Khung pháp lý về huy động vốn thông qua pháthành trái phiếu trên thị

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

thị trường

+ Căn cứ Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Thời báo tài chính (2018) đưa tin “Nghị định quy định rõ việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế. Nghị định nêu rõ, căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm, dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch

vay, trả nợ công hàng năm, tình hình thị trường tài chính quốc tế, Bộ Tài chính xây dựng

Đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình Chính phủ phê duyệt chủ trương phát hành. Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế trên cơ sở đề án phát hành trái phiếu quốc tế. Căn cứ chủ trương phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phát hành trái phiếu quốc tế cho từng lần phát hành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức liên quan tổ chức phát hành trái phiếu theo chủ trương được Chính phủ phê duyệt và quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng lần phát hành.”

+ Căn cứ Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Nhằm thúc đẩy thị trường TPDN cũng như hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, ngày 4/12/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-

CP quy định về phát hành TPDN thay thế Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho các DN huy động vốn thông qua

phát hành trái phiếu. Phương thức phát hành theo Nghị định mới này đã thay đổi để phù

hợp hơn với sự phát triển của thị trường hiện nay và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ của thị trường quốc tế. Chẳng hạn như yêu cầu doanh nghiệp phải có lãi 3 năm gần nhất nếu phát hành trái phiếu quốc tế đã được loại bỏ. Quy định mới này giúp

khổ pháp lý và môi trường đầu tư được “quốc tế hóa” sẽ là cơ hội tốt cho thị trường TPDN phát triển.

3.3. Ket quả huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của Việt Nam

trên thị

trường vốn quốc tế

3.3.1. Thực trạng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ

Việt Nam

trên thị trường vốn quốc tế

Tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã có 3 lần phát hành trái phiếu quốc tế thành công. Mỗi lần phát hành, tổng số vốn bằng ngoại tệ huy động được đều rất lớn với thời hạn đi vay dài đồng thời thiết lập được điểm chuẩn cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể trực tiếp huy động vốn

a) Khối lượng phát hành

Hình 3.1. Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế các đợt

Khối lượng phát hành của các đợt tương đối lớn, đều trên 750 triệu USD. Đặc biệt trong

2 đợt phát hành tiếp theo khối lượng lên đến 1 USD. Cụ thể:

• Ngày 27-10-2005, Việt Nam phát hành 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ ra thị

2005 2010 2014 Lãi suất cố định (%/năm) 6,875 6,75 4,8 Giá bán (% so với mệnh giá) 98,223 97,1223 N/A Lãi suất thực (%/năm)_______ 7,125 6,95 N/A

quốc tế. Dự định ban đầu là sẽ phát hành 500 triệu USD nhưng có tới 255 NĐT đăng ký

đặt mua tương đương 4,5 tỷ USD. Vì vậy mà Chính phủ Việt Nam đưa ra quyết định tăng thêm khối lượng phát hành 250 triệu USD, tổng khối lượng phát hành cuối cùng là 750 triệu USD.

• Ngày 25-01-2010 sau 5 năm vắng bóng từ đợt phát hành đầu tiên, Việt Nam lần thứ hai phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc

tế, cao

hơn đợt phát hành đầu tiên 250 triệu USD.

• Đến đợt phát hành năm 2014, theo giờ San Francisco (Mỹ) vào lúc 13h ngày 06- 11-2014 (tức 4h ngày 07-11-2014 theo giờ Việt Nam) Chính phủ Việt Nam tiếp

tục phát

hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Trong bối cảnh thị trường vốn

quốc tế đang

diễn ra khá thuận lợi, tổng khối lượng đăng ký mua trái phiếu Chính phủ Việt

Nam của

các nhà đầu tư quốc tế đạt mức kỷ lục với 437 nhà đầu tư nước ngoài tương

đương với

khối lượng 10,6 tỷ USD so với khối lượng phát hành chỉ 1 tỷ USD. Vào cuối

tháng 7/2014,

Việt Nam đã được Moody’s nâng hệ số tín nhiệm từ B2 lên B1; cũng được Fitch

nâng bậc

từ B+ lên BB- vào ngày 3/11/2014 ngay trước thời điểm đấu thầu, đồng thời 2 tổ

Kỳ hạn (năm)

