Lợi ích và kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55)

Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu quốc tế trong thời điểm này là rất hiệu quả vì so sánh với việc đi vay ngoại tệ trong nước thì khối lượng cho vay bị hạn

quốc tế nào chảy vào DN Việt cũng có kết quả tích cực, theo hướng mang lại lợi ích cho

cả đôi bên.

Trong những năm qua, dù liên tục điều chỉnh giảm, mặt bằng lãi suất cho vay bằng

VND vẫn được các ngân hàng duy trì ở mức 9%-10%. Chênh lệch khá lớn với lãi suất các khoản vay trái phiếu bằng đồng USD chỉ bằng phân nửa hoặc thấp hơn lãi suất vay VND cùng thời điểm.

Với chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước điều hành theo hướng ổn định đồng

thời tăng trưởng kinh tế vĩ mô đã giúp biến động của tỷ giá VND/USD được duy trì trong biên độ khá hẹp. Năm 2016, tỷ giá VND/USD chỉ tăng 1,2%. Năm 2017, tỷ giá trung tâm VND/USD do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 1,35%. Đến ngày 15/06/2018 tỷ giá trung tâm hiện cũng mới tăng 0,79% so với cuối 2017.

Trong bối cảnh đó, huy động vốn từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu sẽ giúp DN đi vay với chi phí vốn rẻ hơn so với việc đi vay trong nước. Sau thời gian hợp tác, nếu thấy phù hợp, hiệu quả, mới tiến hành chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc chuyển phát hành trái phiếu không chuyển đổi sang cổ phiếu.

Trong đợt phát hành đầu tiên theo “Ông Jon Pratt, lãnh đạo Thị trường vốn châu Á của Ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB) nhận định rằng đây là một đợt phát

hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu tư vào Việt Nam trong tương lai.”

Những lần phát hành thành công này cũng đã có những tác động tích cực:

Một là, huy động được nguồn vốn lớn, phục vụ cho việc triển khai dự án của Chính

phủ cũng như hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp giảm bớt áp lực, tạo sự ổn định cho kinh tế vĩ mô của Việt Nam như dự trữ ngoại tệ, tỷ giá và thâm hụt

726,6 triệu USD, trong đó mua lại 436,5 triệu USD trái phiếu phát hành năm 2005 và 290,1 triệu USD trái phiếu phát hành năm 2010 tương đương lần lượt là 54,4% giá trị gốc của trái phiếu phát hành năm 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu phát hành năm 2010 có thể tính toán sau khi hoán đổi tiết kiệm được 13,9 triệu USD. Với lãi suất trúng thầu là 4,8%/năm thấp hơn mức lãi suất dự kiến ban đầu là 5,125%/năm. Tính ra có thể tiết kiệm được khoản tiền thanh toán cho lãi trái phiếu là 32,5 triệu USD (trong vòng 10 năm);

Ba là, qua mỗi đợt phát hành trái phiếu quốc tế thành công cũng đã giúp Việt Nam

thiết lập mức lãi suất chuẩn thấp hơn so với các lần trước đó khá nhiều, việc này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có hướng đi trong việc huy động các nguồn vốn bằng ngoại tệ trung và dài hạn trở nên thuận lợi hơn với lãi suất thấp hơn, hợp lý hơn trên thị trường quốc tế. Đồng thời, phát hành trái phiếu quốc tế cũng làm cho danh mục nợ nước

ngoài giảm thiểu rủi ro lãi suất và rủi ro tái cấp vốn. Tạo nên sự quản lý chủ động hơn trong việc quản trị rủi ro đối với danh mục nợ công, ngày càng tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế trong việc quản lý nợ công. Ngoài ra, các đợt phát hành này có nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài đầu tư vào trái phiếu của Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố tốt giúp trái phiếu trên thị trường thứ cấp giao dịch với thanh khoản tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đợt phát hành tiếp theo.

Bốn là, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm trong việc huy động vốn

Thông thường, trong phương án phát hành trái phiếu, trái chủ thường có yêu cầu được tham gia vào HĐQT. EVE hay trước đó là VIC cũng có kèm điều kiện trái chủ sẽ được cử thành viên tham gia vào HĐQT, hỗ trợ, giám sát quá trình hoạt động của doanh

nghiệp. Ngoài lợi ích tài chính, áp lực giám sát của các đối tác trong quá trình sử dụng nguồn vốn là động lực để các tổ chức phát hành buộc phải hiệu quả và minh bạch hơn. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm của đối tác và nâng cao hiệu quả hoạt động cho chính mình, xây dựng thương hiệu, tên tuổi, hội nhập sâu rộng hơn vào các thị trường tài chính quốc tế.

