Các hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 58 - 134)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Các hình thức

* Tổ chức cho học sinh đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về Đảng.

Đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ học nội khóa, song chủ yếu vẫn là hoạt động ngoại khóa. Đọc sách góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen hứng thú và phƣơng pháp làm việc với sách. GS Phan Ngọc Liên và cộng sự đã chỉ rõ “Đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho HS trong giờ nội khóa, song chủ yếu trong HĐNK. Nó góp phần rèn luyện cho HS kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách” [27, tr232].

Đọc sách là hình thức đơn giản, dễ làm song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển các phƣơng tiện thông tin truyền thông, văn hóa đọc của con ngƣời ngày càng thay đổi. Chính vì thế cần phải có những thay đổi cần thiết cho hình thức đọc sách. Mặt khác, ngày nay bên cạnh sách tốt, tƣ liệu tốt, HS thƣờng xuyên bị tấn công và bủa vây bởi các thông tin, các quan điểm trái chiều, các tƣ liệu, các sách báo độc hại, nhiều khi là xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Vì thế, việc đọc sách ngày nay không chỉ nhằm bổ sung kiến thức mà còn là một diễn đàn để các em học sinh đƣợc định hƣớng về nhận thức và chính trị, chống lại những quan điểm sai lệch, những

luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Do đó, việc hƣớng dẫn của GV đối với HS trong chọn sách và phƣơng pháp thích hợp là yêu cầu quan trọng trong đổi mới hoạt động đọc sách hiện nay.

Để tổ chức đọc sách trong HĐNK về chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng cộng sản VN, giáo viên có thể chọn một số sách sau để cho học sinh đọc.

Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (1930 - 1916) qua các kỳ đại hội”, của tác giả Nguyễn Hòa, NXB Hồng Đức.

Bác Hồ với các kì đại hội Đảng” của tác giả Hà Minh Hồng NXB Trẻ, Hà Nội ấn hành năm 2016.

Thời dựng Đảng” của tác giả Thép Mới, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2013.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam” của tác giả Lê Văn Yên, đƣợc NXB Thanh niên ấn hành năm 2006.

Những người cộng sản trẻ tuổi” của tác giả Đức Vƣợng, Nguyễn Đình Nhơn, đƣợc NXB Thanh niên ấn hành năm 2000….

Những mốc son lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 80 năm lãnh đạo cách mạng” của NXB Quân đội nhân dân ấn hành năm 2010.

Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp HS mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân trƣớc các vấn đề lịch sử. Việc trao đổi thảo luận diễn ra trong một nhóm nhỏ hay trong phạm vi cả lớp, cả khối đều nhằm mục đích phát triển khả năng tƣ duy tích cực, độc lập, sáng tạo của các em. Thông thƣờng, trao đổi, thảo luận đƣợc tiến hành theo trình tự: Đề xuất và lựa chọn chủ đề thảo luận; hƣớng dẫn HS những nội dung cần chuẩn bị; tiến hành thảo luận; GV chốt ý và kết luận. Chủ đề nêu ra trao đổi, thảo luận là những vấn đề lớn, tiêu biểu, điển hình, nhận đƣợc sự quan tâm của xã hội và mang tính thời sự sâu sắc. Mặc dù trong buổi trao đổi, thảo luận, HS đƣợc thoải mái thể hiện những suy nghĩ, ý kiến của mình nhƣng GV vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển, định hƣớng tƣ duy của các em vào các nội dung chính cần

thảo luận. GV cần động viên, gợi ý để tất cả HS đều mạnh dạn đề xuất và mong muốn đƣợc thể hiện ý kiến của mình trƣớc tập thể. GV đóng vai trò nhƣ ngƣời trọng tài, phân định đúng sai để các em biết khiêm tốn, lắng nghe và phản biện khi cần thiết. Cuối cùng, GV là ngƣời khái quát vấn đề, nhận xét và kết luận.

