Những kết quả đạt được từ hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất ở của hộ

Một phần của tài liệu 849 pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất ở của hộ

Trong thời gian qua, các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân được vay vốn để phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cấp thiết, chính đáng của ngời lao động, tăng thu nhập cho người sử dụng đất. Bên cạnh đó, các quy định này còn là cơ sở pháp lý và là cơ sở thực tế để các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng như những người cho vay khác thực hiện được quyền của mình, đó là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo trả vay trong các hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay.

về cơ bản, các quy định của pháp luật đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho các TCTD thực hiện việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ khi HGĐ, cá nhân không hoàn trả

được khoản vay khi đến hạn. Hoạt động này đã hỗ trợ đắc lực để thực hiện chủ

trươmg giải quyết các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản, cụ thể như sau: Việc giải quyết nợ xấu được các TCTD chú trọng, đuợc coi là một trong những mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong quá trình hoạt động. Việc hoàn thành xử lý các khoản nợ xấu, trong đó chiếm tỷ trọng cao là các khoản nợ thế chấp bằng bất động sản không chi giúp các TCTD ổn định nguồn vốn, đảm bảo các chỉ số an toàn trong hoạt đong kinh doanh mà con nâng cao vị thế, uy tín về danh tiếng, đánh giá xếp hạng của các TCTD trên thị trưởng. “Việc giải quyết, hỗ tro hoat động xử lý nợ xấu được các cấp, các ngành, chính quyền từ Trung ương tới các địa phương quan tâm và nghiêm túc triển khai thực hiện. Theo đó, Thủ tuớng Chinh phủ vừa ban hành Chi thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QHI4 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Thủ tướng Chính Phủ yêu cầu các Bộ truởng, Thủ truởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chinh Phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung uơng tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện kip thời, hiệu quả Nghị quyết nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết. Đồng thời, chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất luợng tín dụng. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện phát sinh tứ hoạt động xử lý nợ xấu đuợc áp dụng theo thú tự rút gọn", đảm bảo rút ngắn thời gian, chi phí của các TCTD tín dụng trong quả trình xử lý tài sản bảo đảm và là tính hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản

nợ xấu liên quan đến bất động sản do trình tự thủ tục tố tụng liên quan đến các vu án tranh chấp có đối tuợng là bất động sản thuờng kéo dài, trình tự thủ tục phức tạp, gây nhiều khó khăn trong việc đàm phán giải quyết.

Một phần của tài liệu 849 pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w