Chi phí sử dụng vốn cao

So với lãi suất đi vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của các nước khác thì Việt Nam đang phải chịu lãi suất cao hơn. Mức lãi suất của trái phiếu bị ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố xếp hạng hệ số tín nhiệm của doanh nhiệp và quốc gia vẫn ở mức thấp. Nhìn chung xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh toán là rủi ro khi phát hành trái phiếu quốc tế có thể gặp phải. Đồng USD liên tục tăng giá trong những năm gần đây, rủi ro tỷ giá sẽ làm gia tăng áp lực khi đến thời gian thanh toán lãi và gốc đến hạn. Chính phủ sẽ phải trả lãi coupon hằng năm và thanh toán số tiền đúng bằng mệnh giá khi đáo hạn.

Số đợt phát hành và số doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam chưa nhiều

Trong những năm gần đây, thị trường vốn đang từng bước phát triển nhưng so sánh

với thị trường vốn của Châu Á Thái Bình Dương cũng như các khu vực khác thì thị trường vốn của Việt Nam vẫn ở mức quy mô nhỏ, ít sản phẩm nên Việt Nam vẫn duy trì ở một vị trí tương đối thấp. Vì không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể phát hành trái phiếu quốc tế thành công.

b) Nguyên nhân

Về thách thức, để phát hành thành công trái phiếu quốc tế, Chính phủ cùng với doanh nghiệp phải giải quyết rất nhiều bài toán khó. Nhìn lại thì vẫn đang còn tồn tại một số nguyên nhân sau:

Hệ số tín nhiệm quốc gia ở mức thấp

Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số phản ánh toàn bộ diễn biến tình hình về kinh tế, xã hội, chính trị, tài chính, tiền tệ, tín dụng và khả năng thanh toán tiền gốc và lãi đúng hạn đối với danh mục nợ quốc gia trong tương lai. Các nhà đầu tư xem xét chỉ số này để

xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời trước khi đi đến quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng tác động lớn đến khả năng thành công của đợt phát hành tại thời điểm đó, cũng như chi phí vay vốn (tức lãi suất trái phiếu

các nghĩa vụ nợ tốt hơn, đồng thời mức độ rủi ro giảm trong việc thực hiện các nghĩa vụ

nợ và ngược lại. Theo nhận định của các chuyên gia, xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam vẫn ở nhóm thấp so với các quốc gia khác trên thế giới. Việc Việt Nam vừa được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings và Moody’s nâng hạng lên mức “BB” là một

tín hiệu rất tích cực. Nhưng mức “BB” vẫn là nhóm đầu tư tiềm ẩn rủi ro. Khi nào vượt mức này thì khả năng kêu gọi đầu tư mới thực sự an toàn và bền vững, lúc đó giá trái phiếu phát hành sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc chi phí đi vay sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng mức xếp hạng tín nhiệm để có thể thu hút vốn một cách hiệu quả hơn.

Phân bổ và sử dụng vốn chưa hợp lý

Trong mỗi đợt phát hành trái phiếu, nhà đầu tư sẽ luôn quan tâm đến số tiền huy động đó được sử dụng như thế nào. Như đã phân tích ở phần trên, đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005 cho Vinashin vay lại toàn bộ nhưng công ty này đã phân bổ và sử dụng không hợp lý. Việc này đã làm gia tăng gánh nợ tài chính Việt Nam, nợ công tăng dẫn đến việc Chính phủ cắt giảm các khoản đầu tư. Nếu cứ như vậy thì nền kinh tế sẽ mãi trong cái vòng quay luẩn quẩn, không bao giờ phát triển.

Thời điểm phát hành không thuận lợi

Đợt phát hành trái phiếu quốc tế 2010 của Chính Phủ có lãi suất cao một phần cũng

là vì lí do thời điểm phát hành không thuận lợi. Lúc đó, nguồn cung trái phiếu trên thị trường quốc tế đang rất lớn do nhu cầu huy động vốn để đầu tư phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng của một số nước như: Phillippines, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mehico, Hy Lạp, Slovakia, Ba Lan,... cũng phát hành ra hàng chục tỷ USD trái phiếu trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, nền kinh tế các nước trên thế giới trong tình trạng chưa thoát khỏi khủng hoảng. Tổng thống Obama đã đưa ra Dự luật cải cách tài chính sau sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế và các ngân hàng lớn của Mỹ, với những quy định chặt chẽ hơn đối với các tổ chức tài chính và các ngân hàng giữ những khoản đầu tư mang tính rủi ro: “Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD; đồng thời có quyền

bại” (Thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ lớn và kéo dài hơn, 2010). Bên cạnh đó, các biện pháp của Trung Quốc trong việc thắt chặt kinh tế cũng là vấn đề đáng lo ngại trên thị trường quốc tế. Việc này cũng làm trái phiếu Chính phủ Việt Nam bị giảm đi độ hấp dẫn trên thị trường vốn quốc tế.

Doanh nghiệp chưa quen với các quy trình và thủ tục xếp hạng tín nhiệm quốc tế

Hoạt động xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam hiện nay vẫn đang khá mới mẻ. Trong khi đó công cụ này đã được sử dụng rất phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Việc này đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin giúp cho nhà đầu tư hiểu hơn về những hạn chế cũng như rủi ro đang tồn tại của chủ thể phát hành. Nhiệm vụ của tổ chức xếp hạng tín nhiệm là thu thập thông tin và phân tích các chỉ số và làm rõ tình hình kinh doanh của công ty, lấy đó làm căn cứ để xếp hạng tín nhiệm theo những tiêu chí của họ. Nhà đầu tư sẽ tham khảo thông tin này của những công ty xếp hạng tín nhiệm mà có uy tín trên thế giới công bố để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào công ty nào đó.

