Đặc điểm của kiến thức, các loại kiến thức lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 28 - 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.3 Đặc điểm của kiến thức, các loại kiến thức lịch sử

Khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc trƣng nổi bật sau:

Thứ nhất, lịch sử mang tính quá khứ. Lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài ngƣời từ lúc con ngƣời và xã hội hình thành đến nay.

Tất cả những sự kiện hiện tƣợng lịch sử đƣợc chúng ta nhắc đến đều là những câu chuyện đã xảy ra. Bởi vậy mà ngƣời ta không thể trực tiếp quan sát đƣợc những điều đã xảy ra trong quá khứ mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các tài liệu lƣu lại. Vì vậy dạy học lịch sử có những khó khăn nhất định. Học sinh không thể trực tiếp quan sát sự kiện lịch sử, mà chỉ có thể tri giác các loại tài liệu, thông qua các đồ dùng trực quan để hiểu biết về các sự kiện lịch sử. Vì vậy trong học tập lịch sử học sinh đƣợc rèn luyện khả năng tƣởng tƣợng, tái tạo lịch sử.

Thứ hai, lịch sử mang tính không lặp lại. Sự kiện lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và không gian. Mỗi sự kiện, hiện tƣợng lịch sử chỉ xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Chính điều này buộc các giáo viên dạy học lịch sử, khi trình bày các sự kiện lịch sử, hiện tƣợng lịch sử buộc phải xem xét cụ thể không gian và thời gian sự kiện, hiện tƣợng để học sinh không bị nhầm lẫn các sự kiện.

Thứ ba, lịch sử có tính cụ thể. Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các dân tộc khác nhau và quy luật của nó. Lịch sử mỗi nƣớc, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện địa lý – tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội riêng quy định. Hơn nữa các nƣớc khác nhau, sống trên những cƣơng vực khác nhau, tuy bị tác động của quy luật chung, trải qua quá trình phát triển, trình độ sản xuất không ngừng đƣợc nâng cao, đời sống văn hóa, tinh thần của con ngƣời ngày càng phong phú, đa dạng nhƣng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng có điểm khác nhau. Vậy nên đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện hiện tƣợng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu.

Thứ tư, lịch sử mang tính hệ thống. Sử học không chỉ có các sự kiện, hiện tƣợng về kinh tế, xã hội mà còn cả nội dung của kiến trúc thƣợng tầng tình hình sản xuất và quan hệ sản xuất... Những nội dung tri thức lịch sử đó lại có mối liên hệ chằng chịt, phức tạp, đòi ngƣời giáo viên phải luôn chú ý

đến mối quan hệ ngang dọc, trƣớc sau của các vấn đề lịch sử cũng nhƣ mối quan hệ nội tại của chúng.

Thứ năm, tính thống nhất giữa sử và luận. Các sự kiện lịch sử chỉ đƣợc diễn ra một lần duy nhất, không lặp lại thế nhƣng những ghi chép về nó lại có rất nhiều. Những quan điểm lịch sử trƣớc khi có Chủ nghĩa Mác về cơ bản xuất phát từ lập trƣờng bảo vệ lợi ích giai cấp bóc lột. Khi có chủ nghĩa Mác ra đời, sử học mới bắt đầu trở thành một khoa học thật sự, chân chính. Vì vậy, nghiên cứu và dạy học lịch sử cần dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, có nhƣ vậy những nhận định, kết luận rút ra mới đảm bảo tính khoa học, vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống, tính giai cấp của giai cấp tƣ sản và tính khoa học của lịch sử hoàn toàn đồng nhất, giữa sử và luận có tính thống nhất cao độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 28 - 30)