

Những năm qua, nhà trƣờng rất quan tâm đến công tác ngoại khóa chuyên môn. Với hoạt động ngoại khóa lịch sử, nhà trƣờng đã tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn của môn học. Đặc biệt, trong những năm qua, trƣờng THPT Thanh Hà rất quan tâm đến các HĐNK. Mỗi năm học tổ chức từ hai đến ba lần hoạt động tập thể theo quy mô toàn trƣờng, các hoạt động tập thể tiêu biểu nhƣ: Hội trại, Tham gia các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động truyền thống nhân các ngày lễ lớn nhƣ: ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, ngày 20/11, Ngày 26/3, …

- Đối với giáo viên

Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của HĐNK

Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 39)