Thực trạng huy động vốn thông qua pháthành trái phiếu quốc tế

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 55)

doanh

nghiệp Việt Nam

Tiếp nối sự thành công của Chính phủ trong việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, một số doanh nghiệp cũng đã thực hiện thành công như Vingroup, Hoàng Anh

40

CTG 5/2012 250 Phát hành trái phiếu quốc tế_____

8% (trả lãi 6

tháng/lần) 5 năm NVL 30/4/2018 160 Phát hành trái

phiếu chuyển đổi 5,5% 5 năm EVE 06/09/2018 10,1 Phát hành trái

phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo_________

Dưới đây là chi tiết về các đợt phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu.

a) Khối lượng phát hành

Các doanh nghiệp kể trên đã thành công trong việc gọi vốn trên thị trường quốc tế với khối lượng phát hành của mỗi tổ chức hầu hết là hơn 100 triệu USD. Trong đó có thể nói CTCP Tập đoàn VINGROUP là doanh nghiệp thành công nhất trong việc huy động vốn thông qua loại hình này với 4 đợt phát hành, tổng khối lượng huy động được là 640 triệu USD. Cụ thể:

Năm 2009, Vingroup là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đầu tiên gọi vốn thành công trên thị trường vốn quốc tế từ việc phát hành trái phiếu với khối lượng huy động 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Đến năm 2012, Vingroup tiếp tục có hai đợt phát hành vào tháng 3 với giá trị là 185 triệu USD và đợt phát hành bổ sung vào tháng 6 với giá trị 115 triệu USD, hoàn thành kế hoạch thu về tổng 300 triệu USD. Tại thời điểm đó, thương vụ giao dịch này lớn xếp thứ hai Châu Á chỉ sau thương vụ của Tập đoàn Khazanah (Malaysia). Chỉ ngay sau đó một năm, ngày 31/10/2013, Vingroup tiếp tục phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế. Đặc biệt trong đợt phát hành này, hình thức vay là trái phiếu không có tài sản đảm bảo mà vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn cầu. Điều này thể hiện được uy tín của Vingroup đang dần được nâng cao trên thị trường quốc tế. Các đợt phát hành này đã mang lại nguồn vốn dài hạn quan trọng bổ sung vào quá trình phát triển của công ty, khẳng định được uy tín, chứng tỏ các nhà đầu tư có sự kỳ vọng và tin tưởng rất lớn khi đợt phát hành này là trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Thành

công và kinh nghiệm gọi vốn quốc tế của VIC đã được áp dụng cho các công ty thành viên sau này như CTCP Vincom Retail (VRE), CTCP Vinhomes (VHM)...

Năm 2011, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) phát hành với tổng giá trị 90 triệu USD được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Tuy nhiên đến ngày 20/ 8/2012, HAG công bố thông tin quyết thực hiện huỷ niêm yết với lý do số trái chủ nắm giữ ít và không có nhiều giao dịch thực hiện. Tuy nhiên, để trái chủ chấp thuận

việc này, HAG đã phải mua lại trái phiếu từ tổ chức Credit Suisse với giá trị 15 triệu USD, thay vì như kế hoạch ban đầu sau 3 năm trái chủ mới phải bán dần các trái phiếu này cho HAG. Việc hủy niêm yết của trái phiếu của HAG trên sàn ngoại đã khiến trái phiếu Việt Nam bị "mất điểm". Standard & Poor's (S&P) và Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm của HAG từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”.

Tháng 5/2012, VietinBank huy động thành công 250 triệu USD và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore. Đây chính là ngân hàng đầu tiên thành công trong việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế.

Đơn vị tư vấn và thu xếp chính trong đợt phát hành là Credit Suisse (Singapore) Limited.

Sau 6 năm, đây là giao dịch phát hành trái phiếu chuyển đổi thành công được niêm yết trên sàn giao dịch quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, phá vỡ đi sự trầm lắng từ giao dịch năm 2012.

Ngay sau đó không lâu, ngày 06/09/2018 CTCP Everpia (EVE) phát hành thành 10,1 triệu USD trái phiếu chuyển đổi. Đây là trái phiếu không có tài sản đảm bảo, trái chủ có quyền chuyển đổi sang cổ phiếu với mức giá chuyển đổi 18.245/cổ phiếu.

b) Thời hạn đi vay

Về thời hạn của trái phiếu trong các đợt phát hành của từng doanh nghiệp thì đa số đều trên 5 năm. Đây là khoảng thời gian vay tương đối dài với lãi suất cố định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

c) Giá bán và lãi suất trái phiếu

Giá bán và lãi suất thì còn tùy thuộc vào từng điều kiện của doanh nghiệp, hệ số tín

nhiệm của chủ thể phát hành cao hay thấp. Ngoài ra các yếu tố khách quan như điều kiện của thị trường phát hành cũng sẽ quyết định đến mức lãi suất của trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành. Ví dụ như lãi suất vay của Vingroup trong 4 đợt phát hành lần lượt là 2009 (5,5%), 2011 (6%), 2012 (5%), 2013 (11,62%), của HAG (9,875%), CTG (8%), NVL (5,5%), EVE (1%). Có thể thấy lãi suất của trái phiếu huy động của các doanh nghiệp trong nước còn cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài có hệ số tín nhiệm cao hơn.

d) Tổ chức tư vấn và bảo lãnh phát hành

Đơn vị tư vấn và thu xếp chính trong các đợt phát hành trái phiếu của các công ty kể trên đều là Credit Suisse (Singapore), một trong những công ty tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu trên thế giới. Có thể thấy, Credit Suisse là một đối tác quan trọng của các công ty ở Việt Nam trong việc tư vấn, bảo lãnh thành công các đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

e) Nhà đầu tư mua trái phiếu

khối lượng đặt mua lên đến 700 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với khối lượng phát hành thực tế. Điều này chứng tỏ các ngân hàng, các nhà đầu tư lớn có uy tín trên thế giới

đánh giá cao trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, được thị trường đón nhận tích cực.

f) Mục đích huy động vốn

Huy động vốn vay dùng vào việc gì thì đó là câu chuyện riêng của mỗi doanh nghiệp, tùy theo chương trình, dự án khác nhau. Cụ thể, VIC huy động vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản,...; HAG đầu tư vốn cho các dự án cao su và thủy điện; CTG

sử dụng số tiền thu được để trung hòa các nguồn vốn ngắn hạn để có một cơ cấu phù hợp hơn; NVL đầu tư vào các quỹ đất, tăng cường nguồn vốn lưu động; EVE đầu tư vào

việc phát triển các sản phẩm mới, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào

tài sản. Nhìn chung mục đích huy động vốn của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau, nhưng

đây sẽ là nguồn vốn vay dài hạn phục vụ cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Có thể thấy, phát hành trái phiếu quốc tế là kênh huy động vốn lớn nhưng nhìn chung việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp vẫn còn rất ít, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số các doanh nghiệp đang hoạt động và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, các đợt phát hành mới chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước

lớn và các tập đoàn tư nhân lớn.

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 55)