Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 36 - 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa

Là một hình thức tổ chức dạy học lịch sử hỗ trợ cho các hoạt động nội khóa để thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn ở nhà trƣờng phổ thông, hoạt động ngoại khóa củng cố, bổ sung và làm sâu sắc hơn kiến thức cho học sinh, đồng thời góp phần tạo hứng thú học tập, phát triển tƣ duy và rèn luyện kĩ năng thực hành...

Cùng với các bộ môn xã hội khác hoạt động ngoại khóa lịch sử phát huy tác dụng là trung tâm văn hóa của nhà trƣờng đối với địa phƣơng, tạo cơ sở gắn liền giữa nhà trƣờng với đời sống xã hội. Đây chính là hình thức “xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” theo Luật giáo dục quy định “mọi tổ chức gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trƣờng thực hiện mục tiêu giáo dục”[39, tr.17]. Tổ chức hoạt động ngoại khóa có vai trò, ý nghĩa sâu sắc đối với giáo viên và học sinh.

* Đối với giáo viên:

Thứ nhất, tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử giúp giáo viên từng bƣớc nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn của mình đặc biệt là nguồn tri thức về chủ đề mà mình trực tiếp tham gia.

Hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử, dạ hội lịch sử... vừa là công cụ, đồng thời là phƣơng tiện chứa đựng, truyền tải thông tin của giáo viên đến cho học sinh. Để tổ chức các hình thức ngoại khóa trên đƣợc hiệu quả, giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu nguồn kiến thức, xác định mục đích, nội dung, phƣơng pháp của buổi ngoại khóa. Quá trình chuẩn bị đó sẽ giúp cho chuyên môn của giáo viên thêm vững vàng và phong phú hơn.

Thứ hai, tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng giúp cho giáo viên bổ sung nâng cao kĩ thuật tổ chức trong dạy học. Trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, các bƣớc tiến hành và việc xác định phƣơng pháp, thời gian là vấn đề cốt lõi của buổi ngoại khóa. Buổi hoạt động ngoại khóa có thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo học sinh hay không, kết quả có thành công hay không phần lớn là nhờ vào kĩ thuật tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên. Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học, rồi trực tiếp lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa sẽ giúp giáo viên có kinh nghiệm và

trình độ trong lĩnh vực tổ chức dạy học nói chung và tổ chức hoạt động ngoại khóa nói riêng.

Thứ ba, tổ chức hoạt động ngoại khóa hiệu quả không chỉ góp phần quan trọng vào đổi mới phƣơng pháp của thầy – trò, nâng cao chất lƣợng dạy học, mà còn chống lại việc “dạy chay”, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn Lịch sử hơn theo nguyên lý “học đi đôi với hành”.

* Đối với học sinh:

Ngoại khóa lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học có tác dụng trong việc giáo dƣỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh: “làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của học sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn tính kỉ luật và tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái” [26, tr.274].

Về bồi dưỡng kiến thức: Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần vào việc củng cố, bồi dƣỡng và làm sâu sắc tri thức cho học sinh. Song do thời gian của một giờ học có hạn, do phân phối của chƣơng trình giáo viên không thể giúp học sinh hiểu sâu sắc, toàn diện về các sự kiện. Hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học, giúp học sinh học tập hiệu quả hơn. Tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa học sinh đƣợc củng cố, bổ sung thêm kiến thức về những nội dung, chủ đề học tập trên lớp, đồng thời nâng cao nhận thức sâu sắc về lịch sử trong mối quan hệ của chúng, từ đó giúp học sinh vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn cuộc sống.

Về phát triển kĩ năng: Tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần vào việc phát triển ở học sinh nhiều kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nếu bài học nội khóa đòi hỏi học sinh phải tuân thủ những gì mà chƣơng trình đã quy định về thời gian, nội dung... thì hoạt động ngoại khóa lại mang tính chất tự nguyện. Trong giờ hoạt động ngoại khóa theo chủ đề đã lựa chọn các em đƣợc thỏa thích thể hiện suy nghĩ, sở trƣờng, hứng thú của mình dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Chính từ sự tự nguyện này sẽ phát huy đƣợc tối đa các năng lực đƣợc biểu hiện bằng những kĩ năng

cụ thể của học sinh để giải quyết những vấn đề ngoại khóa mà các em tham gia. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoại khóa các kĩ năng tƣ duy nhận xét, đánh giá, thực hành vận dụng đƣợc phát huy tối đa, những kĩ năng này sẽ giúp phát triển năng lực nhận thức độc lập của các em. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, học sinh đƣợc rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trách nhiệm trong học tập và các kĩ năng nhƣ: tri giác tài liệu, quan sát tƣ liệu hình ảnh, phát triển khả năng nhận thức và năng khiếu cho học sinh nhƣ: đóng kịch, kể chuyện, vẽ, làm báo tƣờng, tranh cổ động... Việc tham gia tùy theo năng lực, sở trƣờng sẽ giúp cho học sinh có hứng thú tham gia học tập, đồng thời còn phát triển các năng lực hoạt động nhận thức độc lập của các em.

Về giáo dục: Hoạt động ngoại khóa gắn việc học tập lịch sử của học sinh với đời sống xã hội, tạo cho các em ý thức trách nhiệm đối với xã hội hiện tại và sau này. Thông qua việc tham gia các hoạt động nhƣ sƣu tầm tƣ liệu, tài liệu về các sự kiện... học sinh sẽ có điều kiện tiếp xúc với các nguồn sử liệu khác nhau, đây cũng là quá trình giúp cho học sinh thế giới quan khoa học và đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức... Ngoài ra, thông qua việc tìm hiểu sâu sắc những con ngƣời và những việc làm của họ trong quá khứ sẽ giúp học sinh có tính tự giác, tinh thần kỉ luật và đặc biệt là trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nƣớc. Nhƣ vậy, có thể nói hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn đối với học sinh

Vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa đặt ra cho giáo viên, học sinh phải nhận thức đúng để tiến hành có hiệu quả, thu hút sự tham gia của các em vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông thanh hà hải dương (nhân kỉ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam)​ (Trang 36 - 39)