10 10 10

2005 2010 2014

Hình 3.2. Kỳ hạn của trái phiếu trong từng đợt phát hành

Thời hạn trái phiếu của cả 3 đợt phát hành đều là 10 năm vừa đáp ứng được nhu cầu vốn

dài hạn của Chính phủ cũng vừa thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đối với một trái phiếu quốc tế còn mới mẻ như của Việt Nam.c) Giá bán và lãi suất trái phiếu

Bảng 3.3. Giá bán và lãi suất trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế các đợt

Nhìn vào bảng so sánh, có thể thấy lãi suất của trái phiếu đã giảm qua từng đợt phát hành.

• Đợt phát hành đầu tiên 2005 các nhà đầu tư đã mua hết số trái phiếu phát hành này với giá bằng 98,223% so với mệnh giá, mức lãi suất danh nghĩa là 6,875%/năm (tương đương với mức lãi suất thực 7,125%/năm), thấp hơn mức định hướng 7,25%/năm

ban đầu. Nếu so sánh với lãi suất trái phiếu các nước khác cũng được niêm yết tại thị trường Singapore như Indonesia (7,75%) và Philippines (8,09%) thì mức lãi suất của Việt Nam thấp hơn lần lượt là 60 và 90 điểm, thậm chí đây là 2 nước đã phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế nhiều năm trước và có mức xếp hạng tín nhiệm cao hơn Việt Nam tại thời điểm đó (Theo Standard & Poors/Fitch/Moody’s hệ số tín nhiệm của Việt Nam được xếp hạng lần lượt là BB-/BB-/B1 còn Indonesia là B+/BB-/B2. Đây là một thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu:

Một là, sau khi chứng kiến mức tăng trưởng qua 10 năm trước đó thì nhà đầu tư nước ngoài đang kỳ vọng vào sự phát triển của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Năm 2005, so sánh trong khu vực Châu Á thì Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng chỉ sau Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 2. Bên cạnh đó, phải nói đến việc trái phiếu của Phillipines và Indonesia đã bị sụt giảm lòng tin từ phía các nhà đầu tư quốc tế nguyên nhân là do bối cảnh cả về kinh tế và chính trị của 2 nước đều bất ổn trong khoảng thời gian này.

Hai là, thời điểm năm 2005 đã được coi là thích hợp để phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Vì “các khoản nợ thương mại và Chính phủ quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểm thành công thông qua Câu lạc bộ London

và Paris”. Ở thời điểm đó, so sánh nợ quốc gia với Philipines chiếm 72% GDP và Indonesia chiếm 80% GDP thì Việt Nam ở mức 32% được cho là đang ở ngưỡng an toàn.

• Tiếp đến đợt phát hành 2010 với mức lợi tức của trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thấp hơn so với đợt 1 ở mức 6,95%/năm, nhưng vẫn cao hơn khoảng 1%/năm so với mức lợi tức của trái phiếu Phillippines và Indonesia phát hành cũng vào tháng 1/2010. Cụ thể, ngày 7/1/2010 Philippines phát hành 1 tỉ USD trái phiếu với lãi suất 5,67%/năm

(Việt Nam cao hơn 1,28%), ngày 13/1/2010 Indonesia phát hành 2 tỉ USD với lãi suất chỉ 6% (Việt Nam cao hơn 0,95%). Nguyên nhân của mức lãi suất cao là do:

Một là, về mặt XHTN Việt Nam được Standard&Poors xếp hạng ở mức BB, so với

Indonesia và Philippines ở mức BB- thì cao hơn một bậc. Nhưng còn 2 tổ chức lớn còn lại xếp hạng Việt Nam cùng mức với Philippines và thấp hơn Indonesia. Cụ thể, Năm 2009 Việt Nam được Moody’s xếp hạng tín nhiệm vẫn bằng hai năm trước ở mức Ba3, cùng bậc với Philippines (Ba3) và thấp hơn Indonesia 1 bậc (Ba2). Ngoài xếp hạng thì họ đánh giá triển vọng của Việt Nam là “tiêu cực” trong khi Philippines và Indonesia là ở mức “ổn định”.

