Hoàn thiện các quy định về xử lý quyền sử dụng đất ở thế chấp

Một phần của tài liệu 849 pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Hoàn thiện các quy định về xử lý quyền sử dụng đất ở thế chấp

Cho vay có tài sản thế chấp chỉ thực sự có ý nghĩa và hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm là QSDĐ được pháp luật quy định chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn xã hội, có đủ cơ sở pháp lý thuận lợi, thông thoáng trong quá trình xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm cho việc xử lý thu hồi nợ được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Mặc dù, thời gian qua hoạt động xử lý thu hồi nợ của các Ngân hàng đang được làm sạch, tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ them cam kết. Đây cũng là một cách can thiệp cần thiết, thể hiện sự quan tâm và kiểm soát chặt chẽ từ phía Nhà nước. Nhưng khi xử lý thu hồi nợ, Tòa án chỉ tuyên trên giấy tờ chứ không trực tiếp tiến hàng xử lý thu hồi nợ. Và trong quá trình thu hồi nợ đã phát sinh thêm một số vướng mắc như: khách hàng không hoàn toàn hợp tác với Ngân hàng, tạo ra một số cản trở khi thu hồi nợ. Vì vậy, cần thêm một số quyền cho các TCTD khi thu hồi nợ nhằm đảm bảo tính chủ động, tiết kiệm thời gian của các TCTD.

TAND tối cao cần nghiên cứu xem xét ban hành nghị quyết hướng dẫn cụ thể về việc thụ lý xét xử vắng mặt bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với trường hợp các đương sự mất tích, bỏ trốn, vắng mặt tại nơi cư trú, tại trụ sở công ty. Đồng thời ban hành các án lệ đối với các vụ án có liên quan đến việc TCTD khởi kiện hộ gia đình, cá nhân để áp dụng thống nhất trong công tác xét xử, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, tiến độ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.

Cần hoàn thiện một số quy định theo hướng bổ sung các quy định về thủ tục tố tụng rút gọn để giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng, ban hành nghị định hướng dẫn việc bên bảo đảm phải bàn giao tài sản bảo đảm theo hướng bên thế chấp hoặc người giữ tài sản bảo đảm vào bất kỳ thời điểm nào kể từ sau khi bên nhận tài sản bảo đảm xử lý tài sản, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho người nhận tài sản bảo đảm; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thống nhất lối xét xử theo hướng các bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu giao tài sản mà không cần giải quyết vụ kiện đòi nợ.

Một phần của tài liệu 849 pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w