Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 67)

a) Nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia

Năm 2018, Fitch Ratings và Moody’s đã nâng hạng XHTN quốc gia cho Việt Nam.

Cụ thể, tháng 5/2018 Fitch Ratings đã nâng hạng XHTN cho Việt Nam từ mức “BB-” lên “BB” với triển vọng “ổn định” và Moody’s cũng tăng hạng XHTN cho Việt Nam từ mức "B1" lên "Ba3" với triển vọng “tích cực” vào tháng 8/2018. Tiếp đến ngày 5/4/2019

vừa qua, Standard & Poor’s (S&P) đã nâng hệ số tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức “BB-“ lên mức “BB” với triển vọng "ôn định". Sau 9 năm, kể từ tháng 12/2010 đây là lần đầu tiên tổ chức S&P cải thiện xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. TS. Cấn Văn Lực nói: "S&P cơ bản đánh giá dựa vào 3 nhân tố tích cực chính để nâng hạng. Thứ nhất Việt Nam được đánh giá tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định. Thứ hai là chính sách tiền tệ tài khoá đã tốt hơn trước. Và thứ ba là môi trường kinh doanh đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Một lý do quan trọng khác là họ cho rằng nợ nước ngoài, nhất là nợ Chính phủ Việt Nam đã cải thiện", ông Lực nói thêm.

Việc được các tổ chức nâng hạng XHTN trong thời gian gần đây chỉ ra một tín hiệu

tốt và quan trọng đối với thị trường. Nó sẽ giúp tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư và dẫn đến việc sẽ có những quyết định đầu tư lớn hơn vào Việt Nam. Nhưng có thể thấy xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trong nhóm thấp so với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy Việt Nam cần phải liên tục cải thiện những bất cập và yếu kèm còn tồn đọng.

Thứ nhất, về chính trị và thể chế: Tăng cường ổn định chính trị, kỷ cương, kỷ luật và các hoạt động của đất nước cần được tăng cường. Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội cần phải được thực hiện liên tục một cách hiệu quả nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo giữa các vùng/miền, khu vực địa lý cũng như thu hẹp bất bình đẳng.

nợ xấu, tái cơ cấu ngân sách, phấn đấu tới năm 2020 giảm tỷ lệ bội chi NSNN về mức dưới 4% GDP; Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động và linh hoạt theo tín hiệu

thị trường.

Thứ ba, cần tiếp tục quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm cần được nâng cao tính chuyên nghiệp hơn. Trong nhóm giải pháp này chú ý một số nội dung sau: Tiếp tục cải thiện tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Việt Nam trong việc cung cấp thông tin và thực hiện công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia; hoạt động tiếp xúc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cần được duy

trì thường xuyên, Tranh thủ sư hỗ trợ tư vấn quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

b) Quản lý và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả

Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu cần phải được sử dụng đúng mục đích theo

phương án phát hành và thông tin đã công bố. Chính phủ nên đầu tư cho các dự án mang

tính trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Từ đó sẽ giúp cho Chính phủ có đủ nguồn tiền để phục vụ lợi ích quốc gia và trả nợ gốc vào ngày đáo hạn. Nếu việc sử dụng không hiệu quả sẽ làm gia tăng gánh nợ công đồng thời thanh toán không đúng hạn sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của quốc gia và kết quả là bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm, có thể dẫn đến những lần phát hành tiếp theo có chi phí vay vốn cao. Ngoài ra, việc xin cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ gây tốn kém do người đi vay phải thương lượng với những bên cho vay.

Trong việc Chính phủ sử dụng số tiền thu được trong các đợt phát hành để cho doanh nghiệp nhà nước vay lại nhưng thông tin tài chính và các hoạt động của các doanh

c) Lựa chọn thời điểm phát hành thích hợp

Đợt phát hành trái phiếu quốc tế thành công còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài

như: lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và mối quan hệ cung cầu. Vì vậy, khi phát hành Việt

Nam cần phải phân tích cẩn thận diễn biến các yếu tố này để giúp cho đợt phát hành được thành công.

Thứ nhất, Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là điểm chuẩn cho đa số các đợt phát hành

trái phiếu bằng đồng USD. Vì vậy Việt Nam nên theo sát và dự báo biến động của nó, thời gian thích hợp để phát hành trái phiếu là khi trái phiếu kho bạc Mỹ ổn định và thấp.

Thứ hai, Việt Nam cũng cần xem xét chặt chẽ mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu của trái phiếu trên thị trường quốc tế. Cụ thể, Chính phủ phải tìm hiểu về các đợt mới phát hành của các quốc gia trên thế giới cả về quy mô và giá. Sau đó, dự đoán quy mô của những đợt phát hành trong thời gian tới từ đó tính toán được tổng cung trái phiếu

trên thị trường. Đặc biệt, sau giai đoạn khủng hoảng nhiều quốc gia sẽ có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình phục hồi kinh tế làm cho tổng cung trái phiếu trên thị trường quốc tế lớn dẫn đến lãi suất của trái phiếu có thể bị tăng lên cao hơn bình thường như đợt phát hành 2009 của Việt Nam. Chính vì vậy, cần chọn thời điểm quan hệ cung cầu có lợi cho đợt phát hành để có mức lãi suất trái phiếu hợp lý.

d) Tiếp xúc, giới thiệu doanh nghiệp với các định chế tài chính nước ngoài

Chính phủ cần có các chủ trương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp như tổ chức các buổi tiếp xúc để trao đổi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 64 - 67)