Hai là, lợi tức của trái phiếu của đợt phát hành này còn phải phụ thuộc vào giao dịch của trái phiếu Việt Nam VN2016 có thời gian đáo hạn vào năm 2016. Trong thời gian tổ chức chào bán, trong vòng 3 ngày từ 18-21/01/2010 lợi tức của trái phiếu VN2016 biến động từ 6,26-6,27% còn lợi tức trái phiếu cùng thời gian đáo hạn của các nước như Philippines và Indonesia có mức dao động lần lượt là 4,84-4,88%; 5,05- 5,14%. Như vậy thì lợi tức của trái phiếu VN2016 cao hơn lợi tức trái phiếu của Philippines và Indonesia từ 1,25 đến 1,5%. Trái phiếu với thời hạn còn lại là 6 năm với mức chênh lệch lợi tức như vậy là khá nhiều, tính cho trái phiếu có kỳ hạn là 10 năm thì

2005______________________ 2010______________ 2014_______

hút các nhà đầu tư, lúc này cần phải dựa vào yếu tố tỷ suất lợi tức của trái phiếu, mức độ hấp dẫn sẽ tương đương với lợi tức phải trả.

Ba là, trong lúc đó cán cân thanh toán của Việt Nam bị thâm hụt tình hình đang khá

căng thẳng, nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng vì lí do xuất khẩu, thu từ ngoại tệ du lịch cũng như kiều hối bị tác động bởi khủng khoảng kinh tế trong và ngoài nước nên cần phải bổ sung nguồn ngoại tệ.

Trên đây là các yếu tố làm cho trái phiếu chính phủ Việt Nam trong đợt phát hành lần này lại có mức lợi tức cao hơn các nước khác có cùng điều kiện phát hành, có thể thấy trái phiếu quốc tế Việt Nam khó cạnh tranh được với trái phiếu của các nước khác trong khu vực. Với mức lợi tức là 6,95%/năm là đã phản ánh sát với diễn biến của thị trường.

• Cuối cùng là đợt phát hành năm 2014 với mức lãi suất cố định của trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong đợt phát hành này là 4,8%/năm, thấp hơn mức lãi suất mà Chính phủ dự kiến lúc đầu 5,125%/năm. So sánh với hai đợt phát hành năm 2005 và 2010 với mức lãi suất lần lượt là 6,875%/năm và 6,755%/năm thì đợt phát hành này có mức lãi suất thấp nhất kể từ trước đến nay. Nhưng đây vẫn là mức lãi suất rất hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế. Với mức lãi suất trúng thầu 4,8%/năm đã thấp hơn các mức lãi suất phát hành trong quá khứ nhưng so sánh với mức lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm của các nước khác như Mỹ (2,37%); Singapore (2,29%); Hong Kong

(1,82%) thì mức lãi suất 4,8% là thực sự hấp dẫn đối với các NĐT. Ngoài ra, về độ hiếm

của trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Lượng trái phiếu của Việt Nam đang lưu hành trên thị trường quốc tế ở thời điểm đó 1,75 tỷ USD, một con số còn khiêm tốn.

Chính vì vậy, đây sẽ là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những trái phiếu có lợi tức hấp dẫn để có thể đa đạng hóa danh mục. Ông Rajeev De Mello đại diện Schroder Investment Management Ltd tại Singapore cho rằng: “Việc tìm kiếm lợi

d) Tổ chức tư vấn và bảo lãnh phát hành

Nhà bảo lãnh

phát hành Ngân hàng Credit Suisse FirstBoston của Thụy Sĩ, Công ty Citigroup Global Markets Inc (CGMI) (thuộc tập đoàn Citigroup - Mỹ), công ty Nomura International PLC (Anh) (thuộc tập đoàn Nomura

Group - Nhật) và 5 đồng quản lý: ngân hàng JP Morgan Chase (Mỹ), ngân hàng Deutsche Bank (Thụy Sĩ), ngân hàng đầu tư Merrill Lynch (Mỹ), ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) và ngân hàng HSBC (thuộc tập đoàn HSBC Holdings - Hongkong)