Đối với chủ đề Kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tổ chức thảo luận về “Tính tất yếu của sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930” hoặc “Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

*Hướng dẫn học sinh kể chuyện lịch sử về các nhân vật, sự kiện lịch sử của Đảng

Kể chuyện lịch sử là một trong số các hình thức ngoại khóa khá hấp dẫn, đƣợc HS yêu thích và có tác dụng giáo dục rất lớn về tƣ tƣởng, tình cảm đối với học sinh. Khi học sinh sƣu tầm các câu chuyện lịch sử, là một lần các em đƣợc tìm hiểu thêm về những vấn đề của lịch sử mà trong sách giáo khoa không trình bày, là giúp các em có cái nhìn toàn diện, chân thực và sống động về lịch sử, về các nhân vật lịch sử.

Chính vì thế, hình thức ngoại khóa kể chuyện lịch sử cần phải đƣợc duy trì trong ngoại khóa lịch sử nói chung, ngoại khóa nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.

Trong tổ chức HĐNK nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cho học sinh sƣu tầm các câu chuyện liên quan đến Bác Hồ với việc thành lập Đảng, hội nghị thành lập Đảng nhƣ: Chuyện “Bác Hồ với ngày thành lập Ðảng”, chuyện “Bác Hồ và bài báo "Ðảng ta", chuyện “Bác Hồ với lời khẳng định: Ðảng ta thật là vĩ đại”,…

*Kết hợp các hình thức ngoại khóa để tổ chức dạ hội lịch sử nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng.

“Dạ hội là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả học sinh trong lớp, trường tham dự"[30, tr.281]. Khác với các hình thức khác, Dạ hội lịch sử là HĐNK có tính chất tổng hợp, công phu, có quy mô lớn, có thể thu hút tất cả HS trong lớp và cả trƣờng tham gia, có tác dụng rất tốt đối với HS về các mặt giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển. Bởi vì, chủ đề của dạ hội rất phong phú, thƣờng tập trung vào những vấn đề của lịch sử địa phƣơng, lịch sử dân tộc hay kết hợp giữa lịch sử địa phƣơng với lịch sử dân tộc, các vấn đề mang tính thời sự trên thế giới và trong nƣớc.

Trong tổ chức HĐNK nhân kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản VN có thể tổ chức Dạ hội lịch sử với chủ đề: Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại

Chủ đề này có thể gồm các phần:

Phần 1: Văn nghệ (học sinh hát bài Đảng đã cho ta một mùa xuân của nhạc sĩ Phạm Tuyên).

Phần 2: MC giới thiệu nội dung chƣơng trình dạ hội. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, Hiệu trƣởng đọc diễn văn kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng.

Phần 3: Trình diễn 1 hoạt cảnh lịch sử về sự kiện Hội nghị thành lập Đảng. Phần 4: Biểu diễn văn nghệ: trình bày các tiết mục hát, múa ca ngợi Đảng, Bác Hồ nhƣ: bài Bác Hồ một tình yêu bao la.

Phần 5: Tổ chức cho các đội tham gia cuộc thi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Phần thi này cần ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các dạng trò chơi với tên gọi nhƣ: Chào hỏi (các đội giới thiệu về đội mình); Theo dòng lịch sử (các đội thi cùng tham gia trả lời câu hỏi về Đảng, Bác Hồ theo hình thức đội nào bấm chuông (Phất cờ) nhanh hơn thì có quyền trả lời trƣớc. Đội nào trả lời đúng thì đƣợc điểm); Cảm xúc về Đảng quang vinh (các đội cử đại diện trình bày bài hùng biện nói về cảm nghĩ của mình về Đảng);

Phần 6: Phần thi giao lưu với khán giả xen kẽ: Ban Tổ chức sẽ đƣa ra các câu hỏi kiến thức để khán giả trả lời. Trả lời đúng sẽ đƣợc nhận quà của Ban Tổ chức.

Phần 7: Trong quá trình MC tổ chức cho khán giả tham gia trò chơi có thƣởng thì Ban giám khảo sẽ chấm những Tập san hoặc Tranh, Ảnh sƣu tầm (hoặc tự vẽ) về các nội dung liên quan đến Đảng, Bác Hồ. Các sản phẩm đƣợc trƣng bày ở 2 bên sân khấu hoặc tiền sảnh. Ban giám khảo hội ý, thống nhất kết quả, giải.