Nếu công ty nào mà được đánh giá hệ số tín nhiệm cao thì họ sẽ nhận được nhiều sự quan tâm cũng như sự tin tưởng hơn từ phía nhà đầu tư, nên khi phát hành trái phiếu sẽ thuận lợi hơn như công ty nhận được mức giá cao hơn (tức là phải chịu mức lãi suất thấp

hơn). Ngược lại, nếu công ty nào bị xếp hạng tín nhiệm thấp hoặc bị đánh giá “không có khả năng trả nợ” thì việc phát hành trái phiếu sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy cần phải

tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm quốc tế để có thể dễ dàng trong việc thu hút nguồn vốn dồi dào trên thị trường quốc tế.

Thiếu sự minh bạch và chính xác về thông tin

Để thị trường chứng khoán được hoạt động một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư thì yêu cầu quan trọng nhất là thị trường phải minh bạch, trong

đó yếu tố được các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư quan tâm là minh bạch về thông tin, từ đó xây dựng được niềm tin của các NĐT. Để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, Việt Nam đã từng bước tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về công khai và

không minh bạch thì rất khó để phát hành trái phiếu thành công. Theo như các tổ chức quốc tế đánh giá, cũng giống các TTCK mới phát triển khác, TTCK Việt Nam vẫn đang ở mức độ thấp về tính minh bạch (công bố thông tin không đầy đủ, việc công bố thông tin còn chậm phải xin gia hạn, khó tiếp cận, thông tin nội gián...). Đây là một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục. Năng lực kinh doanh và sự minh bạch thông tin phải theo chuẩn mực quốc tế. Việc này đòi hỏi DN phải có sự đầu tư dài hạn, không chỉ là thông tin minh bạch mà văn hóa kinh doanh phải

minh bạch và chuẩn mực.

Chưa chứng minh được tính khả thi của dự án

Một trong những cản trở đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn vay quốc tế là chưa có tên tuổi, uy tín trên thị trường thế giới. Chính vì vậy chứng minh được tính khả thi của dự án là rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp có thể chứng minh cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy được năng lực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có phương án về cách sử dụng vốn vay và phương án trả nợ

hợp lý, rõ ràng thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn sẽ cao hơn. Nhưng hiện nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp không làm được nên không có cơ hội vay vốn. Doanh nghiệp

có phát hành trái phiếu với mức lãi suất cao mà dự án không khả thi thì nhà đầu tư cũng

không dám đầu tư.

Chưa hiểu rõ về khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế

Việc hiểu biết khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế sẽ giúp nhà phát hành từng

Phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế

Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quy định trong nước thì còn phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe trên thị trường quốc tế.

PHẦN 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ

4.1. Định hướng chung về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trênthị trường vốn quốc tế thị trường vốn quốc tế

Định hướng trong năm 2019 của thị trường trái phiếu là nâng cao chất lượng, đảm bảo ổn định trở thành một thị trường lớn hơn thông qua việc mở rộng cơ sở nhà đầu tư và cấu trúc lại thị trường dựa trên các thông lệ quốc tế.

Ở riêng mảng trái phiếu Chính phủ, đại diện Bộ Tài chính đã có những chia sẻ về những hành động cụ thể của Chính phủ để thị trường trái phiếu phát triển hơn, trong đó nổi bật là việc xây dựng hệ thống giao dịch sơ cấp dựa trên thông lệ quốc tế vừa triển khai từ tháng 1/2019 và việc gia nhập chỉ số trái phiếu quốc tế để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài chảy vào.

Bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2019, Nghị định 163/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế Nghị định 90/2011/NĐ-CP. Đây là một thay đổi lớn về chính sách kỳ vọng thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển hơn nữa. Một thay đổi quan trọng trong Nghị định là điều kiện phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp đã được nới lỏng, như yêu cầu DN phải có lãi liên tiếp 3 năm nếu phát hành trái phiếu quốc tế đã được loại bỏ. Quy định mới này giúp có nhiều doanh nghiệp hơn có thể phát hành trái phiếu quốc tế.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó TGĐ Ernst & Young nói: “Việc phát hành trái phiếu ngoại tệ là giải pháp nhanh chóng nhằm giúp các tổ chức kinh tế, TCTD bổ sung các nguồn vốn dài hạn để đầu tư mở rộng kinh doanh trong bối cảnh thị trường trong nước không thể đáp ứng được do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự khan hiếm các nguồn vốn dài hạn”. Nguồn ngoại tệ tệ nước hiện nay

Một phần của tài liệu 652 huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của việt nam trên thị trường vốn quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w