4.1. Định hướng chung về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trênthị trường vốn quốc tế thị trường vốn quốc tế
Định hướng trong năm 2019 của thị trường trái phiếu là nâng cao chất lượng, đảm bảo ổn định trở thành một thị trường lớn hơn thông qua việc mở rộng cơ sở nhà đầu tư và cấu trúc lại thị trường dựa trên các thông lệ quốc tế.
Ở riêng mảng trái phiếu Chính phủ, đại diện Bộ Tài chính đã có những chia sẻ về những hành động cụ thể của Chính phủ để thị trường trái phiếu phát triển hơn, trong đó nổi bật là việc xây dựng hệ thống giao dịch sơ cấp dựa trên thông lệ quốc tế vừa triển khai từ tháng 1/2019 và việc gia nhập chỉ số trái phiếu quốc tế để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài chảy vào.
Bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2019, Nghị định 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế Nghị định 90/2011/NĐ-CP. Đây là một thay đổi lớn về chính sách kỳ vọng thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển hơn nữa. Một thay đổi quan trọng trong Nghị định là điều kiện phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp đã được nới lỏng, như yêu cầu DN phải có lãi liên tiếp 3 năm nếu phát hành trái phiếu quốc tế đã được loại bỏ. Quy định mới này giúp có nhiều doanh nghiệp hơn có thể phát hành trái phiếu quốc tế.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó TGĐ Ernst & Young nói: “Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ là giải pháp nhanh chóng nhằm giúp các tổ chức kinh tế, TCTD bổ sung các nguồn vốn dài hạn để đầu tư mở rộng kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong nước không thể đáp ứng được do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự khan hiếm các nguồn vốn dài hạn”. Nguồn ngoại tệ tệ nước hiện nay vẫn còn, nhưng hầu hết mang đi gửi ngắn hạn. Mà huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ rất nhiều rủi ro nên tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đang dần được thu hẹp. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nỗ lực tiếp cận với các thị trường vốn nước ngoài lớn hơn chứ không thể cứ dựa mãi vào nguồn vốn trong nước.