MC công bố giải, mời Ban Giám hiệu lên trao giải cho tập thể, cá nhân đạt giải về Hội thi, về Tập san hoặc Tranh, Ảnh sƣu tầm (hoặc tự vẽ) về các nội dung liên quan đến Đảng, Bác Hồ. Đại diện Ban giám hiệu tổng kết, tuyên dƣơng, khuyến khích những tác giả đạt giải.

Phần 8: Để kết thúc dạ hội, một đội văn nghệ trình bày bài hát Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người. Sau dạ hội Ban tổ chức sẽ họp rút kinh nghiệm những thành công, hạn chế của buổi Dạ hội để cho các lần tổ chức sau đó.

Tham quan ngoại khóa lịch sử có vai trò và ý nghĩa to lớn và là một trong nhƣng HĐNK khá phổ biến trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Ƣu thế cơ bản của tham quan ngoại khóa lịch sử chính là ở chỗ nó tạo cơ hội cho HS đƣợc tiếp xúc với thực tế, đƣợc đến gần hơn với sự kiện lịch sử. Phan Ngọc Liên trong tác phẩm Công tác ngoại khóa môn Sử ở trường phổ thông cấp II và cấp III, đã khẳng định sự cần thiết phải tổ chức tham quan trong quá trình dạy học lịch sử nhƣ sau:“Cần phải từ bỏ ý nghĩ cho rằng, đối với một trường tốt, trước hết cần có những phương pháp tốt trong những bức tường của lớp học”. [36, tr.4].

Hoạt động tham quan là cơ sở quan trọng để bổ sung kiến thức, đặc biệt là kích thích hứng thú và góp phần quan trọng, trực tiếp vào quá trình giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, nhân cách cho thể hệ trẻ. Những dấu vết của quá khứ, các hiện vật, các minh chứng đƣợc trình bày trong các bảo tàng, qua các di tích lịch sử không chỉ dừng lại ở chỗ cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại một ấn tƣợng sâu sắc đối với HS, rèn luyện các kĩ năng phân tích, quan sát của

học sinh. Trong thực tế dạy học lịch sử, từ trƣớc đến nay, GV vẫn sử dụng 2 hình thức tham quan chủ yếu.

Thứ nhất: Tham quan phục vụ trực tiếp cho các nội dung của bài nội khóa, có thể giảng dạy trực tiếp tại địa điểm tham quan.

Thứ hai: Tổ chức những buổi tham quan có tính chất là một HĐNK. Đối với HĐNK chủ đề Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cho học sinh trƣờng THPT Thanh Hà có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan lịch sử tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam hoặc Bảo tàng tỉnh Hải Dƣơng. Tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam học sinh đƣợc tham quan, tìm hiểu về sự ra đời, phát triển, lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Tại Bảo tàng Hải Dƣơng học sinh đƣợc tham quan, tìm hiểu về lịch sử ra đời, phát triển của Đảng ở Hải Dƣơng.

2.3.2. Biện pháp

2.3.2.1. Tổ chức cho học sinh đọc sách kết hợp với trao đổi, thảo luận về Đảng.

Khi đọc sách cần khắc phục những quan niệm không đúng, thƣờng có trong những học sinh thích đọc tiểu thuyết lịch sử hơn tài liệu lịch sử, tài liệu gốc, bị thu hút vào những chi tiết li kì hấp dẫn mà không chú ý đến những kiến thức khoa học. Trƣớc tiên giáo viên giúp đỡ học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trình, trong năm học. Trong danh mục, nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, tức là những loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian.

Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú của học sinh, cuốn hút các em vào việc đọc sách giáo viên tóm tắt sơ lƣợc nội dung một số cuốn sách hay. Trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi.

Có hai hình thức đọc sách đƣa lại hiệu quả tốt: Cá nhân tự đọc, đọc chung ở lớp, ở tổ.

