Giới thiệu chung về thị trường vốn của Việt Nam

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 39)

Hiện nay, tại Việt Nam tín dụng - ngân hàng vẫn đang nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trên thị trường vốn, sau đó mới là trái phiếu và cổ phiếu. Trong đó, ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế chủ yếu thông qua các hoạt động tín dụng. Theo Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ tín dụng so với GDP trong giai đoạn 2015 - 2018 tăng liên tục lần lượt là 95,2%, 97%, 100%, 111,1%. Việt Nam đang là quốc gia có quy mô thị trường trái phiếu và cổ phiếu nhỏ hơn tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên những năm gần đây, thị trường vốn đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang TTCK thay vì phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng như trước đây giúp tăng vai trò của thị trường vốn trong quá trình huy động vốn trung và dài hạn để phát triển nền kinh tế.

Tính đến 19/12/2017, trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với thời điểm vào cuối năm trước đó (đây cũng là con số cao nhất trong vòng 10 năm qua). Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 74,6% GDP, tương đương gần 3,36 triệu tỷ đồng (+73% so với năm 2016). Xét quy mô giao dịch cổ phiếu thì thanh

khoản đã cải thiện mạnh, tăng 63% so với năm 2016 với giao dịch bình quân đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên.

Thị trường trái phiếu có giá trị niêm yết đạt gần 1,02 triệu tỷ đồng tương đương 23% GDP (+8% so với năm 2016). Giao dịch rất sôi nổi với giá trị bình quân đạt hơn 8.890 tỷ đồng/ phiên (+38% so với thời điểm năm 2016).

Thị trường chứng khoán phái sinh vừa mới khai trương được hơn 4 tháng nhưng đã có nhiều bước tiến vượt bậc, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Với khối lượng giao dịch bình quân 10.954 hợp đồng/phiên.

Đến năm 2018, với hơn 750 công ty niêm yết, giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 71,6% GDP tương đương hơn 3,9 triệu tỷ đồng, (+12,7% so với năm 2017), cao hơn

mức 70% GDP đã đưa ra tại “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 20,3% GDP năm 2018 tương đương 6.500 tỷ đồng/phiên, (+29% so với năm 2017).

Trên thị trường trái phiếu có giá trị niêm yết trái phiếu đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, (+8,2% so với năm 2017), tương đương với 20% GDP của năm 2018. Giá trị giao dịch trái phiếu đạt 8.834 tỷ đồng/phiên, vẫn giữ mức sôi động như năm 2017.

Ngoài ra, Thị trường chứng khoán phái sinh còn khá mới mẻ, ra đời hơn một năm nhưng khối lượng giao dịch bình quân đạt 78.791 hợp đồng/ phiên, tăng gần 7 lần so với

năm 2017 và vị thế mở cuối năm 2018 đạt gần 22 nghìn hợp đồng, tăng 2,7 lần so với cuối năm 2017.

Với cơ cấu ngày càng vững chắc và hoàn thiện, TTCK Việt Nam đang dần trở thành

một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước đang cố gắng nâng cao năng lực quản trị cũng như minh bạch tài chính với nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa đã đem lại nhiều cơ hội đầu tư. Dự báo thị trường vốn Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với động lực đến từ quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước theo chủ trương và kế hoạch của Chính phủ.

Mặc dù thị trường vốn đang từng bước phát triển trong thời gian vừa qua nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, ít sản phẩm nên Việt Nam vẫn duy trì ở một vị trí tương đối thấp trên thị trường vốn của Châu Á Thái Bình Dương cũng như các khu vực khác trên thế

Á - Thái Bình Dương với ba tiêu chí là quy mô đầu tư (Funding at scale), cơ hội đầu tư (Investment opportunities) và hiệu quả chi phí (Pricing efficiency) có mức đánh giá lần lượt là nông/nông/rất nông. Trong khí đó, Nhật Bản với 4,0/5 điểm xếp vị trí thứ nhất trong khu vực, các nước láng giềng như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan được chấm lần lượt là 2,45/5, 2,8/5, 3,25/5 điểm.

Bảng 3.2. Chỉ số phát triển thị trường vốn các nước châu Á Thái Bình Dương của McKinsey Japan Australia South Korea Singapore Malaysia Thailand China India Philippines Indonesia Pakistan Vietnam

Bên cạnh đó, thị trường vốn sơ cấp Việt Nam mang tính rủi ro cao, ít lựa chọn đáng

tin cậy, ít sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, chi phí đầu tư thì đắt đỏ. Do đó, nhà đầu tư thường đổ lượng tiền lớn vào các tài sản như vàng, bất động sản, gửi tiết kiệm ngân hàng hơn là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu.

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 39)