b. Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tạ
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế
a.Các hạn chế
Ngoài những ưu điểm nêu trên trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán thuế GTGT nói riêng, trong công ty vẫn không tránh khỏi một số hạn chế cố hữu. Từ việc tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC có thể rút ra một số hạn chế sau:
Thứ nhất: là về thử nghiệm kiểm soát và đánh giá KSNB của đơn vị khách hàng
chưa thật sự tốt.
- Giai đoạn lập kế hoạch
+ Việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng hiệu quả hay không có vai trò quan trọng trong việc xác định phạm vi, khối lượng và các thủ tục kiểm toán phù hợp cho các khoản mục. Nếu đánh giá về hệ thống KSNB trong đơn vị không đúng sẽ khiến KTV bỏ sót nội dung trọng yếu làm tăng rủi do kiểm toán (hoặc cũng có thể gây tốn kém nhiều chi phí cho cuộc kiểm toán hơn).Nhưng tuy nhiên với sức ép về thời gian trong mùa kiểm toán và thời gian kí và thực hiện hợp đồng kiểm toán là ít nên rất có thể đưa ra những nhận định không chính xác.
+ Các thử nghiệm kiểm soát tại AEA thông thường chỉ được thực hiện bằng cách sử dụng các câu hỏi phỏng vấn nhân viên trong công ty, việc quan sát cách thức thực hiện của KH còn hạn chế, như vậy chỉ đạt được mục tiêu là thủ tục ấy có tồn tại hay không còn về hiệu quả thì chưa đánh giá được đầy đủ.
- Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch:
Theo quy trình kiểm toán đã được thiết kế, KTV cần tiến hành thực hiện các thử
73
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG nghiệm kiểm soát nhằm kiểm tra và thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên trong một số cuộc kiểm toán trên thực
tế thì các thử nghiệm kiểm soát, nhìn chung chưa được thực hiện, thậm chí trong cả trường hợp giai đoạn lập kế hoạch đã đánh giá hệ thống KSNB hoạt động có hiệu quả nhưng khi đánh giá hệ thống KSNB của KH, AEA mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát của KH mà không tiến hành chọn mẫu kiểm tra để khẳng định các thủ tục kiểm soát đó có thực sự hoạt động có hiệu quả hay không.
Thứ hai: Những hạn chế trong phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT
Yêu cầu đối với việc chọn mẫu trong kiểm toán khoản mục thuế GTGT nói riêng và
kiểm toán BCTC nói chung là mẫu được chọn ra từ tổng thể phải mang tính đặc trưng, đại diện để suy rộng ra tổng thể. Tuy nhiên trong thức tế kiểm toán tại AEA thì việc chọn mẫu chủ yếu dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV. Thường các mẫu được lựa chọn là các nghiệp vụ có phát sinh lớn, bất thường. Tuy nhiên thì đối với khoản mục thuế nói riêng và các khoản mục khác nói chung thì các sai sót thường không xảy ra ở các nghiệp vụ có phát sinh lớn hay có số dư lớn (1 phần nguyên nhân do kế toán đơn vi có thể nắm bắt tâm lý này của các KTV) mà lại xảy ra ở các nghiệp vụ có phát sinh nhỏ nhưng khi tập hợp lại thì có thể sảy ra sai sót trọng yếu và ảnh hưởng đến tính trung thực trên BCTC.
Thứ ba: Những hạn chế trong việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán thuế GTGT
Mặc dù thủ tục phân tích có vai trò rất quan trọng trong 1 cuộc kiểm toán, khi thủ tục phân tích được thực hiện theo đúng và đủ theo quy trình sẽ giúp khẳng định được số dư các khoản mục là hợp lý hay không hợp lý để từ đó xác định quy mô mẫu phải tiến hành kiểm tra chi tiết là nhiều hay ít, nhưng trong thực tế thủ tục phân tích thực hiện rất sơ sài, sau đó KTV nhanh chóng thực hiện tập chung ngay vào kiểm tra chi tiết. Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, KTV cũng mới chỉ so sánh số liệu, các tỷ suất thuế GTGT đầu ra, đầu vào giữa kỳ này với kỳ trước mà chưa so sánh với số liệu bình quân của toàn ngành. Và cũng chưa so sánh giữa số thực tế so với số kế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG hoạch dự toán của đơn vị. Không chỉ vậy các phân tích của kiểm toán viên cũng mới chỉ dừng lại ở các khía cạnh thông tin tài chính mà không quan tâm nhiều thậm chí là bỏ qua các thông tin phi tài chính.