Cá nhân tự đọc sách là hình thức quan trọng, có nhiều ƣu điểm. Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh cách tự đọc (Ghi chép, nêu vấn đề và tự giải quyết vấn đề).

Tổ chức đọc sách chung ở lớp những quyển sách hiếm, những đoạn hay để gây hứng thú và bổ sung, củng cố kiến thức. Thƣờng trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận và tranh luận những vấn đề có liên quan.

Hay cuốn: “Bác Hồ với các kì đại hội Đảng” của tác giả Hà Hồng Minh (chủ biên), Trần Thuận, Lƣu Văn Quyết, nhà xuất bản Trẻ. Bác Hồ là linh hồn, là ngƣời sáng lập và trực tiếp chỉ đạo Hội nghị thành lập Đảng; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II & III của Đảng. Những câu chuyện về Ngƣời trong ba sự kiện trọng đại của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, phác họa cụ thể công lao và phong cách làm việc của ngƣời sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, đƣợc mãi mãi lƣu giữ trong ký ức nhân dân và mỗi ngƣời cộng sản Việt Nam.

Cuốn: “Thời dựng Đảng” của tác giả Thép Mới, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. “Cả một thời kỳ thai nghén, mang nặng, đẻ đau, đã quyết định tính chất và vai trò của Đảng, hƣớng đi lên chính xác của đất nƣớc, cái kiên và cái cƣờng của phong trào, độ vững và sức bật của dân tộc và mỗi con ngƣời… Lúc này đây, đang có một sự khao khát trở về nguồn để bồi dƣỡng cho mình sức mạnh đi tới, khi đến lƣợt chúng ta đây vƣơn cao lên để giải quyết tổng hợp những nhiệm vụ nặng nề và rộng lớn của thời kỳ mới, trực tiếp thực hiện những điều mơ ƣớc – vì nó mà sống và chết – của những ngƣời cộng sản Việt Nam thuộc lớp đầu tiên”.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên đường sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam” của tác giả Lê Văn Yên, đƣợc nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2006.

Những người cộng sản trẻ tuổi” của tác giả Đức Vƣợng, Nguyễn Đình Nhơn, đƣợc nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2000….

Những mốc son lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 80 năm lãnh đạo cách mạng” của nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2010. Để tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể phân lớp thành các nhóm nhƣ sau:

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM

DỰ ÁN: ĐỌC SÁCH VỀ BÁC HỒ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Học sinh: ………... Lớp………. Nhóm……….. Thời gian thực hiện:………... Danh sách các thành viên nhóm: …………..………… Nhiệm vụ của nhóm:

1. Tiểu sử của Bác Hồ

2. Quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc của Bác Hồ

Để hoạt động đọc sách của học sinh có hiệu quả, mang ý nghĩa thiết thực, giáo viên cần có định hƣớng rõ ràng, xác định đúng đối tƣợng, mục đích của việc đọc sách, đồng thời, căn cứ vào từng đối tƣợng học sinh mà có những hình thức kích thích động cơ học tập, việc phân nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân tìm hiểu theo từng chủ đề là một trong những biện pháp phù hợp để giúp các em tiếp cận đƣợc với các tài liệu có liên quan đến các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch sử điển hình, rèn luyện kĩ năng đọc sách, hƣớng tới phát triển năng lực tự học của các em.

Quy trình thực hiện của GV cần trải qua những bƣớc cơ bản sau: + Hƣớng dẫn HS chọn sách.

+ Hƣớng dẫn HS đọc sách, giao nhiệm vụ cho HS trong quá trình triển khai đọc sách.

+ Tiến hành cho HS thảo luận trong tổ, lớp… để tìm ra đƣợc nội dung lịch sử hoặc nhân vật lịch sử có thể diễn xuất.

+ Hƣớng dẫn cho HS diễn xuất (đọc diễn cảm hoặc đóng vai). + Nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Để hoạt động đọc sách đƣợc hiệu quả, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh thì cần kết hợp hình thức đọc sách với trao đổi, thảo luận.

Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa có tác dụng lớn giúp học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 58 - 134)