Ngân hàng Barclays Bank PLC (Anh), Công ty Citigroup Global Markets Inc. (CGMI) (thuộc tập đoàn Citigroup - Mỹ) và Công ty Deutsche Bank Securities Inc. (Mỹ) (thuộc Ngân hàng Deutsche Bank - Đức) Ngân hàng Deusche Bank, Standard Chartered Bank, HSBC BNP Paribas, Mizuho và Daiwa Đại lý thanh

toán_________ Ngân hàng New York (Mỹ) Ngân hàng Citibank,Chi nhánh Luân Đôn HSBC Phương thức

phát hành

Phương thức 144A/ điều khoản S của Luật Chứng Khoán Mỹ

2005 2010 2014 Các quỹ đầu tư tài chính 51% 73% 84%

Ngân hàng 25% 10% 12%

Công ty bảo hiểm 17% 10% 4%

Tổ chức khác 7% 7%

2005 2010 2014

Châu Á 38% 28% 17%

Châu Âu 32% 16% 28%

Châu Mỹ 30% 56% 55%

Trong cả 3 đợt phát hành, từ khâu chuẩn bị đến tư vấn và hỗ trợ đều khá nghiêm ngặt đến từ các tổ chức tài chính quốc tế và pháp luật đều có uy tín trên thế giới.

“Phương thức phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường toàn cầu theo phương thức 144A/ điều khoản S nghĩa là khi phát hành trái phiếu quốc tế không phải đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), được bán trực tiếp cho một số nhà đầu tư chọn lọc thông qua một số đại lý và được nhà quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn cho đợt phát hành.”

Ngoài ra, việc lựa chọn đăng ký trên thị trường chứng khoán của Singapore cũng phần nào tạo ra sự thành công của các đợt phát hành. Thị trường này là một trung tâm giao dịch tài chính lớn của nền kinh tế thế giới, có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đồng

thời giao dịch cũng dễ dàng hơn.

f) Nhà đầu tư mua trái phiếu

Phân loại theo loại hình tổ chức tài chính

Bảng 3.5. Phân loại các nhà đầu tư trái phiếu quốc tế của Chính phủ theo loại hình tổ chức tài chính từng đợt phát hành

Ngay từ lần phát hành thứ nhất, hầu hết các chuyên gia kinh tế - tài chính và giới truyền thông đều đánh giá đợt phát hành này là một trong những đợt phát hành trái quốc

tế thành công nhất năm 2005, đã thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Trong cả 3 đợt phát hành thì các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng nắm giữ với tỷ trọng cao nhất và tăng qua các đợt phát hành. Sau đó là các Ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức khác nắm giữ số còn lại.

Phân loại theo khu vựcBảng 3.6. Phân loại nhà đầu tư trái phiếu quốc tế của Chính phủ theo khu vực

thể thấy, đợt phát hành trái phiếu từ Châu Á như Việt Nam đã được phân bổ tới các khu vực trên toàn cầu mà không bị tập trung hết vào các nhà đầu tư ở khu vực châu Á.

j) Mục đích huy động vốn và kết quả sử dụng vốn

Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì việc phát hành trái phiếu Chính Phủ ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn hiệu quả. Nguồn vốn thu được sẽ đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển của Chính Phủ. Nhưng đi kèm với việc phát hành trái phiếu thành công thì cách sử dụng nguồn vốn thu về đó như thế nào là rất quan trọng. Nếu quản lý và sử dụng vốn không hiệu quả thì hậu quả là rất nghiêm trọng, sẽ có những tác động tiêu cực gây ra những ảnh hưởng đáng kể tới an ninh tài chính quốc gia.

Sự kiện đầu tiên, đợt phát hành trái phiếu quốc tế vào năm 2005 với mục đích là cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin vay lại hết số tiền 750 triệu USD

để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất của công ty này, thế nhưng công ty lại đầu tư dàn trải và phần lớn là không có hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả được vốn và lãi trái phiếu. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn vay yếu kém

đã tạo thêm gánh nặng trả nợ cho ngân sách nhà nước.

Vụ Vinashin này đã gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng tới cả nền kinh tế. Thanh tra Chính phủ (2013) cho rằng "ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w