Thứ tư: Việc ghi chép trên GTLV của KTV khi kiểm toán thuế GTGT là không đầy đủ
Trên thực tế, mặc dù Hồ sơ kiểm toán được thiết kế đầy đủ, rõ ràng và chi tiết nhưng
khi tiến hành kiểm toán thì 1 số KTV chỉ ghi lại kết quả cuối cùng mà quên đi các thông tin khác như: cách thức chọn mẫu, quy mô mẫu,trình tự các công việc thực hiện...
b.Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân về môi trường pháp lý: Hiện nay khung pháp lý về kế toán và kiểm toán, các chính sách điều tiết hoạt động kiểm toán của nước ta còn đang trong quá trình
hoàn thiện. Hơn thế nữa, Luật thuế GTGT ở nước ta tuy đã xuất hiện từ lâu, song qua nhiều lần sửa đổi, bản thân nó cũng đã mang những vướng mắc cần được trao đổi và tháo gỡ, gây khó khăn nhiều cho việc áp dụng vào các DN, hoặc một số DN lợi dụng những kẽ hở trong luật thuế mà có những hành vi lách luật, che dấu sai phạm một cách
tinh vi. Đây là 1 thách thức lớn cho các Công ty kiểm toán nói chung và cho AEA nói riêng.
- Một nguyên nhân rất quan trọng đó là giới hạn về thời gian và chi phí của cuộc kiểm toán khiến cho kiểm toán viên khó có thể thực hiện một cách đầy đủ các công việc đã được thiết kế trong chương trình kiểm toán, đặc biệt trong mùa kiểm toán thì sức ép về thời gian và chi phí kiểm toán ảnh hưởng rất lớn đến công việc kiểm toán của KTV và chất lượng cuộc kiểm toán.
- Về bản thân Công ty: Ngoài những yếu tố xuất phát từ phía bên ngoài công ty thì bản thân nội bộ Công ty cũng có những yếu tố tạo ra những thách thức như: Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của công
việc, các ứng dụng mới trong lĩnh vực kiểm toán vẫn chưa được áp dụng trong Công ty. Công tác kiểm toán vẫn còn mang tính kinh nghiệm nghề nghiệp. Công ty bên cạnh
các KTV đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán cũng có không ít
75
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG những nhân viên có tuổi nghề rất trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc. Chính mặt hạn chế này dẫn đến việc mặc dù quy trình kiểm toán được công ty đưa ra rất đầy đủ nhưng kỹ thuật làm việc của những KTV mới vào nghề chưa cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc kiểm toán chung.
- Về phía khách hàng của Công ty: Đây cũng là một trong những yếu tố tạo ra những
khó khăn cho Công ty. Ví dụ như, tại nhiều đơn vị khách hàng vẫn còn thực hiện kế toán thủ công hay chỉ áp dụng kế toán máy ở một số phần hành kế toán.
- Về phía kiểm toán viên: Đôi khi KTV còn quá chủ quan, chính vì thế có những xét
đoán dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp mà không dựa trên cả thực tế khách quan tại đơn vị khách hàng, hoặc trong những trường hợp của các cuộc kiểm toán đối với các đơn vị khách hàng là khách hàng cũ, những xét đoán của KTV còn bị ảnh hưởng nhiều
bới những xét đoán từ năm tài chình trước đó. Chính tâm lý đó sẽ dẫn đến những xét đoán không phù hợp với thực tế hiện tại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như vậy, trong chương 2. Em đã tập chung mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Á thực hiện đối với đơn vị khách hàng được kiểm toán là công ty CP Thương mại và Đầu
tư ABC. Phần đầu tiên của chương đem lại cho người đọc những hiểu biết cơ bản về công ty TNHH kiểm toán Đông Á, cùng với quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Đông Á. Đặc biệt nội dung chương đã mô phỏng được thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT
trong Kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Đông Á thực hiện tại đơn vị khách hàng được kiểm toán là Công ty CP Thương mại và Đầu tư ABC trên cả ba giai đoạn là: giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và giai đoạn kết thúc kiểm toán. Từ đó rút ra được những ưu điểm,và những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm toán. Từ những nội dung mà chương 2 mang lại sẽ là cơ sở để trong chương cuối cùng em có thể đưa ra được những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Đông
Á.
77
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á THỰC HIỆN